Kế thừa từ Liên Xô, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga rất mạnh, tuy nhiên cũng phải nhìn vào thực tế rằng, suy thoái kinh tế do sự cấm vận của phương Tây đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực nghiên cứu và phát triển vũ khí mới của họ.Ở lĩnh vực hàng không, Nga tỏ ra không kém cạnh khi cũng góp mặt đủ hai chủng loại chiến đấu cơ là Su-57 và Su-75.Su-57 là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng 2 động cơ, loại máy bay này có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010.Trong khi đó, Su-75 là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ 1 động cơ mới vừa được giới thiệu ở dạng dự án và mô hình. Nga cho biết cần khoảng 3 năm nữa để mẫu thử nghiệm đầu tiên bay thử và cần 2 năm nữa để đi vào sản xuất loạt dự kiến vào năm 2026.Tuy nhiên, dù là người lạc quan nhất cũng khó tin rằng mốc thời gian này Nga có thể đạt được, nhìn vào thực tế, dù tiêm kích Su-57 đã bay thử hơn 10 năm, nhưng tới nay chúng vẫn chưa thực sự hoàn thiện.Vấn đề động cơ vẫn là nút thắt chưa thể giải gỡ, ngoài ra hệ thống điện tử và kỹ thuật liên quan đến tàng hình của Su-57 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện (Hình ảnh động cơ Izdeliye 30 phát triển cho Su-57 bị cháy trong quá trình thử nghiệm).Nếu không có động cơ chuyên dụng, Su-57 chưa thể là chiến đấu cơ thứ 5 đúng nghĩa. Nhiều người cho rằng nếu không có động cơ, Su-57 chỉ có sức chiến đấu nhỉnh hơn tiêm kích Su-35S một chút, trong khi chi phí chế tạo lại đắt hơn rất nhiều.Chính vì thế trong vài năm tới, thập chí thập niên tới vai trò chiến đấu cơ chủ lực của Nga chưa thể trao cho Su-57 hay Su-75, đơn giản số lượng của chúng nếu có chế tạo cũng sẽ rất ít do vấn đề kỹ thuật và giá thành quá cao.Trọng trách giữ vai trò tiêm kích chủ lực sẽ tiếp tục được trao cho Su-35S, đây là dòng chiến đấu cơ thế hệ 4.5 cực mạnh, chúng đã thể hiện xuất sắc cả trong thực chiến lẫn trên thị trường xuất khẩu.Sukhoi Su-35S, (tên của NATO: Flanker-E+) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, thế hệ 4++ do Tập đoàn sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế.Ban đầu Su-35S được thiết kế dành cho Không quân Nga nhưng sau đó chúng lại được phép xuất khẩu.Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự Su-35S là dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.5 có các tính năng kỹ chiến thuật gần như đạt ngưỡng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (ngoại trừ khả năng tàng hình).Bán kính chiến đấu của Su-35S cũng thực sự đáng nể lên đến 1.700km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.Bên cạnh các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại, Su-35S còn được tích hợp hệ thống vũ khí đáng gờm với 12 điểm treo vũ khí, có thể mang theo 8 tấn vũ khí.Su-35S sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) với lực đẩy tối đa 142kN và trang bị loa phụt 3D giúp cho Su-35S có độ cơ động mạnh mẽ.Với hai động cơ cực khỏe này giúp máy bay Su-35S đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay lên tới 3.900km.Su-35S là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ leo cao nhất thế giới với vận tốc 280 m/s, trần hoạt động cao tới 18.000 m.Về kích thước Su-35S dài 21,9m, cao 5,9m, sải cánh 15,3m.Su-35S có trọng lượng rỗng 17,5 tấn, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.Để đối không, Su-35S được trang bị những loại tên lửa AA-12 Adder (R-77), AA-11 Archer (R-73), AA-10 Alamo (R-27) và tên lửa tầm bắn siêu xa P-37M (R-37M).Để làm nhiệm vụ cường kích, Su-35S được trang bị những loại tên lửa như: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML), AS-14 Kedge (Kh-29), AS-15 Kent (Kh-55), AS-13 Kingbolt (Kh-59).Su-35 có thể mang theo các loại bom: KAB-500, LKAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TVFAB-100/250/500/750/1000...Về hệ thống điện tử, Su-35S được ứng dụng những công nghệ mới nhất về điện tử hàng không. Buồng lái được thiết kế đem lại sự thoải mái và linh hoạt cho phi công xử lý tình huống.Hai màn hình LCD kích thước lớn để hiện thị thông số máy bay và mục tiêu được trang bị trong buồng lái.Su-35S được trang bị radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km.Với radar này, Su-35S có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.Nga còn cho biết, radar trên Su-35 có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.Phía đuôi Su-35 Sukhoi cũng được lắp một radar nhỏ vị trí giữa hai động cơ cho phép phát hiện các mục tiêu từ phía sau.Su-35S còn trang bị hệ thống phát hiện mục tiêu bằng tia hồng ngoại, với hệ thống này chiến đấu cơ Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách ngắn, hoặc các mục tiêu khác khi hệ thống radar bị vộ hiệu hóa.Sukhoi cho biết, Su-35S được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bởi hệ thống tác chiến điện tử Khibiny có khả năng gây nhiễu tuyệt vời, làm mù radar chủ động của đối thủ ngay cả trong điều kiện đối phương cũng sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử cường độ caoNga hiện đang hoàn thiện phát triển dòng tên lửa tầm siêu xa P-37M với tầm phóng lên tới 300-400 km để trang bị cho các dòng chiến đấu cơ nước này trong đó có cả Su-35S.
Kế thừa từ Liên Xô, ngành công nghiệp quốc phòng của Nga rất mạnh, tuy nhiên cũng phải nhìn vào thực tế rằng, suy thoái kinh tế do sự cấm vận của phương Tây đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực nghiên cứu và phát triển vũ khí mới của họ.
Ở lĩnh vực hàng không, Nga tỏ ra không kém cạnh khi cũng góp mặt đủ hai chủng loại chiến đấu cơ là Su-57 và Su-75.
Su-57 là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng 2 động cơ, loại máy bay này có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010.
Trong khi đó, Su-75 là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ 1 động cơ mới vừa được giới thiệu ở dạng dự án và mô hình. Nga cho biết cần khoảng 3 năm nữa để mẫu thử nghiệm đầu tiên bay thử và cần 2 năm nữa để đi vào sản xuất loạt dự kiến vào năm 2026.
Tuy nhiên, dù là người lạc quan nhất cũng khó tin rằng mốc thời gian này Nga có thể đạt được, nhìn vào thực tế, dù tiêm kích Su-57 đã bay thử hơn 10 năm, nhưng tới nay chúng vẫn chưa thực sự hoàn thiện.
Vấn đề động cơ vẫn là nút thắt chưa thể giải gỡ, ngoài ra hệ thống điện tử và kỹ thuật liên quan đến tàng hình của Su-57 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện (Hình ảnh động cơ Izdeliye 30 phát triển cho Su-57 bị cháy trong quá trình thử nghiệm).
Nếu không có động cơ chuyên dụng, Su-57 chưa thể là chiến đấu cơ thứ 5 đúng nghĩa. Nhiều người cho rằng nếu không có động cơ, Su-57 chỉ có sức chiến đấu nhỉnh hơn tiêm kích Su-35S một chút, trong khi chi phí chế tạo lại đắt hơn rất nhiều.
Chính vì thế trong vài năm tới, thập chí thập niên tới vai trò chiến đấu cơ chủ lực của Nga chưa thể trao cho Su-57 hay Su-75, đơn giản số lượng của chúng nếu có chế tạo cũng sẽ rất ít do vấn đề kỹ thuật và giá thành quá cao.
Trọng trách giữ vai trò tiêm kích chủ lực sẽ tiếp tục được trao cho Su-35S, đây là dòng chiến đấu cơ thế hệ 4.5 cực mạnh, chúng đã thể hiện xuất sắc cả trong thực chiến lẫn trên thị trường xuất khẩu.
Sukhoi Su-35S, (tên của NATO: Flanker-E+) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, thế hệ 4++ do Tập đoàn sản xuất máy bay quân sự Sukhoi thiết kế.
Ban đầu Su-35S được thiết kế dành cho Không quân Nga nhưng sau đó chúng lại được phép xuất khẩu.
Theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự Su-35S là dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.5 có các tính năng kỹ chiến thuật gần như đạt ngưỡng của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 (ngoại trừ khả năng tàng hình).
Bán kính chiến đấu của Su-35S cũng thực sự đáng nể lên đến 1.700km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.
Bên cạnh các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại, Su-35S còn được tích hợp hệ thống vũ khí đáng gờm với 12 điểm treo vũ khí, có thể mang theo 8 tấn vũ khí.
Su-35S sử dụng động cơ phản lực Vector 117S (AL-41F-1S) với lực đẩy tối đa 142kN và trang bị loa phụt 3D giúp cho Su-35S có độ cơ động mạnh mẽ.
Với hai động cơ cực khỏe này giúp máy bay Su-35S đạt tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay lên tới 3.900km.
Su-35S là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ leo cao nhất thế giới với vận tốc 280 m/s, trần hoạt động cao tới 18.000 m.
Về kích thước Su-35S dài 21,9m, cao 5,9m, sải cánh 15,3m.
Su-35S có trọng lượng rỗng 17,5 tấn, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.
Để đối không, Su-35S được trang bị những loại tên lửa AA-12 Adder (R-77), AA-11 Archer (R-73), AA-10 Alamo (R-27) và tên lửa tầm bắn siêu xa P-37M (R-37M).
Để làm nhiệm vụ cường kích, Su-35S được trang bị những loại tên lửa như: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML), AS-14 Kedge (Kh-29), AS-15 Kent (Kh-55), AS-13 Kingbolt (Kh-59).
Su-35 có thể mang theo các loại bom: KAB-500, LKAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TVFAB-100/250/500/750/1000...
Về hệ thống điện tử, Su-35S được ứng dụng những công nghệ mới nhất về điện tử hàng không. Buồng lái được thiết kế đem lại sự thoải mái và linh hoạt cho phi công xử lý tình huống.
Hai màn hình LCD kích thước lớn để hiện thị thông số máy bay và mục tiêu được trang bị trong buồng lái.
Su-35S được trang bị radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km.
Với radar này, Su-35S có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.
Nga còn cho biết, radar trên Su-35 có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.
Phía đuôi Su-35 Sukhoi cũng được lắp một radar nhỏ vị trí giữa hai động cơ cho phép phát hiện các mục tiêu từ phía sau.
Su-35S còn trang bị hệ thống phát hiện mục tiêu bằng tia hồng ngoại, với hệ thống này chiến đấu cơ Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách ngắn, hoặc các mục tiêu khác khi hệ thống radar bị vộ hiệu hóa.
Sukhoi cho biết, Su-35S được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bởi hệ thống tác chiến điện tử Khibiny có khả năng gây nhiễu tuyệt vời, làm mù radar chủ động của đối thủ ngay cả trong điều kiện đối phương cũng sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử cường độ cao
Nga hiện đang hoàn thiện phát triển dòng tên lửa tầm siêu xa P-37M với tầm phóng lên tới 300-400 km để trang bị cho các dòng chiến đấu cơ nước này trong đó có cả Su-35S.