Hệ thống tên lửa S-400 mà Ấn Độ đặt hàng Nga vẫn chưa có; tuy nhiên Ấn Độ đã bắt đầu lo lắng về việc, liệu hệ thống S-400 có thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình hay không?Xét cho cùng, đối thủ chiến lược tiềm tàng của Ấn Độ như Trung Quốc đã được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình. Nếu hệ thống phòng thủ S-400 không thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình, chẳng phải S-400 mà Ấn Độ chi "mạnh tay", sẽ trở thành đống phế liệu sao?Dù hệ thống tên lửa phòng không S-400 như Nga tuyên bố, có thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình, thì điều đó vẫn chỉ là lý thuyết, mà hoàn toàn chưa có thực chiến. Hiện nay hệ thống phòng không S-400 của Nga, triển khai tại Syria, vẫn đối mặt thường xuyên với tiêm kích F-35 của Israel, nhưng vẫn "im lặng", chưa một lần khai hỏa, mà không rõ lý do?Theo tính toán, việc tổ hợp tên lửa S-400 tiêu diệt được máy bay chiến đấu tàng hình dường như là khả thi. Trong khi nêu bật hai điểm nổi bật chính là tầm siêu xa của hệ thống phòng không S-400 và khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, Nga cũng tuyên bố rằng, S-400 có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng nghe có vẻ không mấy khích lệ.Vậy lý do tại sao Mỹ và NATO phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400, Mỹ nêu lý do là hệ thống S-400 có thể đe dọa sự an toàn của máy bay chiến đấu F-35 và lấy đây là cái cớ, để ngăn chặn việc giao máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.Nhưng theo phân tích của giới quân sự, cần phải lưu ý rằng, Mỹ và NATO chủ yếu lo ngại rằng các cảm biến trinh sát của S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ phát hiện ra điểm yếu của tiêm kích F-35 và gửi thông tin liên quan này về cho Nga.Phía Ấn Độ thì có mối quan ngại khác, vì gần đây Mỹ đã sử dụng máy bay chiến đấu F-35, để tiêu diệt thành công hệ thống phòng không mô phỏng S-400, trong cuộc tập trận ngày 2/1 vừa qua.Trong cuộc chiến mô phỏng này, máy bay chiến đấu F-35 đã sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, để phá hủy thiết bị. Theo tình huống diễn tập, có một căn cứ giả định của kẻ thù, ở đó bố trí hệ thống phòng không S-400 và nhiệm vụ của các phi đội F-35 là phải tiêu diệt hệ thống phòng không trên mà không làm lộ mình.Trong một đoạn video do Lockheed Martin công bố, hai máy bay chiến đấu F-35 đã phát hiện hệ thống S-400 trong lãnh thổ Nga, và thông báo tọa độ chính xác, tới hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M-142 HIMARS, để tiêu diệt hệ thống phòng không này.Trên thực tế, các chiến thuật tương tự đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua, nhưng không phải máy bay tàng hình F-35, mà là UAV của quân đội Azerbaijan, đã phát hiện ra vị trí của hệ thống phòng không S-300 của quân đội Armenia, và sau đó dùng UAV "tự sát" Harop mua của Israel để phá hủy S-300.Lợi thế tàng hình của chiến đấu cơ F-35 đã được kiểm chứng, để tiêu diệt một hệ thống phòng không mô phỏng, có hiệu suất tương tự như S-300 và S-400, trong cuộc tập trận đào tạo đa lực lượng, mang tên Cờ đỏ 2017 của Không quân Mỹ, tại căn cứ Nellis.Trong cuộc tập trận này, F-35 sử dụng lợi thế tàng hình, để xâm nhập đủ gần, dùng vũ khí là bom dẫn đường có đường kính nhỏ, để phá hủy hệ thống phòng không mô phỏng; hiệu quả của chúng được cho là cao hơn nhiều, so với chiến thuật truyền thống, của máy bay chiến đấu không tàng hình, sử dụng tên lửa chống bức xạ và bom dẫn đường chính xác, dưới sự "che chở" của máy bay tác chiến điện tử.Với việc từng bước cải thiện khả năng chiến đấu của tiêm kích F-35, việc chúng được trang bị tên lửa chống bức xạ đặc biệt, chỉ còn là vấn đề thời gian. Mà ngay cả khi không có tên lửa bức xạ, với bom dẫn đường đường kính nhỏ, hoàn toàn có thể phá hủy các hệ thống S-400.Đối với quân đội Ấn Độ, nếu ngay cả S-400 cũng không thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình của đối thủ, thì về cơ bản, Không quân Ấn Độ khó có thể cung cấp khả năng bảo vệ phòng không đáng tin cậy.Vào thời điểm đó, Không quân Ấn Độ có thể tự tin tuyên bố rằng, con "Át chủ bài" Rafale có thể áp đảo J-16 và Su-35; nhưng Rafale sẽ là "bia tập bắn" cho các loại chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hoặc J-31 của Trung Quốc, đơn giản vì Rafale kém J-20 cả một thế hệ và không phải là đối thủ. Nguồn ảnh: BMDP. Cận cảnh lưới lửa phòng thủ đa tầng của Nga với tên lửa S-400.
Hệ thống tên lửa S-400 mà Ấn Độ đặt hàng Nga vẫn chưa có; tuy nhiên Ấn Độ đã bắt đầu lo lắng về việc, liệu hệ thống S-400 có thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình hay không?
Xét cho cùng, đối thủ chiến lược tiềm tàng của Ấn Độ như Trung Quốc đã được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình. Nếu hệ thống phòng thủ S-400 không thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình, chẳng phải S-400 mà Ấn Độ chi "mạnh tay", sẽ trở thành đống phế liệu sao?
Dù hệ thống tên lửa phòng không S-400 như Nga tuyên bố, có thể đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình, thì điều đó vẫn chỉ là lý thuyết, mà hoàn toàn chưa có thực chiến. Hiện nay hệ thống phòng không S-400 của Nga, triển khai tại Syria, vẫn đối mặt thường xuyên với tiêm kích F-35 của Israel, nhưng vẫn "im lặng", chưa một lần khai hỏa, mà không rõ lý do?
Theo tính toán, việc tổ hợp tên lửa S-400 tiêu diệt được máy bay chiến đấu tàng hình dường như là khả thi. Trong khi nêu bật hai điểm nổi bật chính là tầm siêu xa của hệ thống phòng không S-400 và khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, Nga cũng tuyên bố rằng, S-400 có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng nghe có vẻ không mấy khích lệ.
Vậy lý do tại sao Mỹ và NATO phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400, Mỹ nêu lý do là hệ thống S-400 có thể đe dọa sự an toàn của máy bay chiến đấu F-35 và lấy đây là cái cớ, để ngăn chặn việc giao máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng theo phân tích của giới quân sự, cần phải lưu ý rằng, Mỹ và NATO chủ yếu lo ngại rằng các cảm biến trinh sát của S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ phát hiện ra điểm yếu của tiêm kích F-35 và gửi thông tin liên quan này về cho Nga.
Phía Ấn Độ thì có mối quan ngại khác, vì gần đây Mỹ đã sử dụng máy bay chiến đấu F-35, để tiêu diệt thành công hệ thống phòng không mô phỏng S-400, trong cuộc tập trận ngày 2/1 vừa qua.
Trong cuộc chiến mô phỏng này, máy bay chiến đấu F-35 đã sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, để phá hủy thiết bị. Theo tình huống diễn tập, có một căn cứ giả định của kẻ thù, ở đó bố trí hệ thống phòng không S-400 và nhiệm vụ của các phi đội F-35 là phải tiêu diệt hệ thống phòng không trên mà không làm lộ mình.
Trong một đoạn video do Lockheed Martin công bố, hai máy bay chiến đấu F-35 đã phát hiện hệ thống S-400 trong lãnh thổ Nga, và thông báo tọa độ chính xác, tới hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M-142 HIMARS, để tiêu diệt hệ thống phòng không này.
Trên thực tế, các chiến thuật tương tự đã được sử dụng trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua, nhưng không phải máy bay tàng hình F-35, mà là UAV của quân đội Azerbaijan, đã phát hiện ra vị trí của hệ thống phòng không S-300 của quân đội Armenia, và sau đó dùng UAV "tự sát" Harop mua của Israel để phá hủy S-300.
Lợi thế tàng hình của chiến đấu cơ F-35 đã được kiểm chứng, để tiêu diệt một hệ thống phòng không mô phỏng, có hiệu suất tương tự như S-300 và S-400, trong cuộc tập trận đào tạo đa lực lượng, mang tên Cờ đỏ 2017 của Không quân Mỹ, tại căn cứ Nellis.
Trong cuộc tập trận này, F-35 sử dụng lợi thế tàng hình, để xâm nhập đủ gần, dùng vũ khí là bom dẫn đường có đường kính nhỏ, để phá hủy hệ thống phòng không mô phỏng; hiệu quả của chúng được cho là cao hơn nhiều, so với chiến thuật truyền thống, của máy bay chiến đấu không tàng hình, sử dụng tên lửa chống bức xạ và bom dẫn đường chính xác, dưới sự "che chở" của máy bay tác chiến điện tử.
Với việc từng bước cải thiện khả năng chiến đấu của tiêm kích F-35, việc chúng được trang bị tên lửa chống bức xạ đặc biệt, chỉ còn là vấn đề thời gian. Mà ngay cả khi không có tên lửa bức xạ, với bom dẫn đường đường kính nhỏ, hoàn toàn có thể phá hủy các hệ thống S-400.
Đối với quân đội Ấn Độ, nếu ngay cả S-400 cũng không thể chống lại máy bay chiến đấu tàng hình của đối thủ, thì về cơ bản, Không quân Ấn Độ khó có thể cung cấp khả năng bảo vệ phòng không đáng tin cậy.
Vào thời điểm đó, Không quân Ấn Độ có thể tự tin tuyên bố rằng, con "Át chủ bài" Rafale có thể áp đảo J-16 và Su-35; nhưng Rafale sẽ là "bia tập bắn" cho các loại chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hoặc J-31 của Trung Quốc, đơn giản vì Rafale kém J-20 cả một thế hệ và không phải là đối thủ. Nguồn ảnh: BMDP.
Cận cảnh lưới lửa phòng thủ đa tầng của Nga với tên lửa S-400.