Trong bài đăng vừa được tạp chí Express của Anh xuất bản, lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cho biết, lực lượng sẽ quay trở về chiến thuật từ thời trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, để phân tán lực lượng ở mức độ tối gia.Cụ thể, hôm thứ năm vừa rồi, Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã bắt đầu lên kế hoạch, xây dựng thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho chiến thuật phân tán lực lượng rải rác khắp lãnh thổ.Việc phân tán lực lượng rải rác khắp lãnh thổ, sẽ giúp Không quân Hoàng gia Anh bảo vệ lực lượng trong tình huống bị tấn công bất ngờ.Thời trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, các máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh được phân bố rải rác khắp cả nước, nhưng vẫn luôn sẵn sàng tập trung chiến đấu tại một mặt trận cụ thể bất cứ khi nào được điều động.Tuy nhiên, so với các máy bay sử dụng động cơ cánh quạt cách đây hơn 70 năm, việc phân tán các máy bay phản lực hiện đại ở thời điểm này, là điều rất khó khăn và tốn kém.Cụ thể, một loạt các công trình cơ sở hạ tầng sẽ cần phải xây dựng thêm, kèm theo đó là những đường băng tiêu chuẩn, nhân sự và cả hệ thống không lưu cần được cải thiện.Không rõ khối lượng công việc lớn tới vậy sẽ tiêu tốn của Không quân Hoàng gia Anh bao nhiêu tiền, tuy nhiên, rõ ràng việc phân tán lực lượng có rất nhiều ưu điểm.Với tốc độ của tiêm kích phản lực hiện đại, việc các lực lượng phân tán tập trung tại một mặt trận sẽ diễn ra rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với các loại máy bay động cơ piston kiểu cũ trước đây.Phó chỉ huy trưởng lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cho biết: "Trong 30 năm qua, chúng ta đã giảm thiểu không những về số lượng máy bay mà cả về số lượng sân bay quân sự, điều này khiến lực lượng không quân dễ bị tổn thương hàng loạt khi đang đậu trên mặt đất".Tờ Express cho biết, nỗ lực phân tán lực lượng của Không quân Hoàng gia Anh, có thể tiết kiệm được một phần chi phí khi lực lượng này tận dụng được đường băng từ các sân bay dân dụng.Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật và an toàn, rất có thể sẽ có nhiều sân bay quân sự được xây dựng mới ở các vùng hẻo lánh, ít người qua lại.Tính tới đầu năm 2022, Không quân Hoàng gia Anh đang sở hữu 133 máy bay tiêm kích chiến đấu. Tuy nhiên lực lượng này không có bất cứ loại máy bay nào chuyên biệt cho nhiệm vụ ném bom hoặc tấn công mặt đất.
Trong bài đăng vừa được tạp chí Express của Anh xuất bản, lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cho biết, lực lượng sẽ quay trở về chiến thuật từ thời trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, để phân tán lực lượng ở mức độ tối gia.
Cụ thể, hôm thứ năm vừa rồi, Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã bắt đầu lên kế hoạch, xây dựng thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho chiến thuật phân tán lực lượng rải rác khắp lãnh thổ.
Việc phân tán lực lượng rải rác khắp lãnh thổ, sẽ giúp Không quân Hoàng gia Anh bảo vệ lực lượng trong tình huống bị tấn công bất ngờ.
Thời trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, các máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia Anh được phân bố rải rác khắp cả nước, nhưng vẫn luôn sẵn sàng tập trung chiến đấu tại một mặt trận cụ thể bất cứ khi nào được điều động.
Tuy nhiên, so với các máy bay sử dụng động cơ cánh quạt cách đây hơn 70 năm, việc phân tán các máy bay phản lực hiện đại ở thời điểm này, là điều rất khó khăn và tốn kém.
Cụ thể, một loạt các công trình cơ sở hạ tầng sẽ cần phải xây dựng thêm, kèm theo đó là những đường băng tiêu chuẩn, nhân sự và cả hệ thống không lưu cần được cải thiện.
Không rõ khối lượng công việc lớn tới vậy sẽ tiêu tốn của Không quân Hoàng gia Anh bao nhiêu tiền, tuy nhiên, rõ ràng việc phân tán lực lượng có rất nhiều ưu điểm.
Với tốc độ của tiêm kích phản lực hiện đại, việc các lực lượng phân tán tập trung tại một mặt trận sẽ diễn ra rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với các loại máy bay động cơ piston kiểu cũ trước đây.
Phó chỉ huy trưởng lực lượng Không quân Hoàng gia Anh cho biết: "Trong 30 năm qua, chúng ta đã giảm thiểu không những về số lượng máy bay mà cả về số lượng sân bay quân sự, điều này khiến lực lượng không quân dễ bị tổn thương hàng loạt khi đang đậu trên mặt đất".
Tờ Express cho biết, nỗ lực phân tán lực lượng của Không quân Hoàng gia Anh, có thể tiết kiệm được một phần chi phí khi lực lượng này tận dụng được đường băng từ các sân bay dân dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật và an toàn, rất có thể sẽ có nhiều sân bay quân sự được xây dựng mới ở các vùng hẻo lánh, ít người qua lại.
Tính tới đầu năm 2022, Không quân Hoàng gia Anh đang sở hữu 133 máy bay tiêm kích chiến đấu. Tuy nhiên lực lượng này không có bất cứ loại máy bay nào chuyên biệt cho nhiệm vụ ném bom hoặc tấn công mặt đất.