Cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi Sư đoàn dù 101. "Tất cả những mục tiêu đề ra trước cuộc thử nghiệm đều hoàn thành. Máy bay không người lái (UAV) V-BAT đã hạ cánh an toàn", tuyên bố của Sư đoàn dù 101 cho biết.Theo Air Recognition, V-BAT thuộc chương trình Hệ thống máy bay không người lái chiến thuật tương lai (FTUAS) của Quân đội Mỹ. V-BAT có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng tương tự kiểu phóng tên lửa. Khi đạt đến độ cao vừa đủ, V-BAT dễ dàng chuyển sang bay ngang như máy bay cánh bằng thông thường.Với kiểu thiết kế sẽ cho phép V-BAT hoạt động tốt trong điều kiện không gian chật hẹp như trên tàu sân bay, ngay trên mặt boong chiến hạm mà không cần đường băng hay bệ phóng như phần lớn UAV trên hạm hiện nay.Chính vì vậy, ngoài trang bị chính cho Hải quân, V-BAT còn có thể được trang bị cho bất kể lược lượng nào khác, kể cả đặc nhiệm làm nhiệm vụ chống khủng bố.Để hoàn thành nhiệm vụ, loại máy bay này có khả năng bay với tốc độ tối đa khoảng 160 km/h và khi bay ở tốc độ khoảng 80 km/h, máy bay có thể bay liên tục tới 8 tiếng không nghỉ. Máy bay có trần bay tối đa lên tới 5km.Thiết kế động cơ của V-BAT rất đơn giản, chỉ bao gồm một động cơ hai thì công suất lớn, đủ để nó hoạt động lâu dài trên không nhưng cũng đủ yên lặng, không phát ra quá nhiều tiếng ồn khi bay ở độ cao thấp.Điều làm nên sự đặc biệt của máy bay không người lái V-BAT không chỉ ở khả năng cất và hạ cánh mà còn nằm ở sự đa năng trong nhiệm vụ của nó. Nhiệm vụ chính của V-BAT là trinh sát và giúp lực lượng được trang bị phát hiện sự nguy hiểm ở khoảng cách an toàn.Khi cần tấn công, V-BAT có thể mang theo lượng vũ khí vừa đủ để tấn công vào những mục tiêu trọng điểm của kẻ thù và rút lui mà không sợ bị phát hiện. Tính từ năm 2019 đến nay, Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm thành công với V-BAT. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ thời điểm Mỹ đưa vào trang bị dòng máy bay này.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi Sư đoàn dù 101. "Tất cả những mục tiêu đề ra trước cuộc thử nghiệm đều hoàn thành. Máy bay không người lái (UAV) V-BAT đã hạ cánh an toàn", tuyên bố của Sư đoàn dù 101 cho biết.
Theo Air Recognition, V-BAT thuộc chương trình Hệ thống máy bay không người lái chiến thuật tương lai (FTUAS) của Quân đội Mỹ. V-BAT có khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng tương tự kiểu phóng tên lửa. Khi đạt đến độ cao vừa đủ, V-BAT dễ dàng chuyển sang bay ngang như máy bay cánh bằng thông thường.
Với kiểu thiết kế sẽ cho phép V-BAT hoạt động tốt trong điều kiện không gian chật hẹp như trên tàu sân bay, ngay trên mặt boong chiến hạm mà không cần đường băng hay bệ phóng như phần lớn UAV trên hạm hiện nay.
Chính vì vậy, ngoài trang bị chính cho Hải quân, V-BAT còn có thể được trang bị cho bất kể lược lượng nào khác, kể cả đặc nhiệm làm nhiệm vụ chống khủng bố.
Để hoàn thành nhiệm vụ, loại máy bay này có khả năng bay với tốc độ tối đa khoảng 160 km/h và khi bay ở tốc độ khoảng 80 km/h, máy bay có thể bay liên tục tới 8 tiếng không nghỉ. Máy bay có trần bay tối đa lên tới 5km.
Thiết kế động cơ của V-BAT rất đơn giản, chỉ bao gồm một động cơ hai thì công suất lớn, đủ để nó hoạt động lâu dài trên không nhưng cũng đủ yên lặng, không phát ra quá nhiều tiếng ồn khi bay ở độ cao thấp.
Điều làm nên sự đặc biệt của máy bay không người lái V-BAT không chỉ ở khả năng cất và hạ cánh mà còn nằm ở sự đa năng trong nhiệm vụ của nó. Nhiệm vụ chính của V-BAT là trinh sát và giúp lực lượng được trang bị phát hiện sự nguy hiểm ở khoảng cách an toàn.
Khi cần tấn công, V-BAT có thể mang theo lượng vũ khí vừa đủ để tấn công vào những mục tiêu trọng điểm của kẻ thù và rút lui mà không sợ bị phát hiện. Tính từ năm 2019 đến nay, Mỹ đã nhiều lần thử nghiệm thành công với V-BAT. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa rõ thời điểm Mỹ đưa vào trang bị dòng máy bay này.