Một chiếc máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan của công ty Volga-Dnepr đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tolmachevo ở Novosibirsk vào thứ sáu, ngày 13/11. Theo dữ liệu sơ bộ, động cơ của máy bay bị lỗi và liên lạc vô tuyến không hoạt động.Theo thông tin chính thức, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ Moskva, chuyến bay của chiếc An-124 Ruslan theo chặng đường Novosibirsk - Vienna đã khởi hành, nhưng chỉ sau 10 phút phải hạ cánh khẩn cấp xuống Tolmachevo.Căn cứ lời của cơ trưởng máy bay - ông Yevgeny Solovyov thì động cơ thứ hai khi bay cao không quá 300 mét đã “văng ra xa”, ngắt toàn bộ hệ thống thông tin trên khoang - các phi công phải hạ cánh chiếc An-124 trong điều kiện không có liên lạc."Các bộ phận rơi ra ở độ cao vài trăm mét từ động cơ của chiếc An-124 Ruslan, xuyên qua mái nhà kho trên mặt đất và điều kỳ diệu đã xảy ra là không ai bị thương", kênh điện tín Baza thuật lại tình huống khi chiếc máy bay gần như bắt đầu rơi trên bầu trời thành phố.Trong sự cố, không ai trong số 14 thành viên của phi hành đoàn An-124 bị thương. Cơ quan điều tra khu vực Tây Siberia của Novosibirsk đã bắt đầu tiến hành kiểm tra hiện trường trước khi điều tra về sự cố trên máy bay.Vụ tai nạn này càng làm tăng khó khăn cho Nga trong việc duy trì phi đội vận tải cơ An-124 Ruslan của mình, khi nhiều chiếc đang trong tình trạng xuống cấp vì thiếu nguồn linh kiện thiết yếu do Ukraine sản xuất (đặc biệt là ở động cơ).Antonov An-124 Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi chiếc Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện). Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây.Vận tải cơ An-124 cất cánh lần đầu vào năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động tại Nga, Ukraine, UAE cũng như Libya.Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Mỹ nhưng lớn hơn, nó được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay, và nhiều loại hàng hóa quá cỡ khác.Máy bay An-124 có thể hạ thấp độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng, ngoài cửa mở ở đuôi thì nó còn mở được cả ở cabin phía trước để dễ dàng đưa hàng hóa có kích thước lớn vào trong khoang.Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.Phiên bản quân sự của máy bay vận tải An-124 chở được 150 tấn hàng hóa, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái, nhưng vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù.Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng siêu nặng An-124-100 Ruslan: chiều dài 68,96 m; sải cánh 73,3 m; chiều cao 20,78 m; trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn; kíp điều khiển 6 người.Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.
Một chiếc máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan của công ty Volga-Dnepr đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Tolmachevo ở Novosibirsk vào thứ sáu, ngày 13/11. Theo dữ liệu sơ bộ, động cơ của máy bay bị lỗi và liên lạc vô tuyến không hoạt động.
Theo thông tin chính thức, vào khoảng 8 giờ sáng theo giờ Moskva, chuyến bay của chiếc An-124 Ruslan theo chặng đường Novosibirsk - Vienna đã khởi hành, nhưng chỉ sau 10 phút phải hạ cánh khẩn cấp xuống Tolmachevo.
Căn cứ lời của cơ trưởng máy bay - ông Yevgeny Solovyov thì động cơ thứ hai khi bay cao không quá 300 mét đã “văng ra xa”, ngắt toàn bộ hệ thống thông tin trên khoang - các phi công phải hạ cánh chiếc An-124 trong điều kiện không có liên lạc.
"Các bộ phận rơi ra ở độ cao vài trăm mét từ động cơ của chiếc An-124 Ruslan, xuyên qua mái nhà kho trên mặt đất và điều kỳ diệu đã xảy ra là không ai bị thương", kênh điện tín Baza thuật lại tình huống khi chiếc máy bay gần như bắt đầu rơi trên bầu trời thành phố.
Trong sự cố, không ai trong số 14 thành viên của phi hành đoàn An-124 bị thương. Cơ quan điều tra khu vực Tây Siberia của Novosibirsk đã bắt đầu tiến hành kiểm tra hiện trường trước khi điều tra về sự cố trên máy bay.
Vụ tai nạn này càng làm tăng khó khăn cho Nga trong việc duy trì phi đội vận tải cơ An-124 Ruslan của mình, khi nhiều chiếc đang trong tình trạng xuống cấp vì thiếu nguồn linh kiện thiết yếu do Ukraine sản xuất (đặc biệt là ở động cơ).
Antonov An-124 Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi chiếc Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện). Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây.
Vận tải cơ An-124 cất cánh lần đầu vào năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động tại Nga, Ukraine, UAE cũng như Libya.
Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Mỹ nhưng lớn hơn, nó được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay, và nhiều loại hàng hóa quá cỡ khác.
Máy bay An-124 có thể hạ thấp độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng, ngoài cửa mở ở đuôi thì nó còn mở được cả ở cabin phía trước để dễ dàng đưa hàng hóa có kích thước lớn vào trong khoang.
Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.
Phiên bản quân sự của máy bay vận tải An-124 chở được 150 tấn hàng hóa, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái, nhưng vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù.
Thông số kỹ thuật cơ bản của vận tải cơ hạng siêu nặng An-124-100 Ruslan: chiều dài 68,96 m; sải cánh 73,3 m; chiều cao 20,78 m; trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn; kíp điều khiển 6 người.
Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.