Được xếp hạng vào loại máy bay ném bom hạng nhẹ,nhưng chiếc Fairey Battle của Không quân Hoàng gia Anh vẫn có thể tham gia không chiến như một chiếc tiêm kích sau khi cắt hết bom. Nguồn ảnh: Flickr.Chiếc máy bay này được phát triển từ giữa thập niên 30 và bắt đầu được sản xuất hàng lọat từ năm 1937. Mặc dù được phục vụ trong không quân Hoàng gia Anh cho tới tận năm 1947 nhưng máy bay ném bom Fairey Battle vẫn bị đánh giá là một chiếc máy bay tồi tệ nhất trong lịch sử không quân nước này. Nguồn ảnh: Pinerest.Cụ thể, các phi công cho biết những chiếc Fairey Battle có lớp bọc giáp quá mỏng dù nó là một máy bay ném bom. Kỹ thuật ném bom thời điểm này đòi hỏi phi công phải thực hiện động tác bổ nhào - nghĩa là phải đâm thẳng xuống mục tiêu khiến cho lúc này, hỏa lực phòng không của đối phương có thể dễ dàng tiêu diệt chiếc Fairey Battle. Nguồn ảnh: Wings.Do có lớp giáp ở phần khoang lái và động cơ khá mỏng, Fairey Battle rất dễ bị pháo phòng không đối phương bắn hư hại. Khi bị hư hại trong lúc bổ nhào, phi công sẽ không thể nâng mũi máy bay lên được và cũng không đủ thời gian để nhảy dù ra ngoài, dẫn đến cái kết khá bi thảm. Nguồn ảnh: Wiki.Ngoài ra, loại máy bay này cũng có thiết kế hỏa lực cực dị bao gồm chỉ một khẩu súng máy cỡ nòng 7,7mm ở phía trước máy bay nhưng lại gắn ở bên cánh phải. Một khẩu súng máy cỡ nòng tương đương nữa được gắn ở phía sau khoang lái. Hỏa lực của súng máy 7,7mm rõ ràng là không đủ để đối đầu với các loại tiêm kích của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Warmachine.Máy bay ném bom hạng nhẹ Fairey Battle có phi hành đoàn bao gồm 3 người, trong đó có một phi công, một xạ thủ đuôi và một liên lạc kiêm cắt bom. Chiếc máy bay này có chiều dài 12,91 mét, sải cánh rộng 16,46 mét, chiều cao 4,72 mét và có diện tích mặt cánh 39,2 mét vuông. Nguồn ảnh: Warhistory.Kết hợp với một động cơ 1030 mã lực do Rolls-Royce Merlin II phát triển, máy bay ném bom hạng nhẹ Fairey Battle có vận tốc cực đại khoảng 420 km/h ở độ cao 4600 mét. Nguồn ảnh: Belgien.Tầm bay tối đa cũng là một hạn chế lớn của Fairey Battle khi nó chỉ có tầm bay tối đa đạt 1600 km - đây là một tầm bay rõ ràng là không đủ khi Fairey Battle thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ của một máy bay ném bom với khoảng cách xa và thời gian bay dài. Nguồn ảnh: Warincolour.Trần bay tối đa của loại máy bay này là 7620 mét, thời gian để nó leo lên độ cao 1520 mét là khoảng 4 phút. Ở độ cao tối đa của Fairey Battle, nó vẫn có thể bị tấn công từ phía trên một cách dễ dàng bởi các pha bổ nhào của tiêm kích đối phương. Nguồn ảnh: WW2.Ngoài hai khẩu súng máy "có cũng như không" của chiếc Fairey Battle, nó còn có khả năng mang theo tối đa khoảng 400 kg bom các loại, bao gồm 4 trái 250 lb (110 kg) hoặc 1 trái 500 lb (230 kg) gắn dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: WW2.Sự "vô dụng" của Fairey Battle còn thể hiện trong tỷ lệ thiệt hại mỗi lần tham chiến. Cụ thể, ngay từ đầu chiến tranh Fairey Battle đã phải chịu thiệt hại lên tới 50% mỗi khi nó tham gia các phi vụ đánh bom. Điều này có nghĩa là, cứ hai chiếc Fairey Battle cất cánh làm nhiệm vụ sẽ có 1 chiếc không quay về - tỷ lệ thiệt hại cao nhất ở mặt trận châu Âu trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy vậy vẫn có tới 2185 chiếc Fairey Battle từng được sản xuất - đồng nghĩa với việc khoảng gần 10.000 phi công đã "đen đủi" phải điều khiển loại máy bay này. Trong số 2185 chiếc Fairey Battle, chỉ có duy nhất 5 chiếc còn tồn tại đến ngay nay trong các viện bảo tàng ở Anh, tuy nhiên không một chiếc nào còn khả năng bay được. Nguồn ảnh: Ferry. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một phi vụ bay của máy bay ném bom Fairey Battle trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Được xếp hạng vào loại máy bay ném bom hạng nhẹ,nhưng chiếc Fairey Battle của Không quân Hoàng gia Anh vẫn có thể tham gia không chiến như một chiếc tiêm kích sau khi cắt hết bom. Nguồn ảnh: Flickr.
Chiếc máy bay này được phát triển từ giữa thập niên 30 và bắt đầu được sản xuất hàng lọat từ năm 1937. Mặc dù được phục vụ trong không quân Hoàng gia Anh cho tới tận năm 1947 nhưng máy bay ném bom Fairey Battle vẫn bị đánh giá là một chiếc máy bay tồi tệ nhất trong lịch sử không quân nước này. Nguồn ảnh: Pinerest.
Cụ thể, các phi công cho biết những chiếc Fairey Battle có lớp bọc giáp quá mỏng dù nó là một máy bay ném bom. Kỹ thuật ném bom thời điểm này đòi hỏi phi công phải thực hiện động tác bổ nhào - nghĩa là phải đâm thẳng xuống mục tiêu khiến cho lúc này, hỏa lực phòng không của đối phương có thể dễ dàng tiêu diệt chiếc Fairey Battle. Nguồn ảnh: Wings.
Do có lớp giáp ở phần khoang lái và động cơ khá mỏng, Fairey Battle rất dễ bị pháo phòng không đối phương bắn hư hại. Khi bị hư hại trong lúc bổ nhào, phi công sẽ không thể nâng mũi máy bay lên được và cũng không đủ thời gian để nhảy dù ra ngoài, dẫn đến cái kết khá bi thảm. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài ra, loại máy bay này cũng có thiết kế hỏa lực cực dị bao gồm chỉ một khẩu súng máy cỡ nòng 7,7mm ở phía trước máy bay nhưng lại gắn ở bên cánh phải. Một khẩu súng máy cỡ nòng tương đương nữa được gắn ở phía sau khoang lái. Hỏa lực của súng máy 7,7mm rõ ràng là không đủ để đối đầu với các loại tiêm kích của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Warmachine.
Máy bay ném bom hạng nhẹ Fairey Battle có phi hành đoàn bao gồm 3 người, trong đó có một phi công, một xạ thủ đuôi và một liên lạc kiêm cắt bom. Chiếc máy bay này có chiều dài 12,91 mét, sải cánh rộng 16,46 mét, chiều cao 4,72 mét và có diện tích mặt cánh 39,2 mét vuông. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kết hợp với một động cơ 1030 mã lực do Rolls-Royce Merlin II phát triển, máy bay ném bom hạng nhẹ Fairey Battle có vận tốc cực đại khoảng 420 km/h ở độ cao 4600 mét. Nguồn ảnh: Belgien.
Tầm bay tối đa cũng là một hạn chế lớn của Fairey Battle khi nó chỉ có tầm bay tối đa đạt 1600 km - đây là một tầm bay rõ ràng là không đủ khi Fairey Battle thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ của một máy bay ném bom với khoảng cách xa và thời gian bay dài. Nguồn ảnh: Warincolour.
Trần bay tối đa của loại máy bay này là 7620 mét, thời gian để nó leo lên độ cao 1520 mét là khoảng 4 phút. Ở độ cao tối đa của Fairey Battle, nó vẫn có thể bị tấn công từ phía trên một cách dễ dàng bởi các pha bổ nhào của tiêm kích đối phương. Nguồn ảnh: WW2.
Ngoài hai khẩu súng máy "có cũng như không" của chiếc Fairey Battle, nó còn có khả năng mang theo tối đa khoảng 400 kg bom các loại, bao gồm 4 trái 250 lb (110 kg) hoặc 1 trái 500 lb (230 kg) gắn dưới bụng máy bay. Nguồn ảnh: WW2.
Sự "vô dụng" của Fairey Battle còn thể hiện trong tỷ lệ thiệt hại mỗi lần tham chiến. Cụ thể, ngay từ đầu chiến tranh Fairey Battle đã phải chịu thiệt hại lên tới 50% mỗi khi nó tham gia các phi vụ đánh bom. Điều này có nghĩa là, cứ hai chiếc Fairey Battle cất cánh làm nhiệm vụ sẽ có 1 chiếc không quay về - tỷ lệ thiệt hại cao nhất ở mặt trận châu Âu trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy vậy vẫn có tới 2185 chiếc Fairey Battle từng được sản xuất - đồng nghĩa với việc khoảng gần 10.000 phi công đã "đen đủi" phải điều khiển loại máy bay này. Trong số 2185 chiếc Fairey Battle, chỉ có duy nhất 5 chiếc còn tồn tại đến ngay nay trong các viện bảo tàng ở Anh, tuy nhiên không một chiếc nào còn khả năng bay được. Nguồn ảnh: Ferry.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một phi vụ bay của máy bay ném bom Fairey Battle trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.