Xuất hiện lần đầu tiên trong đầu những năm 2010, lớp tàu hộ vệ tàng hình Kyan Sittha được xem là một trong những thành tựu công nghiệp quốc phòng quan trọng của Myanmar trong nhiều thập kỷ trở lại gần đây. Tuy nhiên ít ai biết rằng để có thể tạo được một lớp tàu chiến được đánh giá mạnh nhất nhì trong Đông Nam Á, Myanmar được sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác quốc phòng chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Theo đó dù mang danh nghĩa tự thiết kế và đóng mới các tàu hộ vệ Kyan Sittha thế nhưng để có thể hoàn thiện lớp tàu chiến này, Myanmar nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác quốc phòng đến từ Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, hầu hết trong số đó là trang thiết bị điện tử, hệ thống vũ khí và cả hệ thống động lực của tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Các tàu hộ vệ lớp Kyan Sittha được Myanmar khởi đóng từ năm 2012, đến năm 2014 chiếc đầu tiên mang tên UMS Kyan Sittha (F12) được hạ thủy, ngay sau đó là chiếc UMS Sin Phyushin (F14) trong năm 2014. Ở thời điểm hiện tại cả hai tàu hộ vệ này đều đang nằm trong biên chế Hải quân Myanmar. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Bản thân lớp Kyan Sittha được chế tạo Myanmar dựa trên những kinh nghiệm thu được từ lớp tàu hộ vệ tên lửa 2.500 tấn tiền nhiệm Aung Zeya. Thiết kế của Kyan Sittha còn chú trọng đến việc giảm diện tích phản xạ radar, giúp con tàu ẩn mình tốt hơn trước các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Về thông số kỹ thuật, các tàu hộ vệ tàng hình Kyan Sittha có lượng giãn nước tối đa ước tính 3.000 tấn; chiều dài 108m; bề ngang 13.5m. Về dự trữ hành trình cũng như thủy thủ đoàn trên các tàu Kyan Sittha lại không được phía Myanmar công bố. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Như đã nói ở trên hệ thống động lực của các tàu Kyan Sittha không do phía Myanmar phát triển mà sử dụng bốn động cơ diesel kết hợp CODAD do hãng SEMT Pielstick của Pháp chế tạo có công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 3.800 hải lý (6.100 km). Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Tuy nhiên hệ động cơ mạnh mẽ không phải là điểm đáng giá nhất trong thiết kế của Kyan Sittha mà là hệ thống vũ khí “năm cha, bảy mẹ” của nó gồm: cụm 8 ống phóng (2x4) tên lửa chống hạm cận âm C-802 của Trung Quốc; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm mua lại của Ấn Độ; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm của Nga, cùng ngư lôi và rocket chống ngầm. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Với hệ thống vũ khí trên có thể nói Kyan Sittha sở hữu các công nghệ hải quân tiên tiến nhất trên thế giới, bên cạnh đó còn có một số loại vũ khí do Myanmar tự trang bị theo yêu cầu riêng của hải quân nước này. Trong ảnh là tổ hợp pháo cao tốc AK-630M của Nga. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Trong ảnh là tổ hợp rocket chống ngầm hạng nặng RBU-1200 của Liên Xô, được Myanmar trang bị trên Kyan Sittha, tổ hợp vũ khí chống ngầm này nhiều khả năng được lấy từ các tàu chiến cũ của Hải quân Myanmar lắp thêm lên trên Kyan Sittha. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Ngay sau tổ hợp rocket RBU-1200 là hải pháo Oto Melara Super Rapid 76mm, với mối quan hệ của Myanmar với châu Âu trước đây rất khó để nước này có thể có được pháo Oto Melara, do đó họ đã thông qua Ấn Độ để có được mẫu hải pháo mạnh nhất nhì thế giới này. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Về hệ thống trang thiết bị điện tử, các tàu Kyan Sittha được trang bị hệ thống sonar gắn liền thân BEL HMS-X cùng radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Ngoài ra để phòng không các tàu hộ vệ tàng hình Myanmar còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N ngay phía trước mũi tàu (RIM-116 Rolling Airframe "Made in China"). Sàn đáp trực thăng ở đuôi cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Kamov Ka-28 hoặc Eurocopter AS365 Dauphin. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.Mời độc giả xem video: Biên đội tàu chiến hùng hậu của Hải quân Myanmar. (nguồn Hải quân Myanmar)
Xuất hiện lần đầu tiên trong đầu những năm 2010, lớp tàu hộ vệ tàng hình Kyan Sittha được xem là một trong những thành tựu công nghiệp quốc phòng quan trọng của Myanmar trong nhiều thập kỷ trở lại gần đây. Tuy nhiên ít ai biết rằng để có thể tạo được một lớp tàu chiến được đánh giá mạnh nhất nhì trong Đông Nam Á, Myanmar được sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác quốc phòng chiến lược của nước này. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Theo đó dù mang danh nghĩa tự thiết kế và đóng mới các tàu hộ vệ Kyan Sittha thế nhưng để có thể hoàn thiện lớp tàu chiến này, Myanmar nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác quốc phòng đến từ Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, hầu hết trong số đó là trang thiết bị điện tử, hệ thống vũ khí và cả hệ thống động lực của tàu. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Các tàu hộ vệ lớp Kyan Sittha được Myanmar khởi đóng từ năm 2012, đến năm 2014 chiếc đầu tiên mang tên UMS Kyan Sittha (F12) được hạ thủy, ngay sau đó là chiếc UMS Sin Phyushin (F14) trong năm 2014. Ở thời điểm hiện tại cả hai tàu hộ vệ này đều đang nằm trong biên chế Hải quân Myanmar. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Bản thân lớp Kyan Sittha được chế tạo Myanmar dựa trên những kinh nghiệm thu được từ lớp tàu hộ vệ tên lửa 2.500 tấn tiền nhiệm Aung Zeya. Thiết kế của Kyan Sittha còn chú trọng đến việc giảm diện tích phản xạ radar, giúp con tàu ẩn mình tốt hơn trước các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Về thông số kỹ thuật, các tàu hộ vệ tàng hình Kyan Sittha có lượng giãn nước tối đa ước tính 3.000 tấn; chiều dài 108m; bề ngang 13.5m. Về dự trữ hành trình cũng như thủy thủ đoàn trên các tàu Kyan Sittha lại không được phía Myanmar công bố. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Như đã nói ở trên hệ thống động lực của các tàu Kyan Sittha không do phía Myanmar phát triển mà sử dụng bốn động cơ diesel kết hợp CODAD do hãng SEMT Pielstick của Pháp chế tạo có công suất 5.700 kW (7.600 mã lực) mỗi chiếc cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 3.800 hải lý (6.100 km). Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Tuy nhiên hệ động cơ mạnh mẽ không phải là điểm đáng giá nhất trong thiết kế của Kyan Sittha mà là hệ thống vũ khí “năm cha, bảy mẹ” của nó gồm: cụm 8 ống phóng (2x4) tên lửa chống hạm cận âm C-802 của Trung Quốc; 1 pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm mua lại của Ấn Độ; 2 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm của Nga, cùng ngư lôi và rocket chống ngầm. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Với hệ thống vũ khí trên có thể nói Kyan Sittha sở hữu các công nghệ hải quân tiên tiến nhất trên thế giới, bên cạnh đó còn có một số loại vũ khí do Myanmar tự trang bị theo yêu cầu riêng của hải quân nước này. Trong ảnh là tổ hợp pháo cao tốc AK-630M của Nga. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Trong ảnh là tổ hợp rocket chống ngầm hạng nặng RBU-1200 của Liên Xô, được Myanmar trang bị trên Kyan Sittha, tổ hợp vũ khí chống ngầm này nhiều khả năng được lấy từ các tàu chiến cũ của Hải quân Myanmar lắp thêm lên trên Kyan Sittha. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Ngay sau tổ hợp rocket RBU-1200 là hải pháo Oto Melara Super Rapid 76mm, với mối quan hệ của Myanmar với châu Âu trước đây rất khó để nước này có thể có được pháo Oto Melara, do đó họ đã thông qua Ấn Độ để có được mẫu hải pháo mạnh nhất nhì thế giới này. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Về hệ thống trang thiết bị điện tử, các tàu Kyan Sittha được trang bị hệ thống sonar gắn liền thân BEL HMS-X cùng radar trinh sát 2 tham số (2D) BEL RAWL-02 Mk III hoạt động trên băng tần L do Ấn Độ chế tạo. Bên cạnh đó là radar kiểm soát hỏa lực pháo Type 347G và radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Type 344 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Ngoài ra để phòng không các tàu hộ vệ tàng hình Myanmar còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm ngắn FL-3000N ngay phía trước mũi tàu (RIM-116 Rolling Airframe "Made in China"). Sàn đáp trực thăng ở đuôi cho phép tiếp nhận 1 trực thăng Kamov Ka-28 hoặc Eurocopter AS365 Dauphin. Nguồn ảnh: Hải quân Myanmar.
Mời độc giả xem video: Biên đội tàu chiến hùng hậu của Hải quân Myanmar. (nguồn Hải quân Myanmar)