Các nhà chức trách Ukraine hy vọng rằng hệ thống phòng không NASAMS có thể giúp lực lượng vũ trang nước này đóng cửa bầu trời, tuy nhiên đây có phải mong ước viển vông?"Hệ thống phòng không NASAMS mà Ukraine đặt nhiều hy vọng sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu một số lượng lớn thiết bị được chuyển giao. Kyiv sẽ cần ít nhất 100 tổ hợp như vậy", Đại tá Dự bị của Nga Mikhail Khodarenok viết trên trên kênh Telegram của mình.“Hiện tại Mỹ dự định chỉ chuyển 2 khẩu đội tên lửa NASAMS cho Ukraine. Theo cơ cấu tiêu chuẩn, mỗi khẩu đội có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 bệ phóng, tức là tổng cộng có 6 trung đội với tất cả 18 bệ phóng được cung cấp"."Mặc dù số lượng như trên là đáng kể, đủ để Quân đội Ukraine bảo vệ một số mục tiêu nhất định, nhưng không thể bao phủ toàn bộ bầu trời như họ mong muốn", nhà quan sát quân sự Nga nhận địnhKhông đủ số lượng hệ thống tên lửa phòng không sẽ dẫn đến việc các bệ phóng sẽ phải được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác sau mỗi lần bắn rồi tiến hành lắp đặt lại, do đây không phải một tổ hợp di động.Đại tá dự bị Khodarenok nhấn mạnh khả năng những hệ thống tên lửa phòng không NASAMS nói trên bị Lực lượng vũ trang Nga phát hiện và tiêu diệt khi đang di chuyển trên đường là rất cao.Các nhà chức trách Ukraine, theo lẽ thông thường cũng đang đặt rất nhiều hy vọng vào tên lửa AMRAAM trang bị cho hệ thống phòng không NASAMS do đây là một loại đạn tự dẫn sở hữu nhiều tính năng ưu việt.Phiên bản mới nhất của tên lửa AMRAAM là AIM-120D với tầm xa 160 km bị nhận xét khó có thể được phương Tây cung cấp cho Kyiv - chúng sẽ dừng lại ở các biến thể trước đó với phạm vi tác chiến trong khoảng 50 km.Như vậy tầm bắn của hệ thống phòng không NASAMS mà Quân đội Ukraine sở hữu chỉ tương đương với Buk-M2 và thua xa S-300, trong trường hợp này, rõ ràng vũ khí trên không thể đủ sức đóng cửa bầu trời.Nhà quan sát quân sự người Nga tin rằng các hệ thống tên lửa phòng không do phương Tây sản xuất sẽ được Ukraine sử dụng trong vai trò che lấp khoảng trống do những tổ hợp Buk-M1 để lại, sau khi chúng bị phá hủy quá nhiều.Các phiên bản cũ của tên lửa AIM-120 trang bị cho NASAMS được tạo ra trước khi Nga đưa Kalibr vào trang bị, do vậy nó rất khó đánh chặn loại đạn tấn công mặt đất đang được Hải quân Nga sử dụng, tình trạng tương tự cũng xảy ra với Kh-101 của Không quân.Ông Khodarenok nhấn mạnh, nếu bộ cảm biến nhận thấy sự tiếp xúc với radar thì hệ thống dẫn đường trên tên lửa hoạt động không ổn định - nó đi xuống, lao lên rồi quay lại, tức là không thể bắn trúng mục tiêu.“Còn một điều nữa cần xem xét. Lực lượng vũ trang Nga có rất nhiều tên lửa chống radar: Kh-28, Kh-31, Kh-58. Phạm vi của bất kỳ loại nào trong số chúng cũng gấp 2 - 3 lần tầm bắn của NASAMS"."Vì vậy những hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến mà Quân đội Ukraine đặt nhiều hy vọng có thể bị tiêu diệt trước khi lập nên bất cứ công trạng nào”, nhà quan sát quân sự người Nga đưa ra nhận xét.
Các nhà chức trách Ukraine hy vọng rằng hệ thống phòng không NASAMS có thể giúp lực lượng vũ trang nước này đóng cửa bầu trời, tuy nhiên đây có phải mong ước viển vông?
"Hệ thống phòng không NASAMS mà Ukraine đặt nhiều hy vọng sẽ chỉ phát huy tác dụng nếu một số lượng lớn thiết bị được chuyển giao. Kyiv sẽ cần ít nhất 100 tổ hợp như vậy", Đại tá Dự bị của Nga Mikhail Khodarenok viết trên trên kênh Telegram của mình.
“Hiện tại Mỹ dự định chỉ chuyển 2 khẩu đội tên lửa NASAMS cho Ukraine. Theo cơ cấu tiêu chuẩn, mỗi khẩu đội có 3 trung đội, mỗi trung đội có 3 bệ phóng, tức là tổng cộng có 6 trung đội với tất cả 18 bệ phóng được cung cấp".
"Mặc dù số lượng như trên là đáng kể, đủ để Quân đội Ukraine bảo vệ một số mục tiêu nhất định, nhưng không thể bao phủ toàn bộ bầu trời như họ mong muốn", nhà quan sát quân sự Nga nhận định
Không đủ số lượng hệ thống tên lửa phòng không sẽ dẫn đến việc các bệ phóng sẽ phải được vận chuyển từ nơi này sang nơi khác sau mỗi lần bắn rồi tiến hành lắp đặt lại, do đây không phải một tổ hợp di động.
Đại tá dự bị Khodarenok nhấn mạnh khả năng những hệ thống tên lửa phòng không NASAMS nói trên bị Lực lượng vũ trang Nga phát hiện và tiêu diệt khi đang di chuyển trên đường là rất cao.
Các nhà chức trách Ukraine, theo lẽ thông thường cũng đang đặt rất nhiều hy vọng vào tên lửa AMRAAM trang bị cho hệ thống phòng không NASAMS do đây là một loại đạn tự dẫn sở hữu nhiều tính năng ưu việt.
Phiên bản mới nhất của tên lửa AMRAAM là AIM-120D với tầm xa 160 km bị nhận xét khó có thể được phương Tây cung cấp cho Kyiv - chúng sẽ dừng lại ở các biến thể trước đó với phạm vi tác chiến trong khoảng 50 km.
Như vậy tầm bắn của hệ thống phòng không NASAMS mà Quân đội Ukraine sở hữu chỉ tương đương với Buk-M2 và thua xa S-300, trong trường hợp này, rõ ràng vũ khí trên không thể đủ sức đóng cửa bầu trời.
Nhà quan sát quân sự người Nga tin rằng các hệ thống tên lửa phòng không do phương Tây sản xuất sẽ được Ukraine sử dụng trong vai trò che lấp khoảng trống do những tổ hợp Buk-M1 để lại, sau khi chúng bị phá hủy quá nhiều.
Các phiên bản cũ của tên lửa AIM-120 trang bị cho NASAMS được tạo ra trước khi Nga đưa Kalibr vào trang bị, do vậy nó rất khó đánh chặn loại đạn tấn công mặt đất đang được Hải quân Nga sử dụng, tình trạng tương tự cũng xảy ra với Kh-101 của Không quân.
Ông Khodarenok nhấn mạnh, nếu bộ cảm biến nhận thấy sự tiếp xúc với radar thì hệ thống dẫn đường trên tên lửa hoạt động không ổn định - nó đi xuống, lao lên rồi quay lại, tức là không thể bắn trúng mục tiêu.
“Còn một điều nữa cần xem xét. Lực lượng vũ trang Nga có rất nhiều tên lửa chống radar: Kh-28, Kh-31, Kh-58. Phạm vi của bất kỳ loại nào trong số chúng cũng gấp 2 - 3 lần tầm bắn của NASAMS".
"Vì vậy những hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến mà Quân đội Ukraine đặt nhiều hy vọng có thể bị tiêu diệt trước khi lập nên bất cứ công trạng nào”, nhà quan sát quân sự người Nga đưa ra nhận xét.