Một trong những khẩu pháo tự hành đầu tiên được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam là khẩu M55. Đây được coi là một trong hai khẩu pháo tự hành có nòng pháo lớn nhất được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Sở hữu nòng pháo đại bự 203,2mm (8 inch), thế nhưng do chiều dài nòng ngắn nên tầm bắn của M55 chỉ đạt 17km với tốc độ bắn siêu chậm một phát/2 phút. Nguồn ảnh: Olive.Cũng có mặt khá sớm ở chiến trường Việt Nam là pháo tự hành M108. Nó lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc chiến ở Pleiku ngày 17/6/1966. Nguồn ảnh: Armor.M108 khi đó cũng là một mẫu pháo mới của Quân đội Mỹ khi mới được sản xuất từ năm 1960. Nó trang bị khẩu lựu pháo 105mm đạt tầm bắn khoảng 11,5km với tốc độ bắn 4 phát/phút. Nguồn ảnh: Pinterest.Nổi tiếng nhất trong số các loại pháo tự hành được sử dụng ở Việt Nam là M107 175mm. Khẩu pháo dài ngoằng có cỡ lên tới 175mm được xưng tụng là "vua chiến trường", được kỳ vọng sẽ đánh bại được pháo binh quân giải phóng. Nguồn ảnh: Olive.Thế nhưng, sự thực trên chiến trường, M107 175mm đã bại trận trước pháo xe kéo mạnh nhất của QĐND Việt Nam M46 130mm. Nguồn ảnh: Wiki.Nguyên nhân được cho là dù có tầm bắn xa tới 34km, thế nhưng pháo tự hành M107 lại nghèo độ chính xác cũng như tốc độ bắn siêu chậm 2 phát/phút. Không những không giành được thắng lợi, trong trận Quảng Trị tháng 3/1972, Mỹ và VNCH đã bị mất 4 khẩu M107 vào tay QĐND Việt Nam. Đến tháng 3-4/1975, quân đội ta bắt thêm được 12 khẩu ở Tây Nguyên và nhiều hơn thế khi giải phóng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Warera.Mặc dù không quá nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, thế nhưng M109 155mm lại được coi là khẩu pháo tự hành thành công nhất của Mỹ. Khi mà nó vẫn còn phục vụ tới tận ngày nay dù ra đời cùng thời M107, M108. Nguồn ảnh: Fine.Khẩu M109 trong chiến tranh Việt Nam trang bị khẩu pháo M126 cỡ 155mm bắn xa 14,6km. Các phiên bản hiện đại trang bị khẩu M185 bắn xa 22km. Nguồn ảnh: Fineart.Dù xài cùng cỡ nòng 203mm với M55, thế nhưng M110 hiện đại hơn hẳn khi ra đời từ những năm 1960. Khẩu M110 được sử dụng gần như từ những ngày đầu lính Mỹ đặt chân tới Việt Nam. Không có ghi nhận về hiệu quả sử dụng của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.Khẩu M110 đạt tầm bắn tới 25km với đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: Wiki.Về phía Việt Nam, các nguồn tài liệu sau này ghi nhận, tháng 7/1960, những khẩu pháo tự hành đầu tiên lăn bánh vào Việt Nam. Đó là 16 khẩu SU-76 do Liên Xô viện trợ cùng T-34-85, trang bị cho trung đoàn xe tăng đầu tiên 202. Nguồn ảnh: WWII.SU-76 là kiểu pháo tự hành thời CTTG 2, được sản xuất với số lượng khổng lồ 14.292 khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.Với trọng lượng chỉ khoảng 10,6 tấn, khẩu pháo tự hành này có kíp lái 4 người và có khả năng hạ gục nhiều loại thiết giáp hạng trung của Đức ở khoảng cách khoảng 500 mét trở lại. Nguồn ảnh: Few.Tuy vậy, trừ một số hoạt động chiến đấu khá hạn chế khi làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển ở Quân khu 3 trong kháng chiến chống Mỹ hoặc ở mặt trận Hà Giang năm 1984, pháo tự hành SU-76 (còn được biết đến ở Việt Nam dưới tên gọi CAY-76) chủ yếu chỉ được sử dụng với vai trò huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.Một số chiếc đã được hoán cải thành "pháo phòng không tự hành" trang bị pháo 37mm hoặc 23mm. Nguồn ảnh: Img. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Vua Chiến Trường khai hỏa trên chiến trường Việt Nam.
Một trong những khẩu pháo tự hành đầu tiên được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam là khẩu M55. Đây được coi là một trong hai khẩu pháo tự hành có nòng pháo lớn nhất được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở hữu nòng pháo đại bự 203,2mm (8 inch), thế nhưng do chiều dài nòng ngắn nên tầm bắn của M55 chỉ đạt 17km với tốc độ bắn siêu chậm một phát/2 phút. Nguồn ảnh: Olive.
Cũng có mặt khá sớm ở chiến trường Việt Nam là pháo tự hành M108. Nó lần đầu tiên xuất hiện trong một cuộc chiến ở Pleiku ngày 17/6/1966. Nguồn ảnh: Armor.
M108 khi đó cũng là một mẫu pháo mới của Quân đội Mỹ khi mới được sản xuất từ năm 1960. Nó trang bị khẩu lựu pháo 105mm đạt tầm bắn khoảng 11,5km với tốc độ bắn 4 phát/phút. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nổi tiếng nhất trong số các loại pháo tự hành được sử dụng ở Việt Nam là M107 175mm. Khẩu pháo dài ngoằng có cỡ lên tới 175mm được xưng tụng là "vua chiến trường", được kỳ vọng sẽ đánh bại được pháo binh quân giải phóng. Nguồn ảnh: Olive.
Thế nhưng, sự thực trên chiến trường, M107 175mm đã bại trận trước pháo xe kéo mạnh nhất của QĐND Việt Nam M46 130mm. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguyên nhân được cho là dù có tầm bắn xa tới 34km, thế nhưng pháo tự hành M107 lại nghèo độ chính xác cũng như tốc độ bắn siêu chậm 2 phát/phút. Không những không giành được thắng lợi, trong trận Quảng Trị tháng 3/1972, Mỹ và VNCH đã bị mất 4 khẩu M107 vào tay QĐND Việt Nam. Đến tháng 3-4/1975, quân đội ta bắt thêm được 12 khẩu ở Tây Nguyên và nhiều hơn thế khi giải phóng Sài Gòn. Nguồn ảnh: Warera.
Mặc dù không quá nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam, thế nhưng M109 155mm lại được coi là khẩu pháo tự hành thành công nhất của Mỹ. Khi mà nó vẫn còn phục vụ tới tận ngày nay dù ra đời cùng thời M107, M108. Nguồn ảnh: Fine.
Khẩu M109 trong chiến tranh Việt Nam trang bị khẩu pháo M126 cỡ 155mm bắn xa 14,6km. Các phiên bản hiện đại trang bị khẩu M185 bắn xa 22km. Nguồn ảnh: Fineart.
Dù xài cùng cỡ nòng 203mm với M55, thế nhưng M110 hiện đại hơn hẳn khi ra đời từ những năm 1960. Khẩu M110 được sử dụng gần như từ những ngày đầu lính Mỹ đặt chân tới Việt Nam. Không có ghi nhận về hiệu quả sử dụng của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khẩu M110 đạt tầm bắn tới 25km với đạn pháo thông thường. Nguồn ảnh: Wiki.
Về phía Việt Nam, các nguồn tài liệu sau này ghi nhận, tháng 7/1960, những khẩu pháo tự hành đầu tiên lăn bánh vào Việt Nam. Đó là 16 khẩu SU-76 do Liên Xô viện trợ cùng T-34-85, trang bị cho trung đoàn xe tăng đầu tiên 202. Nguồn ảnh: WWII.
SU-76 là kiểu pháo tự hành thời CTTG 2, được sản xuất với số lượng khổng lồ 14.292 khẩu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với trọng lượng chỉ khoảng 10,6 tấn, khẩu pháo tự hành này có kíp lái 4 người và có khả năng hạ gục nhiều loại thiết giáp hạng trung của Đức ở khoảng cách khoảng 500 mét trở lại. Nguồn ảnh: Few.
Tuy vậy, trừ một số hoạt động chiến đấu khá hạn chế khi làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển ở Quân khu 3 trong kháng chiến chống Mỹ hoặc ở mặt trận Hà Giang năm 1984, pháo tự hành SU-76 (còn được biết đến ở Việt Nam dưới tên gọi CAY-76) chủ yếu chỉ được sử dụng với vai trò huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một số chiếc đã được hoán cải thành "pháo phòng không tự hành" trang bị pháo 37mm hoặc 23mm. Nguồn ảnh: Img.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Vua Chiến Trường khai hỏa trên chiến trường Việt Nam.