Theo báo QĐND, đã có thông tin về đối thủ ở bán kết cuộc thi "Xe tăng hành tiến" - Hội thao quân sự Army Games 2020. Đúng như dự đoán ban đầu, không ai khác chính là đối thủ "khó nhằn" của chúng ta sau 3 trận vòng loại - đội tuyển Myanmar. Dự kiến, trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar sẽ diễn ra vào 15h chiều ngày 1/9.Đáng chú ý, nếu tính tổng thành tích vòng loại sau 3 trận đấu, đội tuyển xe tăng Việt Nam (1 giờ 44 phút 18 giây) chỉ xếp sau Tajiskan về thành tích (1 giờ 31 phút 40 giây), đứng trên 2 đội còn lại cùng lọt vào bán kết gồm Lào và Myanmar (1 giờ 44 phút 43 giây và 1 giờ 52 phút 10 giây). Như vậy, chúng ta đứng hẳn trên hai bậc nếu so với đối thủ Myanmar - đội đã có màn thể hiện tương đối xuất thần tại các trận vòng loại.Tuy nhiên, điều đó không khiến chúng ta tự tin thái quá rằng mình có kết quả khả quan tại trận bán kết 1 với Myanmar. Bởi đơn giản, đây là đối thủ khó lường bởi kinh nghiệm sử dụng dòng xe tăng T-72 của Myanmar hơn hẳn ta. Dù cho đó không phải là thế hệ T-72B3 đang thi đấu tại Army Games, nhưng với việc cùng chung đời T-72 thì rõ ràng kết cấu của chúng không quá khác biệt.Ước tính, Myanmar hiện có khoảng 100-140 xe tăng T-72 được mua từ Nga hoặc Ukraine trong giai đoạn những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000. Suốt một thời gian dài, các xe tăng T-72 được giấu kín trên truyền thông Myanmar, mãi tới cuộc duyệt binh trong khoảng 5 năm trở lại đây thì dòng T-72 của nước này mới được công khai rộng rãi trên sóng truyền thông.Theo các nguồn tin không chính thức, Myanmar hiện sử dụng phần lớn các phiên bản T-72S "Shilden) - phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-72B (chính là bản cơ sở phát triển T-72B3 sau này). Nhìn vào ngoại hình T-72S, thực tế trông chúng không khác mấy đời T-72B1 với giáp phản ứng nổ Kontakt-1. Có lẽ chỉ có "dân trong nghề" mới có thể phân biệt rõ đâu là T-72B1 đâu là T-72S.Thực tế, phiên bản xuất khẩu T-72S nếu so với bản B nội địa đã có sự cắt giảm đáng kể tính năng, ví dụ như nó chỉ được lắp tối đa 155 viên gạch ERA, hệ thống phòng chống xạ - sinh - hóa tối giản, thiếu khả năng chống lại chất phóng xạ trong điều kiện chiến tranh hạt nhân.Tuy nhiên về mặt hỏa lực thì T-72S vẫn rất mạnh với pháo 125mm 2A46 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 6-8 phát/phút. Pháo có thể phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir với tầm bắn từ 100-4.000m, dẫn đường bằng laser bán tự động.Việc sử dụng quen pháo 125mm với nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) tân tiến có laser đo xa, máy tính đường đạn giúp cho đội Myanmar làm quen rất nhanh với tăng T-72B3 có hệ thống FCS tiên tiến hơn. Đó là lợi thế lớn của họ so với Việt Nam vốn phải tập lái trong nước bằng T-54B kém hơn.Tất nhiên, vũ khí là tốt, vấn đề còn lại của họ là con người. Bởi sau trận đầu vòng loại bắn tốt, 2 trận sau đó của Myanmar thể hiện điều ngược lại khi bắn 0/5 mục tiêu trận 3 và chỉ 2/5 mục tiêu trận còn lại.Một lợi thế nữa so với Việt Nam là nằm ở khả năng cơ động xe tăng T-72B3, nếu so với các phiên bản B3 Mod 2011 (mà hầu hết các đội đang sử dụng) thì bản T-72S không nhiều khác biệt. Chúng cùng sử dụng động cơ V-84 840hp cùng hệ thống hộp số, cơ cấu lái tương đương, hệt nhau.Nói chung, thời gian thi đấu hơn đội Myanmar ở vòng loại không là căn cứ để chúng ta hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng ở vòng bán kết. Myanmar là đối thủ khó dò, họ có phong thái thi đấu không ổn định nhưng có thể tạo nhiều bất ngờ.Chúng ta hãy cùng chúc cho đội tuyển xe tăng Việt Nam giành chiến thắng một cách thuyết phục nhất trong trận đấu vào 15h chiều mai (ngày 1/9).
Video Tank Biathlon 2020: Xe tăng Việt Nam thẳng tiến vào bán kết - Nguồn: VTC NOW
Theo báo QĐND, đã có thông tin về đối thủ ở bán kết cuộc thi "Xe tăng hành tiến" - Hội thao quân sự Army Games 2020. Đúng như dự đoán ban đầu, không ai khác chính là đối thủ "khó nhằn" của chúng ta sau 3 trận vòng loại - đội tuyển Myanmar. Dự kiến, trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar sẽ diễn ra vào 15h chiều ngày 1/9.
Đáng chú ý, nếu tính tổng thành tích vòng loại sau 3 trận đấu, đội tuyển xe tăng Việt Nam (1 giờ 44 phút 18 giây) chỉ xếp sau Tajiskan về thành tích (1 giờ 31 phút 40 giây), đứng trên 2 đội còn lại cùng lọt vào bán kết gồm Lào và Myanmar (1 giờ 44 phút 43 giây và 1 giờ 52 phút 10 giây). Như vậy, chúng ta đứng hẳn trên hai bậc nếu so với đối thủ Myanmar - đội đã có màn thể hiện tương đối xuất thần tại các trận vòng loại.
Tuy nhiên, điều đó không khiến chúng ta tự tin thái quá rằng mình có kết quả khả quan tại trận bán kết 1 với Myanmar. Bởi đơn giản, đây là đối thủ khó lường bởi kinh nghiệm sử dụng dòng xe tăng T-72 của Myanmar hơn hẳn ta. Dù cho đó không phải là thế hệ T-72B3 đang thi đấu tại Army Games, nhưng với việc cùng chung đời T-72 thì rõ ràng kết cấu của chúng không quá khác biệt.
Ước tính, Myanmar hiện có khoảng 100-140 xe tăng T-72 được mua từ Nga hoặc Ukraine trong giai đoạn những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000. Suốt một thời gian dài, các xe tăng T-72 được giấu kín trên truyền thông Myanmar, mãi tới cuộc duyệt binh trong khoảng 5 năm trở lại đây thì dòng T-72 của nước này mới được công khai rộng rãi trên sóng truyền thông.
Theo các nguồn tin không chính thức, Myanmar hiện sử dụng phần lớn các phiên bản T-72S "Shilden) - phiên bản xuất khẩu của dòng xe tăng T-72B (chính là bản cơ sở phát triển T-72B3 sau này). Nhìn vào ngoại hình T-72S, thực tế trông chúng không khác mấy đời T-72B1 với giáp phản ứng nổ Kontakt-1. Có lẽ chỉ có "dân trong nghề" mới có thể phân biệt rõ đâu là T-72B1 đâu là T-72S.
Thực tế, phiên bản xuất khẩu T-72S nếu so với bản B nội địa đã có sự cắt giảm đáng kể tính năng, ví dụ như nó chỉ được lắp tối đa 155 viên gạch ERA, hệ thống phòng chống xạ - sinh - hóa tối giản, thiếu khả năng chống lại chất phóng xạ trong điều kiện chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên về mặt hỏa lực thì T-72S vẫn rất mạnh với pháo 125mm 2A46 kết hợp hệ thống nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 6-8 phát/phút. Pháo có thể phóng tên lửa chống tăng 9M119 Svir với tầm bắn từ 100-4.000m, dẫn đường bằng laser bán tự động.
Việc sử dụng quen pháo 125mm với nạp đạn tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) tân tiến có laser đo xa, máy tính đường đạn giúp cho đội Myanmar làm quen rất nhanh với tăng T-72B3 có hệ thống FCS tiên tiến hơn. Đó là lợi thế lớn của họ so với Việt Nam vốn phải tập lái trong nước bằng T-54B kém hơn.
Tất nhiên, vũ khí là tốt, vấn đề còn lại của họ là con người. Bởi sau trận đầu vòng loại bắn tốt, 2 trận sau đó của Myanmar thể hiện điều ngược lại khi bắn 0/5 mục tiêu trận 3 và chỉ 2/5 mục tiêu trận còn lại.
Một lợi thế nữa so với Việt Nam là nằm ở khả năng cơ động xe tăng T-72B3, nếu so với các phiên bản B3 Mod 2011 (mà hầu hết các đội đang sử dụng) thì bản T-72S không nhiều khác biệt. Chúng cùng sử dụng động cơ V-84 840hp cùng hệ thống hộp số, cơ cấu lái tương đương, hệt nhau.
Nói chung, thời gian thi đấu hơn đội Myanmar ở vòng loại không là căn cứ để chúng ta hoàn toàn tự tin cho một chiến thắng ở vòng bán kết. Myanmar là đối thủ khó dò, họ có phong thái thi đấu không ổn định nhưng có thể tạo nhiều bất ngờ.
Chúng ta hãy cùng chúc cho đội tuyển xe tăng Việt Nam giành chiến thắng một cách thuyết phục nhất trong trận đấu vào 15h chiều mai (ngày 1/9).
Video Tank Biathlon 2020: Xe tăng Việt Nam thẳng tiến vào bán kết - Nguồn: VTC NOW