Truyền thông và giới chức quân sự Nga từng nhiều lần khẳng định hệ thống tên lửa hàng không siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) của nước này là thứ vũ khí đáng sợ hàng đầu thế giới hiện nay.Ngoài chức năng chính là tiêu diệt mục tiêu mặt đất, “Dao găm” thậm chí chỉ cần một đòn là đủ để phá hủy một tàu chiến, nếu Nga thành công trong việc tích hợp cho tên lửa này đầu dò radar chủ động.Mặc dù vậy, ấn phẩm Forbes trong một cuộc phỏng vấn đã trích lời chuyên gia Tony Cooper, nhận định rằng, trên thực tế Nga không có vũ khí như vậy và Kh-47M2 Kinzhal trên chỉ là một đạo cụ nhằm phục vụ nghi binh.“Điện Kremlin đã công bố kế hoạch thành lập trung đoàn tiêm kích đánh chặn MiG-31K thứ hai - đây là máy bay chiến đấu đầu tiên, và cho đến nay là phi cơ duy nhất tương thích tên lửa không đối đất Kh-47M2 Kinzhal - phiên bản sửa đổi từ 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M"."Tuy vậy trên thực tế, có lẽ MiG-31K và các tên lửa cực nhanh của chúng chủ yếu nhằm phục vụ mục đích trưng bày. Cho đến nay, chương trình trang bị vũ khí siêu thanh của Không quân Nga dường như có nhiều hỏa mù hơn là nội dung đích thực".Chuyên gia nghiên cứu hàng không Tony Cooper đồng thời còn là một nhà văn nói thêm: “Tất cả những gì tôi nhận được cho thấy đây không phải là một thứ vũ khí tác chiến đích thực".Ông Cooper khẳng định đã nghe thấy nhiều lời phàn nàn từ các nhân vật gần gũi với sự phát triển của Kinzhal. “Về bản chất, chỉ đây là một dự án trưng bày nhằm giới thiệu 'vũ khí tiên tiến’ của Nga", Kh-47M2 hiện vẫn chưa có năng lực thực chiến.Nhà phân tích người Mỹ nhấn mạnh rằng ngoài những tuyên bố trên báo chí của giới chức quân sự Nga, chưa có bằng chứng nào cho thấy Kh-47M2 đạt được những tính năng như công bố, bao gồm vận tốc Mach 10, tầm xa 2.000 km hay sai số chỉ trong vòng 5 - 7 m.Về phần mình, giới chuyên gia Nga phản bác rằng, những lời chỉ trích như vậy từ phía Mỹ chỉ nhằm mục đích duy nhất đó là làm mất uy tín của vũ khí và những phát triển mới nhất của họ.Kể từ khi Moskva công khai trình diễn bản thân tên lửa và phương tiện mang phóng, họ đồng thời tiến hành hàng loạt vụ thử nghiệm với Kh-47M2 Kinzhal và thu về thành công đáng kể.“Tại Mỹ, đối với vũ khí công nghệ cao của Nga, giới truyền thông rõ ràng được hướng dẫn bởi nguyên tắc 'nếu bạn không cảm thấy nó, nó không tồn tại”.“Tuy nhiên Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ cũng có những thứ tương tự như Kinzhal, nhưng rõ ràng là Washington không muốn tin rằng Moskva có thể chế tạo thành công vũ khí như vậy", trang Reporter của Nga phản bác.Nhưng bên cạnh đó, một vài chuyên gia quân sự độc lập cũng cho rằng, Nga nên công khai nhiều hơn nữa dữ liệu hoạt động của Kh-47M2 Kinzhal thì mới mang lại tính thuyết phục cao và phản bác luận điểm từ phía Mỹ.Đặc biệt, Nga cần cung cấp bằng chứng ghi lại cảnh Kh-47M2 bắn trúng mục tiêu, bởi những hình ảnh từng xuất hiện chỉ cho thấy một tên lửa rời khỏi tiêm kích MiG-31K mà chẳng rõ nó bay được bao xa và có đánh trúng đối tượng hay không.
Truyền thông và giới chức quân sự Nga từng nhiều lần khẳng định hệ thống tên lửa hàng không siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm) của nước này là thứ vũ khí đáng sợ hàng đầu thế giới hiện nay.
Ngoài chức năng chính là tiêu diệt mục tiêu mặt đất, “Dao găm” thậm chí chỉ cần một đòn là đủ để phá hủy một tàu chiến, nếu Nga thành công trong việc tích hợp cho tên lửa này đầu dò radar chủ động.
Mặc dù vậy, ấn phẩm Forbes trong một cuộc phỏng vấn đã trích lời chuyên gia Tony Cooper, nhận định rằng, trên thực tế Nga không có vũ khí như vậy và Kh-47M2 Kinzhal trên chỉ là một đạo cụ nhằm phục vụ nghi binh.
“Điện Kremlin đã công bố kế hoạch thành lập trung đoàn tiêm kích đánh chặn MiG-31K thứ hai - đây là máy bay chiến đấu đầu tiên, và cho đến nay là phi cơ duy nhất tương thích tên lửa không đối đất Kh-47M2 Kinzhal - phiên bản sửa đổi từ 9M723 thuộc tổ hợp Iskander-M".
"Tuy vậy trên thực tế, có lẽ MiG-31K và các tên lửa cực nhanh của chúng chủ yếu nhằm phục vụ mục đích trưng bày. Cho đến nay, chương trình trang bị vũ khí siêu thanh của Không quân Nga dường như có nhiều hỏa mù hơn là nội dung đích thực".
Chuyên gia nghiên cứu hàng không Tony Cooper đồng thời còn là một nhà văn nói thêm: “Tất cả những gì tôi nhận được cho thấy đây không phải là một thứ vũ khí tác chiến đích thực".
Ông Cooper khẳng định đã nghe thấy nhiều lời phàn nàn từ các nhân vật gần gũi với sự phát triển của Kinzhal. “Về bản chất, chỉ đây là một dự án trưng bày nhằm giới thiệu 'vũ khí tiên tiến’ của Nga", Kh-47M2 hiện vẫn chưa có năng lực thực chiến.
Nhà phân tích người Mỹ nhấn mạnh rằng ngoài những tuyên bố trên báo chí của giới chức quân sự Nga, chưa có bằng chứng nào cho thấy Kh-47M2 đạt được những tính năng như công bố, bao gồm vận tốc Mach 10, tầm xa 2.000 km hay sai số chỉ trong vòng 5 - 7 m.
Về phần mình, giới chuyên gia Nga phản bác rằng, những lời chỉ trích như vậy từ phía Mỹ chỉ nhằm mục đích duy nhất đó là làm mất uy tín của vũ khí và những phát triển mới nhất của họ.
Kể từ khi Moskva công khai trình diễn bản thân tên lửa và phương tiện mang phóng, họ đồng thời tiến hành hàng loạt vụ thử nghiệm với Kh-47M2 Kinzhal và thu về thành công đáng kể.
“Tại Mỹ, đối với vũ khí công nghệ cao của Nga, giới truyền thông rõ ràng được hướng dẫn bởi nguyên tắc 'nếu bạn không cảm thấy nó, nó không tồn tại”.
“Tuy nhiên Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ cũng có những thứ tương tự như Kinzhal, nhưng rõ ràng là Washington không muốn tin rằng Moskva có thể chế tạo thành công vũ khí như vậy", trang Reporter của Nga phản bác.
Nhưng bên cạnh đó, một vài chuyên gia quân sự độc lập cũng cho rằng, Nga nên công khai nhiều hơn nữa dữ liệu hoạt động của Kh-47M2 Kinzhal thì mới mang lại tính thuyết phục cao và phản bác luận điểm từ phía Mỹ.
Đặc biệt, Nga cần cung cấp bằng chứng ghi lại cảnh Kh-47M2 bắn trúng mục tiêu, bởi những hình ảnh từng xuất hiện chỉ cho thấy một tên lửa rời khỏi tiêm kích MiG-31K mà chẳng rõ nó bay được bao xa và có đánh trúng đối tượng hay không.