Chuyến bay này được ghi vào sách kỷ lục Guinness là dài nhất và xa nhất - trong 72 giờ và 16 phút, máy bay đã đi được quãng đường 50.005 km. Ngoài ra 7 kỷ lục thế giới và 10 kỷ lục Liên Xô đã được thiết lập.Người tổ chức chuyến bay tầm cực xa nói trên là Trung tướng Lev Kozlov - Giám đốc Trung tâm thử nghiệm bay Chkalov của Bộ Quốc phòng Liên Xô (nơi chiếc Su-57 hiện đang được kiểm tra).Kozlov tốt nghiệp trường đặc nhiệm không quân, sau đó là trường phi công quân sự và Học viện Gagarin, ông đã cầm lái chiếc Tu-16 và Tu-160. Khi thực hiện vụ phóng thành công tên lửa hành trình Kh-55, Kozlov cũng có mặt trên chiếc oanh tạc cơ, với chuyến bay của An-124, ông giữ tư cách thanh tra.Ước mơ được tiếp tục những chuyến bay đường dài của Chkalov đã không rời bỏ Lev Kozlov từ thời còn là học viên. Năm 1986, ông và chỉ huy sư đoàn không quân Mikhail Bashkirov bay vòng quanh lãnh thổ Liên Xô trên chiếc Tu-95. Chuyến bay với hai lần tiếp nhiên liệu trên không kéo dài 33 giờ."Tôi muốn nhiều hơn nữa", ông Kozlov từng nói. Một năm sau, chiếc máy bay lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là An-124 Ruslan được đưa vào biên chế. Phi công thử nghiệm của Phòng thiết kế Antonov Vladimir Terskiy đã bay vòng quanh Liên Xô, và Kozlov đã nghĩ đến việc bay vòng quanh thế giới.Kozlov quyết định bay qua cả hai cực trái đất và các điểm đặc biệt của đường xích đạo, 0 và 180 độ - để không ai có thể vượt qua nó. Ý tưởng được Bộ Tư lệnh Không quân và Bộ Quốc phòng ủng hộ nhưng họ không cho tiền xăng dầu, khuyên tìm nhà tài trợ.Trước tình hình trên, Kozlov đã đạt được thỏa thuận với doanh nhân người Úc Viktor Jamridze, người cung cấp 166 nghìn USD, với điều kiện điểm bắt đầu và kết thúc chuyến thám hiểm sẽ ở Melbourne, và cậu con trai 12 tuổi của anh sẽ bay vòng quanh thế giới.Bộ Ngoại giao đã đồng ý về lộ trình: từ Úc qua Nam Cực đến Rio de Janeiro, nơi tiếp nhiên liệu. Chuyến tiếp theo là ở Casablanca (Morocco). Từ đó, qua Bắc Cực đến Kamchatka và sau khi tiếp nhiên liệu, quay trở lại Melbourne.Chiếc Ruslan mang số hiệu 05-07 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến thám hiểm. Nó được sơn và lắp động cơ mới để đổi lấy sự tham gia vào hành trình của đại diện nhà máy Ulyanovsk cũng như công ty Motor Sich.Chiếc An-124 thứ hai cũng bay đến Melbourne (số hiệu 06-02). Trong suốt chuyến thám hiểm, nó làm nhiệm vụ sẵn sàng cất cánh với một động cơ dự phòng và thiết bị khẩn cấp trên khoang. Tổng cộng, chuyến bay kỷ lục đã được thực hiện với hơn 70 máy bay hỗ trợ.Tối 1/12/1990, An-124 cất cánh từ Melbourne và hướng đến Nam Cực. Có hai phi hành đoàn trên máy bay - họ thay nhau tám giờ một lần - và 24 hành khách là con của các nhà tài trợ, đại diện của nhà sản xuất, các tướng lĩnh..."Chúng tôi bắt đầu từ Melbourne không chỉ vì lợi ích của các nhà tài trợ. Phần này dài nhất và khó nhất - gần 18 giờ không hạ cánh. Đường bay xa tuyến đường quốc tế, ít phương tiện liên lạc và cứu hộ, gần như không có sân bay để hạ cánh khẩn cấp", Alla Strelnikova, một người tham gia chuyến bay nhớ lại.Ngoài ra cần phải nhắc tới việc hơn 90% tuyến đường chạy qua bốn đại dương, nơi không có cột mốc, một vài phần trăm nữa là qua Nam Cực - nơi gần như hoàn toàn hoang vắng.Nhưng lục địa thứ sáu đã chú ý đến Ruslan - lời chào các phi công được phát qua radio từ các đài Nam Cực của Liên Xô Molodezhnaya và Vostok, McMurd của Mỹ, Maitri của Ấn Độ và Georg Forster của Đức.Sau tám giờ bay, các phi công thấy Cực Nam dưới cánh. Chiếc An-124 hướng đến Brazil. Sau khi tiếp nhiên liệu ở Rio de Janeiro, Ruslan hướng đến châu Phi, xuất hiện trên bầu trời Casablanca, các phi công đã lập kỷ lục đầu tiên - tốc độ bay từ cực đến xích đạo."Ở Maroc, họ tiếp nhiên liệu "đến tận mắt": 220 tấn thay vì 200 tấn tiêu chuẩn, khi phải giả sử rằng Petropavlovsk-Kamchatsky sẽ không thể tiếp chúng tôi do điều kiện thời tiết. Và điều đó đã xảy ra", ông Strelnikov tiếp tục.Khi đến gần Bắc Cực, phi hành đoàn nhận được thông báo về một trận bão tuyết ở Kamchatka. Dải đất ở Petropavlovsk bị tuyết bao phủ đến mức không thể dọn sạch nó vào thời điểm máy bay đến.Nơi duy nhất đồng ý tiếp nhận Ruslan là sân bay Vozdvizhenka ở Primorye (đơn vị này từng do Lev Kozlov chỉ huy). Trong 10 giờ, họ tung toàn bộ lực lượng giải phóng đường băng bị phủ lớp tuyết dày 1,5 m và đến 3 giờ sáng thì chiếc An-124 hạ cánh.Sau khi tiếp nhiên liệu, máy bay lại cất cánh và hướng đến Melbourne. Trên đường đi, Ruslan đi qua một điểm 180 độ ở đường xích đạo và lúc 21h30, vượt qua cơn bão trên Thái Bình Dương, hạ cánh an toàn xuống Úc.Phi hành đoàn đã dành ngày cuối cùng của chuyến bay ở phía đêm của Trái đất, chỉ được hướng dẫn bởi các dụng cụ. Các phi công đã dành riêng chuyến bay kỷ lục của họ để kỷ niệm 70 năm thành lập Trung tâm Chkalov.
Chuyến bay này được ghi vào sách kỷ lục Guinness là dài nhất và xa nhất - trong 72 giờ và 16 phút, máy bay đã đi được quãng đường 50.005 km. Ngoài ra 7 kỷ lục thế giới và 10 kỷ lục Liên Xô đã được thiết lập.
Người tổ chức chuyến bay tầm cực xa nói trên là Trung tướng Lev Kozlov - Giám đốc Trung tâm thử nghiệm bay Chkalov của Bộ Quốc phòng Liên Xô (nơi chiếc Su-57 hiện đang được kiểm tra).
Kozlov tốt nghiệp trường đặc nhiệm không quân, sau đó là trường phi công quân sự và Học viện Gagarin, ông đã cầm lái chiếc Tu-16 và Tu-160. Khi thực hiện vụ phóng thành công tên lửa hành trình Kh-55, Kozlov cũng có mặt trên chiếc oanh tạc cơ, với chuyến bay của An-124, ông giữ tư cách thanh tra.
Ước mơ được tiếp tục những chuyến bay đường dài của Chkalov đã không rời bỏ Lev Kozlov từ thời còn là học viên. Năm 1986, ông và chỉ huy sư đoàn không quân Mikhail Bashkirov bay vòng quanh lãnh thổ Liên Xô trên chiếc Tu-95. Chuyến bay với hai lần tiếp nhiên liệu trên không kéo dài 33 giờ.
"Tôi muốn nhiều hơn nữa", ông Kozlov từng nói. Một năm sau, chiếc máy bay lớn nhất thế giới lúc bấy giờ là An-124 Ruslan được đưa vào biên chế. Phi công thử nghiệm của Phòng thiết kế Antonov Vladimir Terskiy đã bay vòng quanh Liên Xô, và Kozlov đã nghĩ đến việc bay vòng quanh thế giới.
Kozlov quyết định bay qua cả hai cực trái đất và các điểm đặc biệt của đường xích đạo, 0 và 180 độ - để không ai có thể vượt qua nó. Ý tưởng được Bộ Tư lệnh Không quân và Bộ Quốc phòng ủng hộ nhưng họ không cho tiền xăng dầu, khuyên tìm nhà tài trợ.
Trước tình hình trên, Kozlov đã đạt được thỏa thuận với doanh nhân người Úc Viktor Jamridze, người cung cấp 166 nghìn USD, với điều kiện điểm bắt đầu và kết thúc chuyến thám hiểm sẽ ở Melbourne, và cậu con trai 12 tuổi của anh sẽ bay vòng quanh thế giới.
Bộ Ngoại giao đã đồng ý về lộ trình: từ Úc qua Nam Cực đến Rio de Janeiro, nơi tiếp nhiên liệu. Chuyến tiếp theo là ở Casablanca (Morocco). Từ đó, qua Bắc Cực đến Kamchatka và sau khi tiếp nhiên liệu, quay trở lại Melbourne.
Chiếc Ruslan mang số hiệu 05-07 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến thám hiểm. Nó được sơn và lắp động cơ mới để đổi lấy sự tham gia vào hành trình của đại diện nhà máy Ulyanovsk cũng như công ty Motor Sich.
Chiếc An-124 thứ hai cũng bay đến Melbourne (số hiệu 06-02). Trong suốt chuyến thám hiểm, nó làm nhiệm vụ sẵn sàng cất cánh với một động cơ dự phòng và thiết bị khẩn cấp trên khoang. Tổng cộng, chuyến bay kỷ lục đã được thực hiện với hơn 70 máy bay hỗ trợ.
Tối 1/12/1990, An-124 cất cánh từ Melbourne và hướng đến Nam Cực. Có hai phi hành đoàn trên máy bay - họ thay nhau tám giờ một lần - và 24 hành khách là con của các nhà tài trợ, đại diện của nhà sản xuất, các tướng lĩnh...
"Chúng tôi bắt đầu từ Melbourne không chỉ vì lợi ích của các nhà tài trợ. Phần này dài nhất và khó nhất - gần 18 giờ không hạ cánh. Đường bay xa tuyến đường quốc tế, ít phương tiện liên lạc và cứu hộ, gần như không có sân bay để hạ cánh khẩn cấp", Alla Strelnikova, một người tham gia chuyến bay nhớ lại.
Ngoài ra cần phải nhắc tới việc hơn 90% tuyến đường chạy qua bốn đại dương, nơi không có cột mốc, một vài phần trăm nữa là qua Nam Cực - nơi gần như hoàn toàn hoang vắng.
Nhưng lục địa thứ sáu đã chú ý đến Ruslan - lời chào các phi công được phát qua radio từ các đài Nam Cực của Liên Xô Molodezhnaya và Vostok, McMurd của Mỹ, Maitri của Ấn Độ và Georg Forster của Đức.
Sau tám giờ bay, các phi công thấy Cực Nam dưới cánh. Chiếc An-124 hướng đến Brazil. Sau khi tiếp nhiên liệu ở Rio de Janeiro, Ruslan hướng đến châu Phi, xuất hiện trên bầu trời Casablanca, các phi công đã lập kỷ lục đầu tiên - tốc độ bay từ cực đến xích đạo.
"Ở Maroc, họ tiếp nhiên liệu "đến tận mắt": 220 tấn thay vì 200 tấn tiêu chuẩn, khi phải giả sử rằng Petropavlovsk-Kamchatsky sẽ không thể tiếp chúng tôi do điều kiện thời tiết. Và điều đó đã xảy ra", ông Strelnikov tiếp tục.
Khi đến gần Bắc Cực, phi hành đoàn nhận được thông báo về một trận bão tuyết ở Kamchatka. Dải đất ở Petropavlovsk bị tuyết bao phủ đến mức không thể dọn sạch nó vào thời điểm máy bay đến.
Nơi duy nhất đồng ý tiếp nhận Ruslan là sân bay Vozdvizhenka ở Primorye (đơn vị này từng do Lev Kozlov chỉ huy). Trong 10 giờ, họ tung toàn bộ lực lượng giải phóng đường băng bị phủ lớp tuyết dày 1,5 m và đến 3 giờ sáng thì chiếc An-124 hạ cánh.
Sau khi tiếp nhiên liệu, máy bay lại cất cánh và hướng đến Melbourne. Trên đường đi, Ruslan đi qua một điểm 180 độ ở đường xích đạo và lúc 21h30, vượt qua cơn bão trên Thái Bình Dương, hạ cánh an toàn xuống Úc.
Phi hành đoàn đã dành ngày cuối cùng của chuyến bay ở phía đêm của Trái đất, chỉ được hướng dẫn bởi các dụng cụ. Các phi công đã dành riêng chuyến bay kỷ lục của họ để kỷ niệm 70 năm thành lập Trung tâm Chkalov.