Mặc dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, máy bay tiêm kích - bom Su-22 trong lịch sử tham chiến của nó lại thường xuyên tham gia vào các cuộc không chiến. Trong lần mới đây nhất cũng vậy, Su-22M4 của Không quân Syria đã bị máy bay F/A-18 của Mỹ bắn rơi trong một trận không chiến “bất ngờ, không báo trước” và theo xu hướng “đánh lén”. Nguồn ảnh: Airlines.net.Không có radar cũng như không mang được nhiều loại tên lửa không đối không. Thế nên, khi phải tham gia vào những trận đánh trên không bất đắc dĩ, phần thua luôn thuộc về Su-22. Nguồn ảnh: Airlines.net.Lịch sử không chiến dòng máy bay tiêm kích-bom Su-22 khởi đầu từ cuộc xung đột vịnh Sidra giữa Hải quân Mỹ với Libya năm 1981. Ngày 19/8/1981, một máy bay Su-22 phóng tên lửa K-13 tấn công máy bay F-14 Mỹ ở cự ly 300m. Tuy nhiên, phát bắn đã không trúng đích và chiếc Su-22 nhận lại một quả AIM-9 Sidewinder. Đó được coi là chiếc Su-22 đầu tiên bị bắn hạ trong một cuộc không chiến. Nguồn ảnh: Airlines.net.Cùng thời gian này, trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, 21 chiếc Su-22 của Iraq đã bị tiêm kích F-14 và F-5 Iran hạ gục. Nguồn ảnh: Airlines.net.Tới cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Su-22 của Không quân Iraq tiếp tục bị Không quân Mỹ "tra tấn" - ít nhất hai máy bay Su-22 đã bị tiêm kích F-15C bắn rơi. Nguồn ảnh: Airlines.net.Không chỉ thất bại trước các máy bay chiến đấu Mỹ, trong cuộc xung đột giữa Peru và Ecuador năm 1995, hai tiêm kích Mirage F1JA của Ecuador (Pháp sản xuất) đã bắn rơi hai máy bay Su-22. Nguồn ảnh: Airlines.net.Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur và Lebanon 1982, rất nhiều máy bay Su-22 của Không quân Syria cũng đã bị máy bay của Israel tấn công, bắn rơi. Nguồn ảnh: Airlines.net.Và trận chiến gần đây nhất mà Su-22 tham gia là vào ngày 18/6, khi một máy bay tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet của Mỹ tấn công bằng tên lửa bắn rơi máy bay Su-22M4 của Không quân Syria. Rất may viên phi công nhảy dù và được cứu sống ít giờ sau đó. Nguồn ảnh: Airlines.net.Có thể thấy đa số những thất bại của Su-22 là ở Trung Đông – nơi mà các vũ khí Liên Xô/Nga dù hiện đại tới mấy (ngay cả với MiG-21, MiG-23, MiG-25, MiG-29) đều bị đè bẹp. Cho nên xem ra cách sử dụng vũ khí của các nước Trung Đông thực sự có vấn đề. Cùng thời điểm những năm 1960-1970, khi Việt Nam chỉ có MiG-21 đã đánh thắng F-4 Phantom hay B-52 thì Ai Cập, Syria có MiG-21, MiG-23, MiG-25 nhưng lại không thể làm gì trước một Israel. Nguồn ảnh: Airlines.net.Rõ ràng ở đây, yếu tố con người là cực kỳ quan trọng. Vũ khí dù hiện đại tới bao nhiêu nhưng nếu thiếu con người thì đó chỉ là đống sắt vụn. Thực tế đã chứng minh một số nước vùng Vịnh dùng vũ khí hiện đại của Mỹ như Ả Rập Xê-út lại chịu tổn hại lớn trước cuộc chiến tranh du kích ở Yemen. Nguồn ảnh: Airlines.net.Su-22 tuy được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất mà lại phải tham gia không chiến thì “thật là quá sức”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thiết kế nhà sản xuất vẫn trang bị cho Su-22 các tên lửa không đối không để tự vệ, cùng một động cơ rất khỏe. Cánh cụp cánh xòe cũng được trang bị trên các dòng tiêm kích đánh chặn như F-14 hay MiG-23 và ít nhiều thành công, cho nên khó có thể nói rằng kiểu cánh khiến Su-22 khó không chiến. Nguồn ảnh: Airlines.net.Động cơ AL-21F-3 trên thế hệ Su-22M4 đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao đến 1.860km/h, tốc độ leo cao 230m/s, trong khi F/A-18 đạt tốc độ tối đa 1.915km/h, tốc độ leo cao 228m/s. Nhìn chung tạm coi tính năng bay, leo cao của Su-22M4 không quá kém so với F/A-18. Nếu là phi công kinh nghiệm, tinh thần thép thì có lẽ Không quân Syria không mất đi một chiếc Su-22 quý giá trong cuộc chiến chống khủng bố đang còn rất dai dẳng. Nguồn ảnh: Airlines.net.Su-22 là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích - bom cánh cụp cánh xòe Su-17 do OKB Sukhoi phát triển trên cơ sở mẫu Su-7 từ những năm 1960. Gần 3.000 chiếc được sản xuất ở Liên hiệp chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur từ năm 1970, xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại Su-22 chỉ còn phục vụ ở 4 quốc gia trên thế giới, trong đó đáng lưu ý hiện Việt Nam đang sử dụng số lượng Su-22 nhiều nhất. Nguồn ảnh: Airlines.net.Su-22 có khả năng mang theo 4 tấn vũ khí trên 10 giá treo bao gồm: bom không điều khiển; pod rocket; pod súng máy và tên lửa không đối đất cũng như bom dẫn đường laser. Ngoài ra, còn có khả năng mang theo 2 tên lửa không đối không R-60 và trang bị 2 pháo 30mm NR-30 trong thân (80 viên/súng). Nguồn ảnh: Airlines.net.Vì được phát triển chủ yếu cho nhiệm vụ không đối đất cho nên Su-22 không có một đài radar đường không. Thay vào đó, dưới mũi máy bay chỉ có trạm cảm biến laser chỉ thị mục tiêu Klyon-54. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Mặc dù được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, máy bay tiêm kích - bom Su-22 trong lịch sử tham chiến của nó lại thường xuyên tham gia vào các cuộc không chiến. Trong lần mới đây nhất cũng vậy, Su-22M4 của Không quân Syria đã bị máy bay F/A-18 của Mỹ bắn rơi trong một trận không chiến “bất ngờ, không báo trước” và theo xu hướng “đánh lén”. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Không có radar cũng như không mang được nhiều loại tên lửa không đối không. Thế nên, khi phải tham gia vào những trận đánh trên không bất đắc dĩ, phần thua luôn thuộc về Su-22. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Lịch sử không chiến dòng máy bay tiêm kích-bom Su-22 khởi đầu từ cuộc xung đột vịnh Sidra giữa Hải quân Mỹ với Libya năm 1981. Ngày 19/8/1981, một máy bay Su-22 phóng tên lửa K-13 tấn công máy bay F-14 Mỹ ở cự ly 300m. Tuy nhiên, phát bắn đã không trúng đích và chiếc Su-22 nhận lại một quả AIM-9 Sidewinder. Đó được coi là chiếc Su-22 đầu tiên bị bắn hạ trong một cuộc không chiến. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Cùng thời gian này, trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, 21 chiếc Su-22 của Iraq đã bị tiêm kích F-14 và F-5 Iran hạ gục. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Tới cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991, Su-22 của Không quân Iraq tiếp tục bị Không quân Mỹ "tra tấn" - ít nhất hai máy bay Su-22 đã bị tiêm kích F-15C bắn rơi. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Không chỉ thất bại trước các máy bay chiến đấu Mỹ, trong cuộc xung đột giữa Peru và Ecuador năm 1995, hai tiêm kích Mirage F1JA của Ecuador (Pháp sản xuất) đã bắn rơi hai máy bay Su-22. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Trong cuộc chiến tranh Yom Kippur và Lebanon 1982, rất nhiều máy bay Su-22 của Không quân Syria cũng đã bị máy bay của Israel tấn công, bắn rơi. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Và trận chiến gần đây nhất mà Su-22 tham gia là vào ngày 18/6, khi một máy bay tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet của Mỹ tấn công bằng tên lửa bắn rơi máy bay Su-22M4 của Không quân Syria. Rất may viên phi công nhảy dù và được cứu sống ít giờ sau đó. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Có thể thấy đa số những thất bại của Su-22 là ở Trung Đông – nơi mà các vũ khí Liên Xô/Nga dù hiện đại tới mấy (ngay cả với MiG-21, MiG-23, MiG-25, MiG-29) đều bị đè bẹp. Cho nên xem ra cách sử dụng vũ khí của các nước Trung Đông thực sự có vấn đề. Cùng thời điểm những năm 1960-1970, khi Việt Nam chỉ có MiG-21 đã đánh thắng F-4 Phantom hay B-52 thì Ai Cập, Syria có MiG-21, MiG-23, MiG-25 nhưng lại không thể làm gì trước một Israel. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Rõ ràng ở đây, yếu tố con người là cực kỳ quan trọng. Vũ khí dù hiện đại tới bao nhiêu nhưng nếu thiếu con người thì đó chỉ là đống sắt vụn. Thực tế đã chứng minh một số nước vùng Vịnh dùng vũ khí hiện đại của Mỹ như Ả Rập Xê-út lại chịu tổn hại lớn trước cuộc chiến tranh du kích ở Yemen. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Su-22 tuy được sử dụng cho nhiệm vụ tấn công mặt đất mà lại phải tham gia không chiến thì “thật là quá sức”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thiết kế nhà sản xuất vẫn trang bị cho Su-22 các tên lửa không đối không để tự vệ, cùng một động cơ rất khỏe. Cánh cụp cánh xòe cũng được trang bị trên các dòng tiêm kích đánh chặn như F-14 hay MiG-23 và ít nhiều thành công, cho nên khó có thể nói rằng kiểu cánh khiến Su-22 khó không chiến. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Động cơ AL-21F-3 trên thế hệ Su-22M4 đạt tốc độ tối đa ở trần bay cao đến 1.860km/h, tốc độ leo cao 230m/s, trong khi F/A-18 đạt tốc độ tối đa 1.915km/h, tốc độ leo cao 228m/s. Nhìn chung tạm coi tính năng bay, leo cao của Su-22M4 không quá kém so với F/A-18. Nếu là phi công kinh nghiệm, tinh thần thép thì có lẽ Không quân Syria không mất đi một chiếc Su-22 quý giá trong cuộc chiến chống khủng bố đang còn rất dai dẳng. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Su-22 là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích - bom cánh cụp cánh xòe Su-17 do OKB Sukhoi phát triển trên cơ sở mẫu Su-7 từ những năm 1960. Gần 3.000 chiếc được sản xuất ở Liên hiệp chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur từ năm 1970, xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại Su-22 chỉ còn phục vụ ở 4 quốc gia trên thế giới, trong đó đáng lưu ý hiện Việt Nam đang sử dụng số lượng Su-22 nhiều nhất. Nguồn ảnh: Airlines.net.
Su-22 có khả năng mang theo 4 tấn vũ khí trên 10 giá treo bao gồm: bom không điều khiển; pod rocket; pod súng máy và tên lửa không đối đất cũng như bom dẫn đường laser. Ngoài ra, còn có khả năng mang theo 2 tên lửa không đối không R-60 và trang bị 2 pháo 30mm NR-30 trong thân (80 viên/súng). Nguồn ảnh: Airlines.net.
Vì được phát triển chủ yếu cho nhiệm vụ không đối đất cho nên Su-22 không có một đài radar đường không. Thay vào đó, dưới mũi máy bay chỉ có trạm cảm biến laser chỉ thị mục tiêu Klyon-54. Nguồn ảnh: Airlines.net.