Truyền thông Nga cho biết, hải quân nước này đã đưa vào biên chế chiếc tàu tuần tra Dự án 22160 mang tên Pavel Derzhavinm trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 27/11 tại căn cứ Novorossiysk.“Một buổi lễ chính thức đã được tổ chức tại căn cứ hải quân Novorossiysk của Hạm đội Biển Đen để tiếp nhận tàu tuần tra thế hệ mới Pavel Derzhavin vào cơ cấu của đơn vị"."Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen - Phó Đô đốc Sergei Lipilin đã chúc mừng thủy thủ đoàn đầu tiên của con tàu vừa được đưa vào thành phần tác chiến của hải quân Nga”, văn phòng báo chí của hạm đội cho biết trong một thông cáo.Tàu tuần tra Pavel Derzhavin đóng tại nhà máy Zelenodolsk trong khu vực Volga, là chiếc thứ ba thuộc Dự án 22160, nó được thiết kế và chế tạo theo dạng module, mang trong mình hệ thống vô tuyến, điện tử và sonar tiên tiến nhất.Các chiến hạm lớp này có khả năng ở trên biển liên tục 60 ngày, đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và choán nước khoảng 1.700 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu khoảng 80 người và phạm vi hoạt động lên đến 6.000 hải lý.Bên cạnh vai trò phòng thủ và bảo vệ vùng kinh tế biển, chiến hạm Dự án 22160 còn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hộ tống, chống cướp biển và thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Chúng được trang bị pháo 76,2 mm, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và súng máy.Tuy nhiên trong lúc này tại nước Nga đã xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt chiến hạm Dự án 22160, nó bị phàn nàn là mang theo dàn vũ khí trang bị cực kỳ yếu, trên thực tế chỉ có duy nhất bệ pháo 76 mm AK-176MA."Ngay cả các tàu bọc thép cỡ nhỏ của Ukraine cũng vượt trội về hỏa lực so với chiến hạm Dự án 22160 to lớn nhưng vô dụng này. Ít nhất tàu của Ukraine còn được trang bị tên lửa chống tăng bên cạnh pháo hạm", một ý kiến được đăng tải.Lời chê trách trên là có cơ sở, bởi ban đầu theo thiết kế thì lớp chiến hạm này sẽ được tích hợp cả tên lửa hành trình chống hạm Kalibr, tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 cùng với ngư lôi chống ngầm.Hiện tại một số ý kiến tập trung vào việc nhìn thấy "khoảng trống" vũ khí có thể được sử dụng để tăng cường hỏa lực cho con tàu. Chúng ta đang nói về vị trí giữa tháp pháo và cấu trúc thượng tầng, với đề xuất đặt hệ thống phòng không Shtil-1 tại đây, nếu thể tích tự do của thân tàu cho phép.Trước lời phàn nàn, đã có phản bác từ giới chức quân sự Nga rằng các "chuyên gia" đã không tính đến bản chất module trong thiết kế của con tàu, trong khi phương Tây vẫn nhận thức rõ về tiềm năng của lớp chiến hạm trên.Đại diện nhà máy đóng tàu giải thích không gian phía trước đã để chờ khoảng trống để lắp đặt tên lửa phòng không dẫn đường trong một module đặc biệt.Trên sân bay trực thăng, tùy theo nhu cầu, có thể lắp đặt nhiều hệ thống vũ khí dạng container khác nhau như tên lửa chống hạm Kalibr hoặc Uran, hay thiết bị cho trạm định vị thủy âm dạng kéo.Mặc dù vậy, hải quân Nga vẫn chưa giải thích tại sao họ lại để con tàu bước vào đội hình chiến đấu với cấu hình vũ khí tối thiểu như vậy.Điều thú vị là trước đó chính giới chức quân sự Nga cũng chỉ trích hải quân Mỹ khi cho tàu chiến ven bờ (LCS) cấu hình sức mạnh tương tự như chiến hạm Dự án 22160 của họ, khi con tàu cũng có thiết kế kiểu module.
Truyền thông Nga cho biết, hải quân nước này đã đưa vào biên chế chiếc tàu tuần tra Dự án 22160 mang tên Pavel Derzhavinm trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 27/11 tại căn cứ Novorossiysk.
“Một buổi lễ chính thức đã được tổ chức tại căn cứ hải quân Novorossiysk của Hạm đội Biển Đen để tiếp nhận tàu tuần tra thế hệ mới Pavel Derzhavin vào cơ cấu của đơn vị".
"Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen - Phó Đô đốc Sergei Lipilin đã chúc mừng thủy thủ đoàn đầu tiên của con tàu vừa được đưa vào thành phần tác chiến của hải quân Nga”, văn phòng báo chí của hạm đội cho biết trong một thông cáo.
Tàu tuần tra Pavel Derzhavin đóng tại nhà máy Zelenodolsk trong khu vực Volga, là chiếc thứ ba thuộc Dự án 22160, nó được thiết kế và chế tạo theo dạng module, mang trong mình hệ thống vô tuyến, điện tử và sonar tiên tiến nhất.
Các chiến hạm lớp này có khả năng ở trên biển liên tục 60 ngày, đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và choán nước khoảng 1.700 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu khoảng 80 người và phạm vi hoạt động lên đến 6.000 hải lý.
Bên cạnh vai trò phòng thủ và bảo vệ vùng kinh tế biển, chiến hạm Dự án 22160 còn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hộ tống, chống cướp biển và thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Chúng được trang bị pháo 76,2 mm, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và súng máy.
Tuy nhiên trong lúc này tại nước Nga đã xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt chiến hạm Dự án 22160, nó bị phàn nàn là mang theo dàn vũ khí trang bị cực kỳ yếu, trên thực tế chỉ có duy nhất bệ pháo 76 mm AK-176MA.
"Ngay cả các tàu bọc thép cỡ nhỏ của Ukraine cũng vượt trội về hỏa lực so với chiến hạm Dự án 22160 to lớn nhưng vô dụng này. Ít nhất tàu của Ukraine còn được trang bị tên lửa chống tăng bên cạnh pháo hạm", một ý kiến được đăng tải.
Lời chê trách trên là có cơ sở, bởi ban đầu theo thiết kế thì lớp chiến hạm này sẽ được tích hợp cả tên lửa hành trình chống hạm Kalibr, tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1 cùng với ngư lôi chống ngầm.
Hiện tại một số ý kiến tập trung vào việc nhìn thấy "khoảng trống" vũ khí có thể được sử dụng để tăng cường hỏa lực cho con tàu. Chúng ta đang nói về vị trí giữa tháp pháo và cấu trúc thượng tầng, với đề xuất đặt hệ thống phòng không Shtil-1 tại đây, nếu thể tích tự do của thân tàu cho phép.
Trước lời phàn nàn, đã có phản bác từ giới chức quân sự Nga rằng các "chuyên gia" đã không tính đến bản chất module trong thiết kế của con tàu, trong khi phương Tây vẫn nhận thức rõ về tiềm năng của lớp chiến hạm trên.
Đại diện nhà máy đóng tàu giải thích không gian phía trước đã để chờ khoảng trống để lắp đặt tên lửa phòng không dẫn đường trong một module đặc biệt.
Trên sân bay trực thăng, tùy theo nhu cầu, có thể lắp đặt nhiều hệ thống vũ khí dạng container khác nhau như tên lửa chống hạm Kalibr hoặc Uran, hay thiết bị cho trạm định vị thủy âm dạng kéo.
Mặc dù vậy, hải quân Nga vẫn chưa giải thích tại sao họ lại để con tàu bước vào đội hình chiến đấu với cấu hình vũ khí tối thiểu như vậy.
Điều thú vị là trước đó chính giới chức quân sự Nga cũng chỉ trích hải quân Mỹ khi cho tàu chiến ven bờ (LCS) cấu hình sức mạnh tương tự như chiến hạm Dự án 22160 của họ, khi con tàu cũng có thiết kế kiểu module.