Chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Anh có thể đang cố đuổi theo chiếc Su-30 của Nga thì gặp nạn. Đây là thông tin mới được trang Sohu của Trung Quốc đăng tải.Trang Sohu cho rằng, nỗ lực của phi công lái F-35B nhằm bắt kịp tiêm kích Su-30 của Nga đã kết thúc bằng vụ rơi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Anh giữa bờ biển Síp và Ai Cập.Sở dĩ các chuyên gia Trung Quốc nhận định như thế là dựa vào thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Anh thông báo về nỗ lực của hải quân nước này, nhằm can thiệp vào các hoạt động của máy bay Nga gần nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh.Hiện Nga đang cho chiến đấu cơ Su-30, Su-35 hoạt động tại Syria và chúng cũng đảm đương luôn nhiệm vụ do thám hoạt động của các chiến hạm phương Tây gần Syria.Chiến đấu cơ F-35B của Anh rất có thể đang cố gắng đuổi kịp một máy bay chiến đấu Nga Su-30 cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim để kiểm soát tình hình trong khu vực, hoặc thực hành một cuộc tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay.Tuy nhiên có thể trong quá trình hoạt động này máy bay đã gặp sự cố và bị rơi ở vùng biển Địa Trung Hải, phía Nam đảo Síp.“Phi công Anh đã cố gắng đánh chặn chiếc Sukhoi Su-30 của Nga, nhưng không hiểu vì lý do gì, chiếc tiêm kích bất ngờ mất lái và lao xuống biển", trang Sohu cho biết."Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Wallace đã gián tiếp xác nhận dữ liệu trên khi nói rằng đã có tổng cộng 30 nỗ lực đánh chặn máy bay Nga vào thời điểm các tàu của NATO từ Thái Bình Dương quay trở lại châu Âu qua Địa Trung Hải. Rõ ràng đó là một sự xấu hổ cho London", tờ Sohu nhấn mạnh."Việc London không lên tiếng chính thức nguyên nhân có thể liên quan đến năng lực tác chiến của F-35. Nếu thực sự chiếc chiến đấu cơ này không đủ sức mạnh để chiến đấu với các đối thủ tiềm tàng sẽ gây nên những rắc rối lớn, vì thế họ đã không công bố", cổng thông tin Trung Quốc nhận định.Tuy vậy phía Nga không bình luận về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace về những "chuyến bay không mong muốn" từ máy bay chiến đấu thuộc lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.Trong khi đó, phía Anh đã chính thức công bố nguyên nhân làm chiếc F-35B gặp nạn bắt nguồn từ việc kỹ thuật viên quên tháo tấm che mưa của máy bay, khiến linh kiện này lọt vào động cơ và làm chiếc tiêm kích mất lực đẩy khi đang chạy đà.Phía Anh cũng cho biết thêm rằng, phi công khi đó đã phát hiện tình huống trục trặc nhưng không kịp dừng máy bay trên đường băng và buộc lòng phải kích hoạt ghế phóng, chấp nhận để chiếc F-35B rơi xuống biển.Chiếc tiêm kích F-35B của không quân Anh gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở phía đông Địa Trung Hải hôm 17/11.Phi công phóng ghế thoát hiểm và được giải cứu an toàn, trong khi xác máy bay F-35B dường như đã bị lảng đi dưới nước so với vị trí lao xuống biển và đang nằm ở độ sâu khoảng 1.600 m.Quân đội Anh đang lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm về tiêm kích F-35B, loại khí tài phức tạp và bí mật nhất trong biên chế nước này, nếu lực lượng Nga ở Địa Trung Hải tiếp cận được xác máy bay."Phía Nga không rời mắt khỏi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi nó ở phía đông Địa Trung Hải. Thu hồi tiêm kích là ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn nó rơi vào tay đối phương", nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết tuần trước.Tàu sân bay Queen Elizabeth vận hành tổng cộng 18 tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, gồm 8 chiếc của Phi đoàn số 617 không quân Anh và 10 máy bay thuộc Phi đoàn tiêm kích thủy quân lục chiến số 211 của Mỹ.Tai nạn hôm 17/11 là vụ rơi thứ năm của dòng tiêm kích tàng hình F-35, không tính đến những sự cố trên mặt đất hoặc khi hạ cánh, cũng là chiếc F-35 đầu tiên bị phá hủy khi vận hành từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công.Trong gia đình tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35, thì phiên bản F-35B là loại đắt nhất cũng như phức tạp nhất. Phiên bản này được thiết kế để có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng.Việc có thể cất hạ cánh thẳng đứng cho phép máy bay có thể tác chiến ngay cả trên tàu đổ bộ trực thăng, các đường bay dã chiến, hay trong hoàn cảnh đường băng bị đánh phá ác liệt.Điều này vừa có thể giải quyết hiệu quả việc tăng cường năng lực chiến đấu trong khi không phải quá lo lắng về việc phải có những sân bay lớn.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35B của Anh có thể đang cố đuổi theo chiếc Su-30 của Nga thì gặp nạn. Đây là thông tin mới được trang Sohu của Trung Quốc đăng tải.
Trang Sohu cho rằng, nỗ lực của phi công lái F-35B nhằm bắt kịp tiêm kích Su-30 của Nga đã kết thúc bằng vụ rơi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Anh giữa bờ biển Síp và Ai Cập.
Sở dĩ các chuyên gia Trung Quốc nhận định như thế là dựa vào thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Anh thông báo về nỗ lực của hải quân nước này, nhằm can thiệp vào các hoạt động của máy bay Nga gần nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh.
Hiện Nga đang cho chiến đấu cơ Su-30, Su-35 hoạt động tại Syria và chúng cũng đảm đương luôn nhiệm vụ do thám hoạt động của các chiến hạm phương Tây gần Syria.
Chiến đấu cơ F-35B của Anh rất có thể đang cố gắng đuổi kịp một máy bay chiến đấu Nga Su-30 cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim để kiểm soát tình hình trong khu vực, hoặc thực hành một cuộc tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay.
Tuy nhiên có thể trong quá trình hoạt động này máy bay đã gặp sự cố và bị rơi ở vùng biển Địa Trung Hải, phía Nam đảo Síp.
“Phi công Anh đã cố gắng đánh chặn chiếc Sukhoi Su-30 của Nga, nhưng không hiểu vì lý do gì, chiếc tiêm kích bất ngờ mất lái và lao xuống biển", trang Sohu cho biết.
"Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Wallace đã gián tiếp xác nhận dữ liệu trên khi nói rằng đã có tổng cộng 30 nỗ lực đánh chặn máy bay Nga vào thời điểm các tàu của NATO từ Thái Bình Dương quay trở lại châu Âu qua Địa Trung Hải. Rõ ràng đó là một sự xấu hổ cho London", tờ Sohu nhấn mạnh.
"Việc London không lên tiếng chính thức nguyên nhân có thể liên quan đến năng lực tác chiến của F-35. Nếu thực sự chiếc chiến đấu cơ này không đủ sức mạnh để chiến đấu với các đối thủ tiềm tàng sẽ gây nên những rắc rối lớn, vì thế họ đã không công bố", cổng thông tin Trung Quốc nhận định.
Tuy vậy phía Nga không bình luận về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace về những "chuyến bay không mong muốn" từ máy bay chiến đấu thuộc lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Trong khi đó, phía Anh đã chính thức công bố nguyên nhân làm chiếc F-35B gặp nạn bắt nguồn từ việc kỹ thuật viên quên tháo tấm che mưa của máy bay, khiến linh kiện này lọt vào động cơ và làm chiếc tiêm kích mất lực đẩy khi đang chạy đà.
Phía Anh cũng cho biết thêm rằng, phi công khi đó đã phát hiện tình huống trục trặc nhưng không kịp dừng máy bay trên đường băng và buộc lòng phải kích hoạt ghế phóng, chấp nhận để chiếc F-35B rơi xuống biển.
Chiếc tiêm kích F-35B của không quân Anh gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở phía đông Địa Trung Hải hôm 17/11.
Phi công phóng ghế thoát hiểm và được giải cứu an toàn, trong khi xác máy bay F-35B dường như đã bị lảng đi dưới nước so với vị trí lao xuống biển và đang nằm ở độ sâu khoảng 1.600 m.
Quân đội Anh đang lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm về tiêm kích F-35B, loại khí tài phức tạp và bí mật nhất trong biên chế nước này, nếu lực lượng Nga ở Địa Trung Hải tiếp cận được xác máy bay.
"Phía Nga không rời mắt khỏi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi nó ở phía đông Địa Trung Hải. Thu hồi tiêm kích là ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn nó rơi vào tay đối phương", nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết tuần trước.
Tàu sân bay Queen Elizabeth vận hành tổng cộng 18 tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, gồm 8 chiếc của Phi đoàn số 617 không quân Anh và 10 máy bay thuộc Phi đoàn tiêm kích thủy quân lục chiến số 211 của Mỹ.
Tai nạn hôm 17/11 là vụ rơi thứ năm của dòng tiêm kích tàng hình F-35, không tính đến những sự cố trên mặt đất hoặc khi hạ cánh, cũng là chiếc F-35 đầu tiên bị phá hủy khi vận hành từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công.
Trong gia đình tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35, thì phiên bản F-35B là loại đắt nhất cũng như phức tạp nhất. Phiên bản này được thiết kế để có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng.
Việc có thể cất hạ cánh thẳng đứng cho phép máy bay có thể tác chiến ngay cả trên tàu đổ bộ trực thăng, các đường bay dã chiến, hay trong hoàn cảnh đường băng bị đánh phá ác liệt.
Điều này vừa có thể giải quyết hiệu quả việc tăng cường năng lực chiến đấu trong khi không phải quá lo lắng về việc phải có những sân bay lớn.