Trang ReplyUA cho biết, ít nhất 7 tàu chiến Nga đã được nhìn thấy gần vùng lãnh hải của Latvia, nơi mà chúng thực tế đã chặn đường tiếp cận theo hướng biển tới quốc gia Baltic này.Cuộc biểu dương lực lượng của hải quân Nga rõ ràng đã khiến cho không chỉ Latvia mà cả các quốc gia khác quan tâm đặc biệt, vì hạm đội của Nga mạnh áp đảo so với hải quân nước láng giềng."Chỉ cách vùng lãnh hải Latvia 6 hải lý, quân đội nước này đã ghi nhận sự xuất hiện của 7 tàu chiến Nga. Chi tiết về việc này được thông báo cho dịch vụ báo chí của lực lượng vũ trang Latvia trên mạng xã hội Twitter"."Theo ghi nhận, tàu chiến Nga đã được nhìn thấy ở vùng đặc quyền kinh tế của Latvia. Lực lượng vũ trang Latvia đã xác định được tổng cộng 7 tàu của hải quân liên bang Nga”.“Chúng bao gồm các tàu hộ tống Mytishchi lớp Karakurt, Passat và Rainfall lớp Nanushka, Dimitrovograd và Chuvashia lớp Tarantul và Serpukhov lớp Buyan-M", thông báo của ấn phẩm ReplyUA.Các tàu chiến Nga không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào, mặc dù rõ ràng Moskva đã nhắc nhở Latvia rằng bất kỳ mối đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại Nga là hoàn toàn không thể chấp nhận được."Bên cạnh đó, mọi sự thù địch đều có thể kết thúc một cách rất tồi tệ, mà có lẽ Latvia sẽ nhận ra ở thành phố Riga nếu tiếp tục theo đuổi một chính sách không mấy thân thiện nhằm chống lại Nga", trang Avia-pro nói rõ.Trong diễn biến khác, tàu ngầm tấn công U-35 thuộc Type 212 của hải quân Đức đã nổi lên gần vùng lãnh hải của Nga, nó đã bất ngờ gặp phải một số lượng lớn tàu chiến Nga.Các chuyên gia nhìn thấy hai trường hợp có thể xảy ra, đó là tàu ngầm Đức hoặc không thể phát hiện biên đội tàu chiến lớn của Nga, hoặc nó đang theo dõi chúng.Hiện tại mục đích sự hiện diện của tàu ngầm Đức ở vùng biển trung lập của Biển Baltic vẫn chưa được biết, do đó các chuyên gia đã nghiêng về khả năng nó đang theo dõi vị trí của tàu hộ tống Nga.Cần nói thêm rằng sự hiện diện của hải quân Nga gần vùng lãnh hải của Latvia cũng không được Bộ quốc phòng nước này bình luận.Thông báo cũng cho biết không có sự hăm dọa nào giữa tàu ngầm Đức và tàu chiến Nga, mặc dù cả hai bên đều được trang bị dàn vũ khí rất mạnh.Sự có mặt của tàu ngầm Đức ngoài khơi Latvia, giữa nhóm tàu chiến Nga được nhận định nhằm gửi thông điệp ủng hộ tới Latvia, một quốc gia thành viên NATO có quan hệ ngoại giao không mấy tốt đẹp với Moskva.Thông qua sự việc trên, khối quân sự NATO cũng ngầm gửi thông điệp tới Nga rằng họ sẵn sàng ra tay can thiệp nếu một quốc gia của liên minh gặp sự uy hiếp về an ninh quốc phòng, và Moskva cần phải kiềm chế các hành động của mình.
Trang ReplyUA cho biết, ít nhất 7 tàu chiến Nga đã được nhìn thấy gần vùng lãnh hải của Latvia, nơi mà chúng thực tế đã chặn đường tiếp cận theo hướng biển tới quốc gia Baltic này.
Cuộc biểu dương lực lượng của hải quân Nga rõ ràng đã khiến cho không chỉ Latvia mà cả các quốc gia khác quan tâm đặc biệt, vì hạm đội của Nga mạnh áp đảo so với hải quân nước láng giềng.
"Chỉ cách vùng lãnh hải Latvia 6 hải lý, quân đội nước này đã ghi nhận sự xuất hiện của 7 tàu chiến Nga. Chi tiết về việc này được thông báo cho dịch vụ báo chí của lực lượng vũ trang Latvia trên mạng xã hội Twitter".
"Theo ghi nhận, tàu chiến Nga đã được nhìn thấy ở vùng đặc quyền kinh tế của Latvia. Lực lượng vũ trang Latvia đã xác định được tổng cộng 7 tàu của hải quân liên bang Nga”.
“Chúng bao gồm các tàu hộ tống Mytishchi lớp Karakurt, Passat và Rainfall lớp Nanushka, Dimitrovograd và Chuvashia lớp Tarantul và Serpukhov lớp Buyan-M", thông báo của ấn phẩm ReplyUA.
Các tàu chiến Nga không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào, mặc dù rõ ràng Moskva đã nhắc nhở Latvia rằng bất kỳ mối đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại Nga là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
"Bên cạnh đó, mọi sự thù địch đều có thể kết thúc một cách rất tồi tệ, mà có lẽ Latvia sẽ nhận ra ở thành phố Riga nếu tiếp tục theo đuổi một chính sách không mấy thân thiện nhằm chống lại Nga", trang Avia-pro nói rõ.
Trong diễn biến khác, tàu ngầm tấn công U-35 thuộc Type 212 của hải quân Đức đã nổi lên gần vùng lãnh hải của Nga, nó đã bất ngờ gặp phải một số lượng lớn tàu chiến Nga.
Các chuyên gia nhìn thấy hai trường hợp có thể xảy ra, đó là tàu ngầm Đức hoặc không thể phát hiện biên đội tàu chiến lớn của Nga, hoặc nó đang theo dõi chúng.
Hiện tại mục đích sự hiện diện của tàu ngầm Đức ở vùng biển trung lập của Biển Baltic vẫn chưa được biết, do đó các chuyên gia đã nghiêng về khả năng nó đang theo dõi vị trí của tàu hộ tống Nga.
Cần nói thêm rằng sự hiện diện của hải quân Nga gần vùng lãnh hải của Latvia cũng không được Bộ quốc phòng nước này bình luận.
Thông báo cũng cho biết không có sự hăm dọa nào giữa tàu ngầm Đức và tàu chiến Nga, mặc dù cả hai bên đều được trang bị dàn vũ khí rất mạnh.
Sự có mặt của tàu ngầm Đức ngoài khơi Latvia, giữa nhóm tàu chiến Nga được nhận định nhằm gửi thông điệp ủng hộ tới Latvia, một quốc gia thành viên NATO có quan hệ ngoại giao không mấy tốt đẹp với Moskva.
Thông qua sự việc trên, khối quân sự NATO cũng ngầm gửi thông điệp tới Nga rằng họ sẵn sàng ra tay can thiệp nếu một quốc gia của liên minh gặp sự uy hiếp về an ninh quốc phòng, và Moskva cần phải kiềm chế các hành động của mình.