Cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Trung Đông lần 4), giữa một bên là liên quân Arab, dẫn đầu là Ai Cập và Syria, được sự ủng hộ của Liên Xô và bên kia là Israel, được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây.Vào đầu những năm 1970, Triều Tiên đã cử phi công quân sự đến Ai Cập, để hỗ trợ cuộc chiến của Ai Cập chống lại nhà nước Israel. Các phi công của Triều Tiên, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, mà đến nay còn rất ít người biết đến.Các phi công Triều Tiên đã đến Ai Cập bảo vệ không phận của nước này nhiều tháng trước khi Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ, và theo Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập Saad Al Shazly, Triều Tiên đã có những hỗ trợ quan trọng vào thời điểm rất cần thiết.Trước khi Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ, các quân nhân Liên Xô đảm nhiệm khoảng 30% phi đội MiG-21 của Ai Cập và vận hành khoảng 20% các khẩu đội tên lửa đất đối không của nước này.Nhưng sau khi những quân nhân Liên Xô rút ra khỏi Ai Cập, theo sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, Không quân Ai Cập đã phải vật lộn với sự thiếu hụt phi công lái máy bay chiến đấu MiG.Về vai trò của Triều Tiên trong việc giải quyết thiếu hụt nhân lực phi công, khi Đoàn quân sự của Ai Cập thăm Triều Tiên vào tháng 3/1973, phía Ai Cập đã chính thức nhờ Triều Tiên giúp đỡ về nhân lực phi công, và đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Nhật Thành đồng ý.Vào thời điểm đó, Không quân Triều Tiên cũng được Liên Xô viện trợ cho chiến đấu cơ MiG-21. Số phi công Triều Tiên mặc dù chưa trải qua chiến đấu, nhưng đều có kinh nghiệm bay dày dặn, nhiều người đã bay với hơn 2.000 giờ bay; đạt đẳng cấp phi công quân sự quốc tế.Đoàn quân sự Triều Tiên đã đến Ai Cập vào tháng 6/1973 và bắt đầu bước vào trực chiến trên bầu trời Ai Cập từ tháng 7/1973. Tất nhiên, Israel và đồng minh Mỹ, đã biết thông tin này và vào ngày 15/8/1973, Mỹ đã công bố sự hiện diện của phi công Triều Tiên trên lãnh thổ Ai Cập; nhưng bị Ai Cập phản đối.Đoàn quân sự Triều Tiên đến Ai Cập công tác đợt đó có lẽ là đoàn quân sự nhỏ nhất đến tăng cường cho Ai Cập khi đó; tất cả chỉ có 20 phi công, 8 dẫn đường mặt đất và phiên dịch, 3 nhân viên hành chính, một sĩ quan chính trị, một bác sĩ và một đầu bếp.Mặc dù chỉ là một đoàn quân sự nhỏ, nhưng có lẽ đây là lực lượng tinh nhuệ của Không quân Triều Tiên; sau khi bước vào trực chiến tháng 7/1973, nhưng phi công Triều Tiên đã có hai đến ba cuộc chạm trán với người Israel vào tháng 8 và tháng 9.Trong khi Quân đội Ai Cập từ lâu đã tuyên bố rằng, MiG-21 không phải là đối thủ của F-4E, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Mỹ và Israel; và máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô, thiếu khả năng sống sót cần thiết, trước máy bay chiến đấu nặng hơn của Mỹ.Nhưng người Ai Cập đã bị chứng minh là sai, không chỉ bởi những thành công của các phi công KQND Việt Nam chống lại Không quân Mỹ trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, mà còn của các phi công Bắc Triều Tiên chống lại những chiếc F-4E Phantom của Israel trên chính không phận Ai Cập.Theo các nguồn tin của Israel, báo cáo về cuộc đối đầu giữa các máy bay MiG-21 do Triều Tiên điều khiển và những chiếc F-4E Phantom mới nhất của họ; các phi công Triều Tiên đã thể hiện kỹ năng đáng nể và những chiếc F-4E của Israel, đã tỏ ra yếu thế trong các cuộc giao tranh tầm gần, với những chiếc MiG-21 do phi công Triều Tiên điều khiển.Nhưng phi công Triều Tiên đã tận dụng tối đa khả năng cơ động vượt trội của MiG-21, để né tránh nhiều cuộc tấn công của những chiếc F-4E. Mặc dù cho đến nay, không rõ đã có phi công nào của Triều Tiên, bắn rơi bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Israel hay chưa? Nhưng chắc chắn là không có phi công Triều Tiên nào, bị Israel bắn hạ.Nhưng một số thông tin cho biết, các khẩu đội tên lửa đất đối không (SAM) của Ai Cập được huấn luyện sơ sài, đã bắn nhầm máy bay chiến đấu MIG-21 do phi công Triều Tiên điều khiển, khi nhầm với máy bay chiến đấu của Israel. Đây cũng là lỗi phổ biến do các khẩu đội SAM của Ai Cập mắc phải, khiến nước này mất nhiều máy bay chiến đấu.Việc phi công Triều Tiên tham gia Chiến tranh Yom Kippur, cũng là sự khởi đầu của sự can dự quân sự của nước này ở chiến trường Trung Đông; và đó cũng không phải lần cuối cùng, nước này viện trợ quân sự cho các quốc gia Ả Rập, trong cuộc chiến với Israel.Trong khi Ai Cập xoay trục về phía Khối phương Tây sau thất bại của Chiến tranh Yom Kippur, từ bỏ Liên Xô và các đồng minh Ả Rập; nhưng nước này vẫn hợp tác trong một số dự án vũ khí chung và tiếp tục nhập khẩu một lượng vũ khí đáng kể từ Triều Tiên.Kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Ai Cập, nhưng sau này, Triều Tiên đã bán nhiều tên lửa đạn đạo cho Ai Cập và tên lửa Rodong-1 của Triều Tiên bán cho Ai Cập, vẫn là vũ khí có khả năng răn đe mạnh nhất của Ai Cập hiện nay.Các lực lượng Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur cũng hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Syria và Yemen, và Quân đội Triều Tiên cũng tham gia vào các cuộc chiến chống lại các lực lượng thân phương Tây ở cả hai nước.Sự hỗ trợ của Triều Tiên là chìa khóa để nâng cấp mạng lưới tên lửa đất đối không của Syria vừa qua, trong khi các lực lượng đặc biệt được cho là đã được triển khai cho các chiến dịch mặt đất, sát cánh chiến đấu cùng Quân đội chính phủ Syria. Quân nhân Triều Tiên cũng được cho là đã tham gia vào Chiến tranh Liban cùng với các đồng minh Syria của họ.Sau này Triều Tiên đã chịu trách nhiệm hỗ trợ lực lượng dân quân Hezbollah của Liban, xây dựng các công sự ngầm; và đây được coi là chìa khóa dẫn đến thành công quân sự của họ, trước Quân đội Israel trong cuộc chiến năm 2006.Sự hỗ trợ của Triều Tiên cũng là chìa khóa để tăng cường năng lực tên lửa mặt đất của Libya, Syria và Yemen, cũng như Iran và Hezbollah; với tất cả các lực lượng này, đều phụ thuộc rất nhiều vào nhiều loại thiết kế tên lửa của Triều Tiên cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (hay còn gọi là cuộc chiến tranh Trung Đông lần 4), giữa một bên là liên quân Arab, dẫn đầu là Ai Cập và Syria, được sự ủng hộ của Liên Xô và bên kia là Israel, được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây.
Vào đầu những năm 1970, Triều Tiên đã cử phi công quân sự đến Ai Cập, để hỗ trợ cuộc chiến của Ai Cập chống lại nhà nước Israel. Các phi công của Triều Tiên, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, mà đến nay còn rất ít người biết đến.
Các phi công Triều Tiên đã đến Ai Cập bảo vệ không phận của nước này nhiều tháng trước khi Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ, và theo Tham mưu trưởng Quân đội Ai Cập Saad Al Shazly, Triều Tiên đã có những hỗ trợ quan trọng vào thời điểm rất cần thiết.
Trước khi Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ, các quân nhân Liên Xô đảm nhiệm khoảng 30% phi đội MiG-21 của Ai Cập và vận hành khoảng 20% các khẩu đội tên lửa đất đối không của nước này.
Nhưng sau khi những quân nhân Liên Xô rút ra khỏi Ai Cập, theo sắc lệnh của Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, Không quân Ai Cập đã phải vật lộn với sự thiếu hụt phi công lái máy bay chiến đấu MiG.
Về vai trò của Triều Tiên trong việc giải quyết thiếu hụt nhân lực phi công, khi Đoàn quân sự của Ai Cập thăm Triều Tiên vào tháng 3/1973, phía Ai Cập đã chính thức nhờ Triều Tiên giúp đỡ về nhân lực phi công, và đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Nhật Thành đồng ý.
Vào thời điểm đó, Không quân Triều Tiên cũng được Liên Xô viện trợ cho chiến đấu cơ MiG-21. Số phi công Triều Tiên mặc dù chưa trải qua chiến đấu, nhưng đều có kinh nghiệm bay dày dặn, nhiều người đã bay với hơn 2.000 giờ bay; đạt đẳng cấp phi công quân sự quốc tế.
Đoàn quân sự Triều Tiên đã đến Ai Cập vào tháng 6/1973 và bắt đầu bước vào trực chiến trên bầu trời Ai Cập từ tháng 7/1973. Tất nhiên, Israel và đồng minh Mỹ, đã biết thông tin này và vào ngày 15/8/1973, Mỹ đã công bố sự hiện diện của phi công Triều Tiên trên lãnh thổ Ai Cập; nhưng bị Ai Cập phản đối.
Đoàn quân sự Triều Tiên đến Ai Cập công tác đợt đó có lẽ là đoàn quân sự nhỏ nhất đến tăng cường cho Ai Cập khi đó; tất cả chỉ có 20 phi công, 8 dẫn đường mặt đất và phiên dịch, 3 nhân viên hành chính, một sĩ quan chính trị, một bác sĩ và một đầu bếp.
Mặc dù chỉ là một đoàn quân sự nhỏ, nhưng có lẽ đây là lực lượng tinh nhuệ của Không quân Triều Tiên; sau khi bước vào trực chiến tháng 7/1973, nhưng phi công Triều Tiên đã có hai đến ba cuộc chạm trán với người Israel vào tháng 8 và tháng 9.
Trong khi Quân đội Ai Cập từ lâu đã tuyên bố rằng, MiG-21 không phải là đối thủ của F-4E, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Mỹ và Israel; và máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô, thiếu khả năng sống sót cần thiết, trước máy bay chiến đấu nặng hơn của Mỹ.
Nhưng người Ai Cập đã bị chứng minh là sai, không chỉ bởi những thành công của các phi công KQND Việt Nam chống lại Không quân Mỹ trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam, mà còn của các phi công Bắc Triều Tiên chống lại những chiếc F-4E Phantom của Israel trên chính không phận Ai Cập.
Theo các nguồn tin của Israel, báo cáo về cuộc đối đầu giữa các máy bay MiG-21 do Triều Tiên điều khiển và những chiếc F-4E Phantom mới nhất của họ; các phi công Triều Tiên đã thể hiện kỹ năng đáng nể và những chiếc F-4E của Israel, đã tỏ ra yếu thế trong các cuộc giao tranh tầm gần, với những chiếc MiG-21 do phi công Triều Tiên điều khiển.
Nhưng phi công Triều Tiên đã tận dụng tối đa khả năng cơ động vượt trội của MiG-21, để né tránh nhiều cuộc tấn công của những chiếc F-4E. Mặc dù cho đến nay, không rõ đã có phi công nào của Triều Tiên, bắn rơi bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Israel hay chưa? Nhưng chắc chắn là không có phi công Triều Tiên nào, bị Israel bắn hạ.
Nhưng một số thông tin cho biết, các khẩu đội tên lửa đất đối không (SAM) của Ai Cập được huấn luyện sơ sài, đã bắn nhầm máy bay chiến đấu MIG-21 do phi công Triều Tiên điều khiển, khi nhầm với máy bay chiến đấu của Israel. Đây cũng là lỗi phổ biến do các khẩu đội SAM của Ai Cập mắc phải, khiến nước này mất nhiều máy bay chiến đấu.
Việc phi công Triều Tiên tham gia Chiến tranh Yom Kippur, cũng là sự khởi đầu của sự can dự quân sự của nước này ở chiến trường Trung Đông; và đó cũng không phải lần cuối cùng, nước này viện trợ quân sự cho các quốc gia Ả Rập, trong cuộc chiến với Israel.
Trong khi Ai Cập xoay trục về phía Khối phương Tây sau thất bại của Chiến tranh Yom Kippur, từ bỏ Liên Xô và các đồng minh Ả Rập; nhưng nước này vẫn hợp tác trong một số dự án vũ khí chung và tiếp tục nhập khẩu một lượng vũ khí đáng kể từ Triều Tiên.
Kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Ai Cập, nhưng sau này, Triều Tiên đã bán nhiều tên lửa đạn đạo cho Ai Cập và tên lửa Rodong-1 của Triều Tiên bán cho Ai Cập, vẫn là vũ khí có khả năng răn đe mạnh nhất của Ai Cập hiện nay.
Các lực lượng Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur cũng hình thành mối quan hệ chặt chẽ với Syria và Yemen, và Quân đội Triều Tiên cũng tham gia vào các cuộc chiến chống lại các lực lượng thân phương Tây ở cả hai nước.
Sự hỗ trợ của Triều Tiên là chìa khóa để nâng cấp mạng lưới tên lửa đất đối không của Syria vừa qua, trong khi các lực lượng đặc biệt được cho là đã được triển khai cho các chiến dịch mặt đất, sát cánh chiến đấu cùng Quân đội chính phủ Syria. Quân nhân Triều Tiên cũng được cho là đã tham gia vào Chiến tranh Liban cùng với các đồng minh Syria của họ.
Sau này Triều Tiên đã chịu trách nhiệm hỗ trợ lực lượng dân quân Hezbollah của Liban, xây dựng các công sự ngầm; và đây được coi là chìa khóa dẫn đến thành công quân sự của họ, trước Quân đội Israel trong cuộc chiến năm 2006.
Sự hỗ trợ của Triều Tiên cũng là chìa khóa để tăng cường năng lực tên lửa mặt đất của Libya, Syria và Yemen, cũng như Iran và Hezbollah; với tất cả các lực lượng này, đều phụ thuộc rất nhiều vào nhiều loại thiết kế tên lửa của Triều Tiên cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.