Bắt đầu từ ngày 20/11/1943, Hải quân Mỹ bắt đầu tung các đơn vị Thủy quân lục chiến đầu tiên lên chiến trường Tarawa... sau 4 tháng ném bom huỷ diệt hòn đảo này. Đây cũng là một phần của Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall. Nguồn ảnh: BI.Bản đồ đảo Tarawa, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đoả Gilbert. Chiến dịch tiến chiếm Gilbert của Mỹ được khởi động từ mùa hè cùng năm. Nguồn ảnh: BI.Bắt đầu từ tháng 8/1943, Không quân Hải quân Mỹ đã bắt đầu ném bom rải thảm xuống đảo Tarawa, mục tiêu quan trọng nhất là sân bay trên đảo đã bị vô hiệu hoá ngay từ hồi tháng 9. Nguồn ảnh: BI.Ước tính Nhật cử 4800 lính bảo vệ hòn đảo và sân bay trên hòn đảo này. Một nửa quân số Nhật trên đảo là lính thiện chiến, quả cảm và liều lĩnh nhất lực lượng Quân đội Hoàng gia Nhật. Nguồn ảnh: BI.Chiến thuật phòng thủ của Nhật trên hòn đảo này cũng cực kỳ quái dị khiến Thuỷ quân Lục chiến Mỹ không biết cách đối phó. Đó là đào những hố cá nhân hẹp và sâu, mỗi hố có vài ba lính Nhật tử thủ tới cùng. Nguồn ảnh: BI.Với lực lượng phân tán và hoả lực tập trung như vậy, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tiếp cận bãi biển sẽ khó có thể sử dụng hoả lực hạng nặng như hải pháo để tiêu diệt những cụm hoả lực của Nhật mà sẽ phải tự tay đánh chiếm từng cụm hoả lực một, cực kỳ mất thời gian và tốn nhân mạng. Nguồn ảnh: BI.Số lượng quân Mỹ được đổ lên bãi biển cũng không đủ nhiều do Thuỷ triều khiến việc sử dụng tàu há mồm là bất khả thi. Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phải dùng tàu bánh xích với tốc độ chậm hơn, đổ quân lên bờ sau đó xoay tua, quay lại tàu vận tải nhận quân và đổ tiếp đợt lính thứ hai. Nguồn ảnh: BI.Kiểu đổ quân này không những mất thời gian mà còn làm phân tán lực lượng Mỹ trên bờ biển vì các thiết giáp bánh xích lội nước có thể đi nhầm vị trí đổ quân hoặc bản thân lực lượng trên bờ phải di động để tránh hoả lực địch và rời bỏ điểm hẹn trước. Nguồn ảnh: BI.Sáng ngày 20/11, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ lên thiết giáp bánh xích lội nước từ 3:00 sáng, tuy nhiên tới tận 5:45 pháo kích mới bắt đầu và cuộc đổ bộ phải tới 8:30 mới được xuất phát. 5 tiếng chờ đợi trên thiết giáp đổ bộ chật chội đã khiến mọi lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ mệt mỏi tụt độ. Nguồn ảnh: BI.Thuỷ quân Lục chiến Mỹ dù đã quá mệt mỏi vì chờ đợi và say sóng, khi lên bờ lại được lối đánh du kích phân tán của Nhật tiếp đón khiến họ không còn chút tinh thần chiến đấu nào. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên nhờ vào hoả lực dữ dội và số lượng quân số áp đảo, Thuỷ quân Lục chiến dần chiếm được một phần bãi biển phía Bắc Tarawa, thiết lập được cầu vận tải để nhận thêm lính, khí tài và tải thương. Nguồn ảnh: BI.Trong triết lý chiến tranh đổ bộ của Mỹ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng đổ bộ đợt đầu luôn mang tính... "tốt thí". Các đơn vị mang tính chủ chốt và thiện chiến nhất luôn được xếp ở đợt thứ hai. Nguồn ảnh: BI.Tarawa cũng không phải ngoại lệ, đợt đổ quân đầu tiên tiếp cận bờ trong khoảng 9:00 sáng nhưng phải tới tận 11:00 - nghĩa là sau khi đợt hai đổ bộ hết, quân đội Mỹ mới bắt đầu được thế tiến công trên bãi biển. Nguồn ảnh: BI.Kiểu bãi biển được Nhật xây dựng với tường thành cao cũng khiến các phương tiện lội nước bánh xích dù có hoả lực mạnh nhưng không thể tiến sâu vào bờ yểm trợ được cho Thuỷ quân Lục chiến. Mỹ mất tổng cộng 8 phương tiện đổ bộ bánh xích do pháo của Nhật. Nguồn ảnh: BI.Một số lượng lớn phương tiện bánh xích thậm chí còn không dám vào gần bờ hoặc không thể vào gần được do chướng ngại vật, buộc Thuỷ quân Lục chiến phải sử dụng... xuồng cao su để đi nốt quãng đường vào bờ. Nguồn ảnh: BI.Nhiều nhà sử học đánh giá cuộc chiến ở Tarawa có một màn đổ bộ "lộn xộn" nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các lực lượng Mỹ liên tục gặp sự cố, khiến giờ hẹn bị đẩy lùi, các đơn vị không thể hiệp đồng một cách trơn tru được. Nguồn ảnh: BI.Bằng chứng là một vài đại đội của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phải nhận thương vong lên tới 70% quân số trên đường họ tiếp cận được bờ biển. Khi đã vào được bãi biển, mọi chuyện lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng Mỹ huy động và cuộc chiến này hơn 53.000 lính trong đó có hơn 18.000 Thuỷ quân Lục chiến và có 2700 lính Mỹ thiệt mạng kèm theo 4000 lính bị thương. Nguồn ảnh: BI.Lính Nhật trên đảo quyết chiến tới cùng, trong số 4836 lính Nhật trên đảo có tới... 4690 lính tử trận, chỉ 17 lính bị bắt giữ, số còn lại mất tích. Nguồn ảnh: BI.Quân Mỹ uống rượu Sake tìm được trên đảo để ăn mừng chiến thắng. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc tàu chiến Mỹ bị Nhật đánh đắm.
Bắt đầu từ ngày 20/11/1943, Hải quân Mỹ bắt đầu tung các đơn vị Thủy quân lục chiến đầu tiên lên chiến trường Tarawa... sau 4 tháng ném bom huỷ diệt hòn đảo này. Đây cũng là một phần của Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall. Nguồn ảnh: BI.
Bản đồ đảo Tarawa, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đoả Gilbert. Chiến dịch tiến chiếm Gilbert của Mỹ được khởi động từ mùa hè cùng năm. Nguồn ảnh: BI.
Bắt đầu từ tháng 8/1943, Không quân Hải quân Mỹ đã bắt đầu ném bom rải thảm xuống đảo Tarawa, mục tiêu quan trọng nhất là sân bay trên đảo đã bị vô hiệu hoá ngay từ hồi tháng 9. Nguồn ảnh: BI.
Ước tính Nhật cử 4800 lính bảo vệ hòn đảo và sân bay trên hòn đảo này. Một nửa quân số Nhật trên đảo là lính thiện chiến, quả cảm và liều lĩnh nhất lực lượng Quân đội Hoàng gia Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Chiến thuật phòng thủ của Nhật trên hòn đảo này cũng cực kỳ quái dị khiến Thuỷ quân Lục chiến Mỹ không biết cách đối phó. Đó là đào những hố cá nhân hẹp và sâu, mỗi hố có vài ba lính Nhật tử thủ tới cùng. Nguồn ảnh: BI.
Với lực lượng phân tán và hoả lực tập trung như vậy, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ tiếp cận bãi biển sẽ khó có thể sử dụng hoả lực hạng nặng như hải pháo để tiêu diệt những cụm hoả lực của Nhật mà sẽ phải tự tay đánh chiếm từng cụm hoả lực một, cực kỳ mất thời gian và tốn nhân mạng. Nguồn ảnh: BI.
Số lượng quân Mỹ được đổ lên bãi biển cũng không đủ nhiều do Thuỷ triều khiến việc sử dụng tàu há mồm là bất khả thi. Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phải dùng tàu bánh xích với tốc độ chậm hơn, đổ quân lên bờ sau đó xoay tua, quay lại tàu vận tải nhận quân và đổ tiếp đợt lính thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Kiểu đổ quân này không những mất thời gian mà còn làm phân tán lực lượng Mỹ trên bờ biển vì các thiết giáp bánh xích lội nước có thể đi nhầm vị trí đổ quân hoặc bản thân lực lượng trên bờ phải di động để tránh hoả lực địch và rời bỏ điểm hẹn trước. Nguồn ảnh: BI.
Sáng ngày 20/11, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ lên thiết giáp bánh xích lội nước từ 3:00 sáng, tuy nhiên tới tận 5:45 pháo kích mới bắt đầu và cuộc đổ bộ phải tới 8:30 mới được xuất phát. 5 tiếng chờ đợi trên thiết giáp đổ bộ chật chội đã khiến mọi lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ mệt mỏi tụt độ. Nguồn ảnh: BI.
Thuỷ quân Lục chiến Mỹ dù đã quá mệt mỏi vì chờ đợi và say sóng, khi lên bờ lại được lối đánh du kích phân tán của Nhật tiếp đón khiến họ không còn chút tinh thần chiến đấu nào. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên nhờ vào hoả lực dữ dội và số lượng quân số áp đảo, Thuỷ quân Lục chiến dần chiếm được một phần bãi biển phía Bắc Tarawa, thiết lập được cầu vận tải để nhận thêm lính, khí tài và tải thương. Nguồn ảnh: BI.
Trong triết lý chiến tranh đổ bộ của Mỹ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, lực lượng đổ bộ đợt đầu luôn mang tính... "tốt thí". Các đơn vị mang tính chủ chốt và thiện chiến nhất luôn được xếp ở đợt thứ hai. Nguồn ảnh: BI.
Tarawa cũng không phải ngoại lệ, đợt đổ quân đầu tiên tiếp cận bờ trong khoảng 9:00 sáng nhưng phải tới tận 11:00 - nghĩa là sau khi đợt hai đổ bộ hết, quân đội Mỹ mới bắt đầu được thế tiến công trên bãi biển. Nguồn ảnh: BI.
Kiểu bãi biển được Nhật xây dựng với tường thành cao cũng khiến các phương tiện lội nước bánh xích dù có hoả lực mạnh nhưng không thể tiến sâu vào bờ yểm trợ được cho Thuỷ quân Lục chiến. Mỹ mất tổng cộng 8 phương tiện đổ bộ bánh xích do pháo của Nhật. Nguồn ảnh: BI.
Một số lượng lớn phương tiện bánh xích thậm chí còn không dám vào gần bờ hoặc không thể vào gần được do chướng ngại vật, buộc Thuỷ quân Lục chiến phải sử dụng... xuồng cao su để đi nốt quãng đường vào bờ. Nguồn ảnh: BI.
Nhiều nhà sử học đánh giá cuộc chiến ở Tarawa có một màn đổ bộ "lộn xộn" nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các lực lượng Mỹ liên tục gặp sự cố, khiến giờ hẹn bị đẩy lùi, các đơn vị không thể hiệp đồng một cách trơn tru được. Nguồn ảnh: BI.
Bằng chứng là một vài đại đội của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ phải nhận thương vong lên tới 70% quân số trên đường họ tiếp cận được bờ biển. Khi đã vào được bãi biển, mọi chuyện lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng Mỹ huy động và cuộc chiến này hơn 53.000 lính trong đó có hơn 18.000 Thuỷ quân Lục chiến và có 2700 lính Mỹ thiệt mạng kèm theo 4000 lính bị thương. Nguồn ảnh: BI.
Lính Nhật trên đảo quyết chiến tới cùng, trong số 4836 lính Nhật trên đảo có tới... 4690 lính tử trận, chỉ 17 lính bị bắt giữ, số còn lại mất tích. Nguồn ảnh: BI.
Quân Mỹ uống rượu Sake tìm được trên đảo để ăn mừng chiến thắng. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm hoi ghi lại khoảnh khắc tàu chiến Mỹ bị Nhật đánh đắm.