Việc chiếm được khí tài của đối phương là điều quá hiển nhiên trong chiến tranh, tuy nhiên sử dụng khí tài đó một cách có hiệu quả trong lực lượng của ta, phối hợp được với chiến thuật của ta lại là điều khá khó khăn. Ảnh: Tướng lĩnh Liên Xô xem xét một chiếc Tiger gần như còn nguyên vẹn mà binh lính của họ thu được. Nguồn ảnh: Wiki.Theo hướng dẫn, binh lính Liên Xô khi chiếm được xe tăng Tiger sẽ được khuyến khích sử dụng loại xe tăng này để tiến công đánh địch trong những trận chiến ngay sau đó càng sớm càng tốt vì nếu để lâu những chiếc Tiger này có thể "dở chứng". Nguồn ảnh: Combatvihcle.Loại xe tăng hạng nặng của Đức này được phía Liên Xô đánh giá là "có giáp bảo vệ cực kỳ tốt, hỏa lực mạnh và chính xác cao" nhưng điểm yếu là "cơ động kém, khung gầm không tốt, dễ hỏng hóc". Nguồn ảnh: Tankeye.Các kíp chiến đấu của Liên Xô khi sử dụng xe tăng Tiger của Đức được khuyến cáo chỉ sử dụng đến khi nào hỏng. Đến lúc Tiger hỏng, không nhất thiết phải cố sửa chữa mà có thể phá hủy luôn để nó không rơi vào lại tay quân Đức. Nguồn ảnh: Tube.Trong quá trình hành quân chiến đấu, nếu xe tăng Tiger bị xa lầy, mắc kẹt, binh lính Liên Xô cũng được khuyến cáo phá hủy tại chỗ vì phía Liên Xô không có loại xe cứu hộ nào có thể kéo được con quái vật này khi nó chẳng may bị sa lầy. Nguồn ảnh: Warhistory.Thậm chí, do có tốc độ hành quân quá chậm, xe tăng Tiger được khuyến cáo không cần cho đi theo đoàn hành quân, nếu trong điều kiện hành quân dài ngày, tốt nhất không cho "gánh nặng" này đi theo. Nguồn ảnh: WW2.Trong quá trình chiến đấu, để tận dụng lợi thế bọc giáp dày và hỏa lực cực chính xác của xe tăng Tiger, các kíp chiến đấu Tiger của Liên Xô sẽ sử dụng nó làm hỏa lực từ xa, giống như pháo tự hành để yểm trợ đội hình xe tăng T-34 và bộ binh tiến công. Nguồn ảnh: Flickr.Trong trường hợp phòng thủ, xe tăng Tiger được khuyến cáo chôn thân xuống đất - vì vốn dĩ độ cơ động của nó đã không tốt và trở thành một ụ hỏa lực mạnh có độ chính xác cao. Phần giáp tháp pháo của Tiger là cực kỳ dày, có thể chống chọi tốt với hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Hình ảnh một xe tăng Tiger được phía Đức chôn xuống đất thành ụ hỏa lực. Thực tế thì độ cơ động của Tiger là cực kỳ thấp, nó không thể vừa di chuyển vừa khai hỏa được trên chiến trường và khi bị tấn công, việc chôn Tiger xuống đất thậm chí còn được coi là "hợp lý" hơn việc để nó mò mẫm trên chiến trường. Nguồn ảnh: Mobiliz.Mặc dù vậy, binh lính Liên Xô có phần không ưa gì loại xe tăng này và ít sử dụng nó trong đội hình chiến đấu của mình. Thêm vào đó, do được đánh giá là hỏa lực mạnh cần được ưu tiên tiêu diệt gấp trên chiến trường, không mấy chiếc Tiger còn đủ lành lặn để tiếp tục được sử dụng sau khi cuộc giao tranh giữa hai bên kết thúc. Nguồn ảnh: WW2.Phần lớn các xe tăng Tiger được phía Liên Xô thu được của Đức luôn ở trong tình trạng hỏng hóc, không thể di chuyển được và cũng đã bị quân Đức tự phá hủy để khỏi rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: Tigertanks.Một trong những lý do những xe tăng Tiger của Đức ít được quân Liên Xô sử dụng trên chiến trường đó là do liên lạc của phía Liên Xô khá lạc hậu, dẫn đến việc kíp lái xe tăng Tiger dễ bị... chết oan do hỏa lực của chính quân mình. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh xe tăng của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Việc chiếm được khí tài của đối phương là điều quá hiển nhiên trong chiến tranh, tuy nhiên sử dụng khí tài đó một cách có hiệu quả trong lực lượng của ta, phối hợp được với chiến thuật của ta lại là điều khá khó khăn. Ảnh: Tướng lĩnh Liên Xô xem xét một chiếc Tiger gần như còn nguyên vẹn mà binh lính của họ thu được. Nguồn ảnh: Wiki.
Theo hướng dẫn, binh lính Liên Xô khi chiếm được xe tăng Tiger sẽ được khuyến khích sử dụng loại xe tăng này để tiến công đánh địch trong những trận chiến ngay sau đó càng sớm càng tốt vì nếu để lâu những chiếc Tiger này có thể "dở chứng". Nguồn ảnh: Combatvihcle.
Loại xe tăng hạng nặng của Đức này được phía Liên Xô đánh giá là "có giáp bảo vệ cực kỳ tốt, hỏa lực mạnh và chính xác cao" nhưng điểm yếu là "cơ động kém, khung gầm không tốt, dễ hỏng hóc". Nguồn ảnh: Tankeye.
Các kíp chiến đấu của Liên Xô khi sử dụng xe tăng Tiger của Đức được khuyến cáo chỉ sử dụng đến khi nào hỏng. Đến lúc Tiger hỏng, không nhất thiết phải cố sửa chữa mà có thể phá hủy luôn để nó không rơi vào lại tay quân Đức. Nguồn ảnh: Tube.
Trong quá trình hành quân chiến đấu, nếu xe tăng Tiger bị xa lầy, mắc kẹt, binh lính Liên Xô cũng được khuyến cáo phá hủy tại chỗ vì phía Liên Xô không có loại xe cứu hộ nào có thể kéo được con quái vật này khi nó chẳng may bị sa lầy. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, do có tốc độ hành quân quá chậm, xe tăng Tiger được khuyến cáo không cần cho đi theo đoàn hành quân, nếu trong điều kiện hành quân dài ngày, tốt nhất không cho "gánh nặng" này đi theo. Nguồn ảnh: WW2.
Trong quá trình chiến đấu, để tận dụng lợi thế bọc giáp dày và hỏa lực cực chính xác của xe tăng Tiger, các kíp chiến đấu Tiger của Liên Xô sẽ sử dụng nó làm hỏa lực từ xa, giống như pháo tự hành để yểm trợ đội hình xe tăng T-34 và bộ binh tiến công. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong trường hợp phòng thủ, xe tăng Tiger được khuyến cáo chôn thân xuống đất - vì vốn dĩ độ cơ động của nó đã không tốt và trở thành một ụ hỏa lực mạnh có độ chính xác cao. Phần giáp tháp pháo của Tiger là cực kỳ dày, có thể chống chọi tốt với hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh một xe tăng Tiger được phía Đức chôn xuống đất thành ụ hỏa lực. Thực tế thì độ cơ động của Tiger là cực kỳ thấp, nó không thể vừa di chuyển vừa khai hỏa được trên chiến trường và khi bị tấn công, việc chôn Tiger xuống đất thậm chí còn được coi là "hợp lý" hơn việc để nó mò mẫm trên chiến trường. Nguồn ảnh: Mobiliz.
Mặc dù vậy, binh lính Liên Xô có phần không ưa gì loại xe tăng này và ít sử dụng nó trong đội hình chiến đấu của mình. Thêm vào đó, do được đánh giá là hỏa lực mạnh cần được ưu tiên tiêu diệt gấp trên chiến trường, không mấy chiếc Tiger còn đủ lành lặn để tiếp tục được sử dụng sau khi cuộc giao tranh giữa hai bên kết thúc. Nguồn ảnh: WW2.
Phần lớn các xe tăng Tiger được phía Liên Xô thu được của Đức luôn ở trong tình trạng hỏng hóc, không thể di chuyển được và cũng đã bị quân Đức tự phá hủy để khỏi rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: Tigertanks.
Một trong những lý do những xe tăng Tiger của Đức ít được quân Liên Xô sử dụng trên chiến trường đó là do liên lạc của phía Liên Xô khá lạc hậu, dẫn đến việc kíp lái xe tăng Tiger dễ bị... chết oan do hỏa lực của chính quân mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh xe tăng của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.