Hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga lần đầu tiên đã bắn hạ máy bay địch ở chế độ hoàn toàn tự động. Tại sao chức năng như vậy lại hữu ích và có thể được gọi là một thành tựu?“Hệ thống tên lửa phòng không Vityaz đã lần đầu tiên trong điều kiện chiến đấu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động, không có sự tham gia của người điều khiển, nó đã chủ động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt đối phương"."Các tên lửa dẫn đường của hệ thống đã bắn hạ một số máy bay chiến đấu và máy bay không người lái, đây là lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận chiến công như vậy”, trang RIA Novosti cho biết.Theo người cung cấp thông tin, hệ thống phòng không S-350 hoạt động song song ở cả chế độ radar chủ động và thụ động. Nhờ kỹ thuật này, có thể tăng khả năng bảo vệ tổ hợp khỏi nhiễu, cũng như tên lửa chống bức xạ diệt radar.S-350 Vityaz là một hệ thống tên lửa phòng không đa kênh di động, được tạo ra bởi Tập đoàn Almaz-Antey, nó cung cấp "chiếc ô" bảo vệ cho các cơ sở nhà nước, hành chính, công nghiệp và quân sự.Thông tin từ các nguồn mở nói rằng Vityaz có thể tiêu diệt chiến đấu cơ, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương. Phạm vi hoạt động lên tới 150 km. Các vật thể đạn đạo bị phá hủy từ cự ly khoảng 25 km."Ưu điểm chính lớn nhất của hệ thống phòng không S-350 khi hoạt động ở chế độ tự động là tốc độ làm việc", ông Yury Knutov - chuyên gia quân sự kiêm giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không chia sẻ ý kiến của mình với tờ PolitExpert (PE).Theo nhà phân tích, trong điều kiện tác chiến, khi trắc thủ chú ý đến mục tiêu đang tiếp cận, việc thực hiện thao tác căn chỉnh sẽ khiến thời gian quý báu trôi qua. Nếu vậy đạn tấn công của kẻ thù sẽ gây ra thiệt hại cho quân ta."Hệ thống phòng không S-350 ở chế độ tự động hoạt động nhanh hơn 10 lần so với khi một người cố gắng tiêu diệt mục tiêu bằng tay với sự trợ giúp của các khí tài trong tổ hợp"."Nếu chúng ta đang nói về các vật thể tốc độ cao, chẳng hạn như tên lửa hành trình và máy bay, khi trắc thủ mới bắt đầu suy nghĩ thì mục tiêu đã bay qua. Do vậy, một số hệ thống phòng không của Nga phải hoạt động ở chế độ tự động, ví dụ như Pantsir và S-400"."Giờ đây, S-350 Vityaz đã xuất hiện thêm trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không có khả năng tự hoạt”, người đối thoại của tờ PE cho biết."Cơ chế hoạt động của S-350 Vityaz khi không có sự can thiệp của con người xảy ra như sau: hệ thống tự phát hiện mục tiêu, xác định mục tiêu thuộc về "bạn hay thù", đưa nó vào diện theo dõi"."Sau đó khi mục tiêu đi vào khu vực bị ảnh hưởng, tổ hợp sẽ khai hỏa tên lửa. Một người sẽ kiểm soát quá trình này trong trường hợp có sự cố trong hệ thống nhận dạng", chuyên gia Knotov nói thêm.“Ngay cả các nhà báo Mỹ cũng gọi hệ thống phòng không S-350 là 'sát thủ tên lửa hành trình'. Nhờ tên lửa có đầu dẫn đường chủ động, tổ hợp hoạt động theo nguyên tắc 'bắn và quên'", ông Knutov nhấn mạnh.“Nó sẽ phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống tên lửa hành trình của phương Tây như Storm Shadow. Ngoài ra S-350 cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16”.
Hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga lần đầu tiên đã bắn hạ máy bay địch ở chế độ hoàn toàn tự động. Tại sao chức năng như vậy lại hữu ích và có thể được gọi là một thành tựu?
“Hệ thống tên lửa phòng không Vityaz đã lần đầu tiên trong điều kiện chiến đấu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động, không có sự tham gia của người điều khiển, nó đã chủ động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt đối phương".
"Các tên lửa dẫn đường của hệ thống đã bắn hạ một số máy bay chiến đấu và máy bay không người lái, đây là lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận chiến công như vậy”, trang RIA Novosti cho biết.
Theo người cung cấp thông tin, hệ thống phòng không S-350 hoạt động song song ở cả chế độ radar chủ động và thụ động. Nhờ kỹ thuật này, có thể tăng khả năng bảo vệ tổ hợp khỏi nhiễu, cũng như tên lửa chống bức xạ diệt radar.
S-350 Vityaz là một hệ thống tên lửa phòng không đa kênh di động, được tạo ra bởi Tập đoàn Almaz-Antey, nó cung cấp "chiếc ô" bảo vệ cho các cơ sở nhà nước, hành chính, công nghiệp và quân sự.
Thông tin từ các nguồn mở nói rằng Vityaz có thể tiêu diệt chiến đấu cơ, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương. Phạm vi hoạt động lên tới 150 km. Các vật thể đạn đạo bị phá hủy từ cự ly khoảng 25 km.
"Ưu điểm chính lớn nhất của hệ thống phòng không S-350 khi hoạt động ở chế độ tự động là tốc độ làm việc", ông Yury Knutov - chuyên gia quân sự kiêm giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không chia sẻ ý kiến của mình với tờ PolitExpert (PE).
Theo nhà phân tích, trong điều kiện tác chiến, khi trắc thủ chú ý đến mục tiêu đang tiếp cận, việc thực hiện thao tác căn chỉnh sẽ khiến thời gian quý báu trôi qua. Nếu vậy đạn tấn công của kẻ thù sẽ gây ra thiệt hại cho quân ta.
"Hệ thống phòng không S-350 ở chế độ tự động hoạt động nhanh hơn 10 lần so với khi một người cố gắng tiêu diệt mục tiêu bằng tay với sự trợ giúp của các khí tài trong tổ hợp".
"Nếu chúng ta đang nói về các vật thể tốc độ cao, chẳng hạn như tên lửa hành trình và máy bay, khi trắc thủ mới bắt đầu suy nghĩ thì mục tiêu đã bay qua. Do vậy, một số hệ thống phòng không của Nga phải hoạt động ở chế độ tự động, ví dụ như Pantsir và S-400".
"Giờ đây, S-350 Vityaz đã xuất hiện thêm trong danh sách các hệ thống tên lửa phòng không có khả năng tự hoạt”, người đối thoại của tờ PE cho biết.
"Cơ chế hoạt động của S-350 Vityaz khi không có sự can thiệp của con người xảy ra như sau: hệ thống tự phát hiện mục tiêu, xác định mục tiêu thuộc về "bạn hay thù", đưa nó vào diện theo dõi".
"Sau đó khi mục tiêu đi vào khu vực bị ảnh hưởng, tổ hợp sẽ khai hỏa tên lửa. Một người sẽ kiểm soát quá trình này trong trường hợp có sự cố trong hệ thống nhận dạng", chuyên gia Knotov nói thêm.
“Ngay cả các nhà báo Mỹ cũng gọi hệ thống phòng không S-350 là 'sát thủ tên lửa hành trình'. Nhờ tên lửa có đầu dẫn đường chủ động, tổ hợp hoạt động theo nguyên tắc 'bắn và quên'", ông Knutov nhấn mạnh.
“Nó sẽ phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống tên lửa hành trình của phương Tây như Storm Shadow. Ngoài ra S-350 cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16”.