Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và Ukraine tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Điều này mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên, nhưng tình trạng đã thay đổi từ năm 2014, khi quan hệ giữa hai bên xấu đi nghiêm trọng.Do các lệnh trừng phạt lẫn nhau, ngành công nghiệp hàng không Nga đã bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt rõ ràng trong ví dụ về máy bay vận tải quân sự chiến lược An-124 Ruslan.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chỉ có 5 chiếc An-124 còn Nga sở hữu 33 máy bay. Vào những năm 1990, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, Nga nhận ra rằng họ không cần số lượng lớn An-124 như vậy, nên một nửa đã được đưa vào kho.Tuy nhiên, Moskva cũng thấy rằng An-124 có triển vọng tốt trên thị trường thương mại quốc tế. Do đó các chuyên gia hàng không đã sửa đổi máy bay và phát hành phiên bản dân sự của Ruslan đó là An-124-100.Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa thông thường, An-124-100 thực sự là thành công lớn. Máy bay được sử dụng thường xuyên đến mức vào giữa những năm 2000, các phi cơ hiện có thực tế đã sử dụng hết số giờ bay của chúng.Nga và Ukraine đã suy nghĩ về việc nối lại việc sản xuất Ruslan, không chỉ cho dân sự mà còn cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, cuối cùng, các bên đã không thực hiện được ý định của mình.Vào thời điểm đó, Moskva cho rằng việc chế tạo An-124 mới sẽ đòi hỏi quá nhiều đầu tư tài chính, do vậy quyết định đơn giản là đại tu những máy bay được đưa vào lưu trữ trong thập niên 1990.Chương trình hiện đại hóa của Ruslan diễn ra khá thành công, nhưng vào năm 2014, tình hình đã thay đổi đáng kể do quan hệ Nga - Ukraine xấu đi nghiêm trọng.Cho đến năm 2016, Antonov vẫn phục vụ người Nga theo các hợp đồng hiện có và Moskva có thể mua phụ tùng cho động cơ thông qua nước thứ ba. Nhưng cuối cùng hợp tác giữa Nga và Ukraine vẫn chấm dứt.Vào tháng 1/2020, các phương tiện truyền thông thông tin rằng chính quyền Nga đang lên kế hoạch hiện đại hóa nghiêm túc những chiếc An-124 hiện có trong biên chế.Cụ thể, các thiết bị sản xuất tại Nga sẽ được cài đặt trên phiên bản nâng cấp An-124-100M. Chiếc phi cơ đầu tiên dự định được Aviastar-SP Ulyanovsk bàn giao vào năm 2022.Nhưng theo các chuyên gia, một vấn đề đã phát sinh liên quan đến các động cơ mà Ukraine vẫn sản xuất. Những máy bay An-124 này lắp động cơ D-18T, được chế tạo ra ở Ukraine dành riêng cho An-124 và An-225.Trong một thời gian dài, Nga đã cố gắng tạo ra sản phẩm tương tự của riêng mình, nhưng cho đến nay họ vẫn không thành công bất chấp nhiều nỗ lực đã được bỏ ra.Đặc biệt các chuyên gia Nga đã cố gắng nghiên cứu chế tạo động cơ PD-35. Tuy nhiên thời hạn thực hiện dự án này liên tục bị trì hoãn, và thời điểm kết thúc phát triển đã được lên kế hoạch vào năm 2025.Đồng thời cũng có vấn đề khi sửa chữa và bảo trì các động cơ D-18T có sẵn, vì chúng cần linh kiện sản xuất bởi công ty Motor Sich của Ukraine. Nhưng do lệnh trừng phạt của Kiev mà Nga không thể tiếp cận nguồn phụ tùng.Các chuyên gia cho rằng trong hoàn cảnh này, Moskva chỉ có thể mong đợi sự ấm lên trong quan hệ với Kiev và dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau. Như thế, những chiếc máy bay khổng lồ này mới có cơ hội hoạt động lâu dài.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và Ukraine tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Điều này mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên, nhưng tình trạng đã thay đổi từ năm 2014, khi quan hệ giữa hai bên xấu đi nghiêm trọng.
Do các lệnh trừng phạt lẫn nhau, ngành công nghiệp hàng không Nga đã bị ảnh hưởng. Điều này đặc biệt rõ ràng trong ví dụ về máy bay vận tải quân sự chiến lược An-124 Ruslan.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chỉ có 5 chiếc An-124 còn Nga sở hữu 33 máy bay. Vào những năm 1990, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, Nga nhận ra rằng họ không cần số lượng lớn An-124 như vậy, nên một nửa đã được đưa vào kho.
Tuy nhiên, Moskva cũng thấy rằng An-124 có triển vọng tốt trên thị trường thương mại quốc tế. Do đó các chuyên gia hàng không đã sửa đổi máy bay và phát hành phiên bản dân sự của Ruslan đó là An-124-100.
Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa thông thường, An-124-100 thực sự là thành công lớn. Máy bay được sử dụng thường xuyên đến mức vào giữa những năm 2000, các phi cơ hiện có thực tế đã sử dụng hết số giờ bay của chúng.
Nga và Ukraine đã suy nghĩ về việc nối lại việc sản xuất Ruslan, không chỉ cho dân sự mà còn cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, cuối cùng, các bên đã không thực hiện được ý định của mình.
Vào thời điểm đó, Moskva cho rằng việc chế tạo An-124 mới sẽ đòi hỏi quá nhiều đầu tư tài chính, do vậy quyết định đơn giản là đại tu những máy bay được đưa vào lưu trữ trong thập niên 1990.
Chương trình hiện đại hóa của Ruslan diễn ra khá thành công, nhưng vào năm 2014, tình hình đã thay đổi đáng kể do quan hệ Nga - Ukraine xấu đi nghiêm trọng.
Cho đến năm 2016, Antonov vẫn phục vụ người Nga theo các hợp đồng hiện có và Moskva có thể mua phụ tùng cho động cơ thông qua nước thứ ba. Nhưng cuối cùng hợp tác giữa Nga và Ukraine vẫn chấm dứt.
Vào tháng 1/2020, các phương tiện truyền thông thông tin rằng chính quyền Nga đang lên kế hoạch hiện đại hóa nghiêm túc những chiếc An-124 hiện có trong biên chế.
Cụ thể, các thiết bị sản xuất tại Nga sẽ được cài đặt trên phiên bản nâng cấp An-124-100M. Chiếc phi cơ đầu tiên dự định được Aviastar-SP Ulyanovsk bàn giao vào năm 2022.
Nhưng theo các chuyên gia, một vấn đề đã phát sinh liên quan đến các động cơ mà Ukraine vẫn sản xuất. Những máy bay An-124 này lắp động cơ D-18T, được chế tạo ra ở Ukraine dành riêng cho An-124 và An-225.
Trong một thời gian dài, Nga đã cố gắng tạo ra sản phẩm tương tự của riêng mình, nhưng cho đến nay họ vẫn không thành công bất chấp nhiều nỗ lực đã được bỏ ra.
Đặc biệt các chuyên gia Nga đã cố gắng nghiên cứu chế tạo động cơ PD-35. Tuy nhiên thời hạn thực hiện dự án này liên tục bị trì hoãn, và thời điểm kết thúc phát triển đã được lên kế hoạch vào năm 2025.
Đồng thời cũng có vấn đề khi sửa chữa và bảo trì các động cơ D-18T có sẵn, vì chúng cần linh kiện sản xuất bởi công ty Motor Sich của Ukraine. Nhưng do lệnh trừng phạt của Kiev mà Nga không thể tiếp cận nguồn phụ tùng.
Các chuyên gia cho rằng trong hoàn cảnh này, Moskva chỉ có thể mong đợi sự ấm lên trong quan hệ với Kiev và dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau. Như thế, những chiếc máy bay khổng lồ này mới có cơ hội hoạt động lâu dài.