Danh hiệu chiếc xe tăng nặng nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 thuộc về xe tăng hạng nặng Tiger II do Đức Quốc Xã thiết kế và chế tạo. Loại xe tăng này được Đức thiết kế năm 1943, sử dụng thực chiến từ năm 1944 tới hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Wiki.Tiger II được thiết kế dựa trên ý tưởng của chiếc xe tăng hạng nặng Tiger I ra đời trước đó, với mục đích là tạo nên một chiếc boong-ke di động, có giáp dày nhưng không đặt thẳng đứng như ở bản Panzer I mà được đặt nghiêng. Nguồn ảnh: Wiki.Về thiết kế, có thể coi chiếc xe tăng Tiger II là phiên bản phóng to của xe tăng hạng trung Panther trước đó với ưu thế giáp nghiêng cực kỳ ưu việt. Mặc dù vậy, do được phát triển quá vội vã vào cuối chiến tranh nên chiếc xe tăng này có quá nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Messe.Nhược điểm lớn nhất của Tiger II đó là dù nó nặng tới 70 tấn nhưng toàn bộ hệ thống động cơ, hệ thống điều khiển cơ khí trên xe đều được sao chép từ xe tăng Panther vốn chỉ nặng khoảng 44 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.Điều này khiến kíp lái của xe tăng Tiger II đặc biệt là tài xế phải cực kỳ vất vả khi điều khiển chiếc xe tăng này do hệ thống trợ lực không cung cấp đủ lực hỗ trợ cho việc sang số và xoay tay lái một cách đơn giản như trên chiếc Panther. Nguồn ảnh: Messe.Việc sử dụng chung hệ thống chuyển động này cũng khiến xe tăng Tiger II có độ tin cậy không cao giống như chiếc Panther trước đó. Xe thường xuyên bị hỏng vặt, đặc biệt là hệ thống động cơ. Ngoài ra quá trình bảo dưỡng của xe cũng kéo dài và cực kỳ tốn kém. Nguồn ảnh: WW2.Tiger II có kíp chiến đấu 5 người, bao gồm chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn viên, điều khiển radio và lái xe. Xe được bọc thép từ 25 tới 180mm, được trang bị vũ khí chính là khẩu pháo 8,8 cm KwK 43 L/71 với tháp pháo do Porscher sản xuất cùng dự trữ đạn tới 86 viên - nhiều nhất so với các loại xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: WW2.goài khẩu pháo chính, xe còn được trang bị 2 khẩu súng máy Maschinengewehr 34 với cơ số đạn dự trữ tổng cộng 5850 viên. Nguồn ảnh: Messe.Động cơ của xe là động cơ V-12 HK 230 P30 chạy xăng do Maybach thiết kế. Động cơ này có công suất chỉ 690 sức ngựa. Nghĩa là tỷ trọng lực kéo/trọng lượng của xe không đạt tới 10 sức ngựa trên tấn, chỉ vào khoảng 9 sức ngựa/tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều này dẫn tới việc xe có khả năng di chuyển rất khó khăn. Dù lý thuyết tốc độ tối đa của chiếc xe tăng này có thể lên tới 41,5 km/h nhưng trên thực tế, nó chỉ di chuyển được ở khoảng 22 km/h tối đa. Kèm theo đó là trọng lượng quá nặng khiến các loại cầu, đường ở châu Âu thời bấy giờ khó có thể chịu tải nổi và Tiger II thường xuyên phải... đi đường vòng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tầm hoạt động của Tiger II cũng cực kỳ hạn chế, nó có sức chứa nhiên liệu tới 860 lít xăng nhưng tầm hoạt động chỉ 170 km. Việc chứa tới 860 lít xăng cũng là một thảm họa với kíp lái vì ngay khi bị bắn trúng động cơ, có thể Tiger II sẽ bốc cháy ngay lập tức cùng hàng trăm lít xăng dự trữ. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng có khoảng 500 chiếc xe tăng hạng nặng Tiger II từng được sản xuất trong thời gian từ năm 1944 cho tới hết chiến tranh. Tới ngày nay, chỉ còn một chiếc duy nhất có đủ khả năng hoạt động hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Musee des Blindes ở Saumur, Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Tiger II - nỗi khiếp sợ của Quân đồng minh khi đổ bộ lên đất Pháp.
Danh hiệu chiếc xe tăng nặng nhất Chiến tranh Thế giới thứ 2 thuộc về xe tăng hạng nặng Tiger II do Đức Quốc Xã thiết kế và chế tạo. Loại xe tăng này được Đức thiết kế năm 1943, sử dụng thực chiến từ năm 1944 tới hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Wiki.
Tiger II được thiết kế dựa trên ý tưởng của chiếc xe tăng hạng nặng Tiger I ra đời trước đó, với mục đích là tạo nên một chiếc boong-ke di động, có giáp dày nhưng không đặt thẳng đứng như ở bản Panzer I mà được đặt nghiêng. Nguồn ảnh: Wiki.
Về thiết kế, có thể coi chiếc xe tăng Tiger II là phiên bản phóng to của xe tăng hạng trung Panther trước đó với ưu thế giáp nghiêng cực kỳ ưu việt. Mặc dù vậy, do được phát triển quá vội vã vào cuối chiến tranh nên chiếc xe tăng này có quá nhiều nhược điểm. Nguồn ảnh: Messe.
Nhược điểm lớn nhất của Tiger II đó là dù nó nặng tới 70 tấn nhưng toàn bộ hệ thống động cơ, hệ thống điều khiển cơ khí trên xe đều được sao chép từ xe tăng Panther vốn chỉ nặng khoảng 44 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Điều này khiến kíp lái của xe tăng Tiger II đặc biệt là tài xế phải cực kỳ vất vả khi điều khiển chiếc xe tăng này do hệ thống trợ lực không cung cấp đủ lực hỗ trợ cho việc sang số và xoay tay lái một cách đơn giản như trên chiếc Panther. Nguồn ảnh: Messe.
Việc sử dụng chung hệ thống chuyển động này cũng khiến xe tăng Tiger II có độ tin cậy không cao giống như chiếc Panther trước đó. Xe thường xuyên bị hỏng vặt, đặc biệt là hệ thống động cơ. Ngoài ra quá trình bảo dưỡng của xe cũng kéo dài và cực kỳ tốn kém. Nguồn ảnh: WW2.
Tiger II có kíp chiến đấu 5 người, bao gồm chỉ huy, pháo thủ, nạp đạn viên, điều khiển radio và lái xe. Xe được bọc thép từ 25 tới 180mm, được trang bị vũ khí chính là khẩu pháo 8,8 cm KwK 43 L/71 với tháp pháo do Porscher sản xuất cùng dự trữ đạn tới 86 viên - nhiều nhất so với các loại xe tăng cùng thời. Nguồn ảnh: WW2.
goài khẩu pháo chính, xe còn được trang bị 2 khẩu súng máy Maschinengewehr 34 với cơ số đạn dự trữ tổng cộng 5850 viên. Nguồn ảnh: Messe.
Động cơ của xe là động cơ V-12 HK 230 P30 chạy xăng do Maybach thiết kế. Động cơ này có công suất chỉ 690 sức ngựa. Nghĩa là tỷ trọng lực kéo/trọng lượng của xe không đạt tới 10 sức ngựa trên tấn, chỉ vào khoảng 9 sức ngựa/tấn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều này dẫn tới việc xe có khả năng di chuyển rất khó khăn. Dù lý thuyết tốc độ tối đa của chiếc xe tăng này có thể lên tới 41,5 km/h nhưng trên thực tế, nó chỉ di chuyển được ở khoảng 22 km/h tối đa. Kèm theo đó là trọng lượng quá nặng khiến các loại cầu, đường ở châu Âu thời bấy giờ khó có thể chịu tải nổi và Tiger II thường xuyên phải... đi đường vòng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm hoạt động của Tiger II cũng cực kỳ hạn chế, nó có sức chứa nhiên liệu tới 860 lít xăng nhưng tầm hoạt động chỉ 170 km. Việc chứa tới 860 lít xăng cũng là một thảm họa với kíp lái vì ngay khi bị bắn trúng động cơ, có thể Tiger II sẽ bốc cháy ngay lập tức cùng hàng trăm lít xăng dự trữ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng có khoảng 500 chiếc xe tăng hạng nặng Tiger II từng được sản xuất trong thời gian từ năm 1944 cho tới hết chiến tranh. Tới ngày nay, chỉ còn một chiếc duy nhất có đủ khả năng hoạt động hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Musee des Blindes ở Saumur, Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tiger II - nỗi khiếp sợ của Quân đồng minh khi đổ bộ lên đất Pháp.