Giống như Sài Gòn, tại Phnom Penh cũng có đại sứ quán Mỹ và một lượng lớn những người Mỹ đang làm việc, sinh sống tại đây cùng với gia đình họ. Trước việc chính quyền ngụy Sài Gòn đang dần sụp đổ thì việc Phnom Penh sẽ được giải phóng sớm muộn gì cũng xảy ra và người Mỹ phải càng sớm càng tốt rút lui khỏi nơi này. Nguồn ảnh: Wiki.Kế hoạch di tản đại sứ quán Mỹ cùng các công dân Mỹ và những công dân Campuchia làm việc cho Mỹ tại Phnom Penh mang tên Chiến dịch Đại Bàng Quắp được Mỹ lên kế hoạch từ trước đó rất lâu và bắt đầu được thực hiện vào ngày 12/4/1975. Theo kế hoạch này, sẽ có ba bãi đáp trực thăng tại Phnom Penh chịu trách nhiệm di tản công dân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Thực tế, kế hoạch di tản người Mỹ khỏi Phnom Penh đã được Lầu Năm Góc lên kế hoạch từ cuối năm 1973. Theo đó, có ba phương án đã được lựa chọn và phương án khả quan nhất đó là cuộc di tản sẽ được tiến hành tại chỉ một địa điểm đó là từ Pochentong sân bay lớn nhất Phnom Penh. Nguồn ảnh: Wiki.Tuy nhiên, Sân bay lớn nhất Phnom Penh đã sớm bị hư hại trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang Campuchia đã khiến cho kế hoạch đơn giản và hiệu quả nhất của Mỹ buộc phải hủy bỏ. Lựa chọn cuối cùng là việc thiết lập hai bãi đáp xung quanh tòa nhà đại sứ quán cùng với bãi đáp trực thăng trên nóc Đại Sứ Quán đã được Mỹ lựa chọn. Nguồn ảnh: Wiki.Ban đầu, phía Mỹ dự kiến sẽ có khoảng 400 người tham gia đợt di tản này, họ bao gồm nhân viên đại sứ quán cùng gia đình và lực lượng tình báo người Campuchia hoạt động cho CIA. Tuy nhiên, tới giờ chót phía Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia lại thông báo sẽ có tới...3600 người tham gia cuộc di tản, nhiều gấp 9 lần con số dự kiến ban đầu. Nguồn ảnh: Wiki.Chiều ngày 11/4/1975, chiến dịch Đại Bàng Quắp chính thức được bắt đầu. 12 chiếc trực thăng CH-54 bắt đầu cất cánh từ boong tàu sân bay USS Okinawa để tiếp cận các địa điểm hạ cánh được đặt mật danh là LZ Hotel, LZ Bravo và Đại sứ quán Mỹ. Nguồn ảnh: Cambodia.Theo các tài liệu được phía Mỹ giải mật gần đây, chuyến di tản đầu tiên Mỹ ước tính đã đưa được khoảng 590 người ra khỏi Phnom Penh trong đó có 146 người Mỹ và 444 người Campuchia. Nguồn ảnh: NY Daily.Để tăng thêm tốc độ di tản, một loạt các máy bay trực thăng Mỹ từ sân bay Utapao của Thái Lan cũng sẽ vượt biên giới sang Campuchia để tham gia vào cuộc di tản này. Nguồn ảnh: NY Daily.Tới 09:45 phút sáng ngày 12/4/1975, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh chính thức đóng cửa, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Campuchia cũng kết thúc tại đây và phải tới năm 1991 mới được tiếp tục nối lại. Ảnh: Đại sứ Mỹ tại Campuchia ông John Gunther Dean cầm lá cờ Mỹ trên tay rút khỏi Đại Sứ Quán Mỹ tại Phnom Penh. Nguồn ảnh: Nydaily.Ngay sau khi các lực lượng trực thăng Mỹ thực hiện xong chiến dịch di tản tại Campuchia, họ tiếp tục nhận nhiệm vụ thực hiện chiến dịch di tản Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. So với chiến dịch di tản tại Sài Gòn, chiến dịch di tản ở Campuchia diễn khá nhanh gọn và đơn giản hơn gấp nhiều lần. Nguồn ảnh: Cambodia.Cho tới nay, người Mỹ vẫn khẳng định rằng nhờ những kinh nghiệm họ có được từ cuộc "diễn tập" di tản ở Campuchia, chiến dịch di tản của họ tại Sài Gòn mới diễn ra "chót lọt" như vậy. Ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh, thiết lập chế độ Pol Pot và mở ra chương đen tối nhất trong lịch sử nước này. Nguồn ảnh: WP.
Giống như Sài Gòn, tại Phnom Penh cũng có đại sứ quán Mỹ và một lượng lớn những người Mỹ đang làm việc, sinh sống tại đây cùng với gia đình họ. Trước việc chính quyền ngụy Sài Gòn đang dần sụp đổ thì việc Phnom Penh sẽ được giải phóng sớm muộn gì cũng xảy ra và người Mỹ phải càng sớm càng tốt rút lui khỏi nơi này. Nguồn ảnh: Wiki.
Kế hoạch di tản đại sứ quán Mỹ cùng các công dân Mỹ và những công dân Campuchia làm việc cho Mỹ tại Phnom Penh mang tên Chiến dịch Đại Bàng Quắp được Mỹ lên kế hoạch từ trước đó rất lâu và bắt đầu được thực hiện vào ngày 12/4/1975. Theo kế hoạch này, sẽ có ba bãi đáp trực thăng tại Phnom Penh chịu trách nhiệm di tản công dân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực tế, kế hoạch di tản người Mỹ khỏi Phnom Penh đã được Lầu Năm Góc lên kế hoạch từ cuối năm 1973. Theo đó, có ba phương án đã được lựa chọn và phương án khả quan nhất đó là cuộc di tản sẽ được tiến hành tại chỉ một địa điểm đó là từ Pochentong sân bay lớn nhất Phnom Penh. Nguồn ảnh: Wiki.
Tuy nhiên, Sân bay lớn nhất Phnom Penh đã sớm bị hư hại trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang Campuchia đã khiến cho kế hoạch đơn giản và hiệu quả nhất của Mỹ buộc phải hủy bỏ. Lựa chọn cuối cùng là việc thiết lập hai bãi đáp xung quanh tòa nhà đại sứ quán cùng với bãi đáp trực thăng trên nóc Đại Sứ Quán đã được Mỹ lựa chọn. Nguồn ảnh: Wiki.
Ban đầu, phía Mỹ dự kiến sẽ có khoảng 400 người tham gia đợt di tản này, họ bao gồm nhân viên đại sứ quán cùng gia đình và lực lượng tình báo người Campuchia hoạt động cho CIA. Tuy nhiên, tới giờ chót phía Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia lại thông báo sẽ có tới...3600 người tham gia cuộc di tản, nhiều gấp 9 lần con số dự kiến ban đầu. Nguồn ảnh: Wiki.
Chiều ngày 11/4/1975, chiến dịch Đại Bàng Quắp chính thức được bắt đầu. 12 chiếc trực thăng CH-54 bắt đầu cất cánh từ boong tàu sân bay USS Okinawa để tiếp cận các địa điểm hạ cánh được đặt mật danh là LZ Hotel, LZ Bravo và Đại sứ quán Mỹ. Nguồn ảnh: Cambodia.
Theo các tài liệu được phía Mỹ giải mật gần đây, chuyến di tản đầu tiên Mỹ ước tính đã đưa được khoảng 590 người ra khỏi Phnom Penh trong đó có 146 người Mỹ và 444 người Campuchia. Nguồn ảnh: NY Daily.
Để tăng thêm tốc độ di tản, một loạt các máy bay trực thăng Mỹ từ sân bay Utapao của Thái Lan cũng sẽ vượt biên giới sang Campuchia để tham gia vào cuộc di tản này. Nguồn ảnh: NY Daily.
Tới 09:45 phút sáng ngày 12/4/1975, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh chính thức đóng cửa, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Campuchia cũng kết thúc tại đây và phải tới năm 1991 mới được tiếp tục nối lại. Ảnh: Đại sứ Mỹ tại Campuchia ông John Gunther Dean cầm lá cờ Mỹ trên tay rút khỏi Đại Sứ Quán Mỹ tại Phnom Penh. Nguồn ảnh: Nydaily.
Ngay sau khi các lực lượng trực thăng Mỹ thực hiện xong chiến dịch di tản tại Campuchia, họ tiếp tục nhận nhiệm vụ thực hiện chiến dịch di tản Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. So với chiến dịch di tản tại Sài Gòn, chiến dịch di tản ở Campuchia diễn khá nhanh gọn và đơn giản hơn gấp nhiều lần. Nguồn ảnh: Cambodia.
Cho tới nay, người Mỹ vẫn khẳng định rằng nhờ những kinh nghiệm họ có được từ cuộc "diễn tập" di tản ở Campuchia, chiến dịch di tản của họ tại Sài Gòn mới diễn ra "chót lọt" như vậy. Ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh, thiết lập chế độ Pol Pot và mở ra chương đen tối nhất trong lịch sử nước này. Nguồn ảnh: WP.