Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố ý định tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất (AD) cùng với các nước láng giềng châu Âu. Liệu phương Tây có thể thực hiện một bước đi đầy tham vọng như vậy trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trầm trọng hay không?“Một hệ thống phòng không chung được tạo ra sẽ đảm bảo an ninh cho toàn bộ châu Âu. Ngoài ra, nó sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn so với thiết lập những tổ hợp riêng lẻ tại từng quốc gia”, người đứng đầu nước Đức nói.Ông Scholz cho biết thêm, trong vài năm tới, Đức có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Số tiền này sẽ được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không. Mạng lưới dự kiến sẽ được tổ chức theo hướng để các nước láng giềng châu Âu có thể tham gia.Theo chính trị gia này, Liên minh châu Âu cần bù đắp những thiếu sót trong khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng khỏi mối đe dọa từ trên không và từ vũ trụ.Trước diễn biến trên, trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE), Đại tá về hưu Sergey Khatylev - nguyên chủ nhiệm lực lượng tên lửa phòng không thuộc Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Không quân Nga đã đưa ra ý kiến của mình.Theo ông Khatylev, để tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất của Liên minh châu Âu, vấn đề cần được tiếp cận một cách toàn diện. EU cần quyết định họ sẽ sử dụng vũ khí gì, ai sẽ sản xuất chúng, đây là vấn đề sẽ gây ra tranh cãi.“Để tạo ra một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa nhiều lớp, cần phải suy nghĩ nhiều điểm. Thủ tướng Scholz chưa rõ điều này vì ông ta không phải quân nhân, không hiểu về lĩnh vực phòng không"."Việc thiết lập một hệ thống chung sẽ không đòi hỏi hàng triệu, không phải hàng tỷ mà là hàng nghìn tỷ đô la. Trước tiên bạn cần phải đánh giá nhiệm vụ, và sau đó mới xác định được số tiền”, người đối thoại của tờ PE xua tan hy vọng của Thủ tướng Scholz.Theo Đại tá Khetylev, để tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất, cần phải phóng vệ tinh mới lên quỹ đạo, mua máy bay trinh sát, tàu chiến đang phục vụ...Mỗi yếu tố đều cần được tích hợp vào mạng lưới chỉ huy của hệ thống phòng không chung. Đặt hệ thống trinh sát và tấn công trên chúng để hướng dẫn cũng như kiểm soát đối với hàng không.Cho đến nay phương Tây chỉ có thể thực hiện việc ngắm bắn mục tiêu thông qua liên lạc hàng không và vệ tinh. Nhiệm vụ tạo nên một thế trận phòng không thống nhất theo dự báo sẽ vô cùng nặng nề.“Chiến dịch quân sự đặc biệt cho thấy các hệ thống phòng không của Liên Xô đáng tin cậy hơn từ 2 - 3 bậc so với tiêu chuẩn được thiết lập cho chúng"."Với sự trợ giúp của các tổ hợp phòng không, Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã bắn hạ tên lửa Grad, Tornado, đạn pháo... mặc dù chúng không được thiết kế cho mục đích như vậy. Trong khi hệ thống Buk, Tor... rất hiệu quả khi chống lại máy bay không người lái, tên lửa hành trình"."Đồng thời khi các hệ thống phòng không Nga được giao nhiệm vụ bắn hạ các tên lửa HIMARS của Ukraine, chúng đã chứng tỏ năng lực nằm ngoài tầm với của châu Âu", người đối thoại của tờ PE nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố ý định tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất (AD) cùng với các nước láng giềng châu Âu. Liệu phương Tây có thể thực hiện một bước đi đầy tham vọng như vậy trong điều kiện khủng hoảng kinh tế trầm trọng hay không?
“Một hệ thống phòng không chung được tạo ra sẽ đảm bảo an ninh cho toàn bộ châu Âu. Ngoài ra, nó sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn so với thiết lập những tổ hợp riêng lẻ tại từng quốc gia”, người đứng đầu nước Đức nói.
Ông Scholz cho biết thêm, trong vài năm tới, Đức có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Số tiền này sẽ được sử dụng để cải thiện hệ thống phòng không. Mạng lưới dự kiến sẽ được tổ chức theo hướng để các nước láng giềng châu Âu có thể tham gia.
Theo chính trị gia này, Liên minh châu Âu cần bù đắp những thiếu sót trong khả năng bảo vệ các mục tiêu quan trọng khỏi mối đe dọa từ trên không và từ vũ trụ.
Trước diễn biến trên, trong cuộc trò chuyện với tờ PolitExpert (PE), Đại tá về hưu Sergey Khatylev - nguyên chủ nhiệm lực lượng tên lửa phòng không thuộc Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Không quân Nga đã đưa ra ý kiến của mình.
Theo ông Khatylev, để tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất của Liên minh châu Âu, vấn đề cần được tiếp cận một cách toàn diện. EU cần quyết định họ sẽ sử dụng vũ khí gì, ai sẽ sản xuất chúng, đây là vấn đề sẽ gây ra tranh cãi.
“Để tạo ra một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa nhiều lớp, cần phải suy nghĩ nhiều điểm. Thủ tướng Scholz chưa rõ điều này vì ông ta không phải quân nhân, không hiểu về lĩnh vực phòng không".
"Việc thiết lập một hệ thống chung sẽ không đòi hỏi hàng triệu, không phải hàng tỷ mà là hàng nghìn tỷ đô la. Trước tiên bạn cần phải đánh giá nhiệm vụ, và sau đó mới xác định được số tiền”, người đối thoại của tờ PE xua tan hy vọng của Thủ tướng Scholz.
Theo Đại tá Khetylev, để tạo ra một hệ thống phòng không thống nhất, cần phải phóng vệ tinh mới lên quỹ đạo, mua máy bay trinh sát, tàu chiến đang phục vụ...
Mỗi yếu tố đều cần được tích hợp vào mạng lưới chỉ huy của hệ thống phòng không chung. Đặt hệ thống trinh sát và tấn công trên chúng để hướng dẫn cũng như kiểm soát đối với hàng không.
Cho đến nay phương Tây chỉ có thể thực hiện việc ngắm bắn mục tiêu thông qua liên lạc hàng không và vệ tinh. Nhiệm vụ tạo nên một thế trận phòng không thống nhất theo dự báo sẽ vô cùng nặng nề.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt cho thấy các hệ thống phòng không của Liên Xô đáng tin cậy hơn từ 2 - 3 bậc so với tiêu chuẩn được thiết lập cho chúng".
"Với sự trợ giúp của các tổ hợp phòng không, Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã bắn hạ tên lửa Grad, Tornado, đạn pháo... mặc dù chúng không được thiết kế cho mục đích như vậy. Trong khi hệ thống Buk, Tor... rất hiệu quả khi chống lại máy bay không người lái, tên lửa hành trình".
"Đồng thời khi các hệ thống phòng không Nga được giao nhiệm vụ bắn hạ các tên lửa HIMARS của Ukraine, chúng đã chứng tỏ năng lực nằm ngoài tầm với của châu Âu", người đối thoại của tờ PE nói.