Thông tin với giới truyền thông hôm chủ nhật 25/8, Tư lệnh Không quân Iran - thiếu tướng Aziz Nasirzader cho biết, lực lượng này ngày càng trang bị nhiều hơn máy bay chiến đấu siêu âm Kosar thế hệ mới và thông báo rằng sẽ mở cuộc tập trận quy mô lớn trong thời gian tới. Ảnh: MEHRViệc ra thông báo tập trận kèm với thông tin về tiêm kích nội địa Kosar cho thấy Không quân Iran sẽ tung số lượng lớn dòng máy bay này cho cuộc diễn tập quy mô lớn sắp tới đây. Trước đó, trong tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Iran cũng tiết lộ nước này có kế hoạch tăng cường sản xuất Kosar. Ảnh: MEHRGiới chức Iran cũng tuyên bố rằng Kosar sử dụng công nghệ kỹ thuật số thế hệ thứ 4, trang bị hệ thống hiển thị HUD tăng sức mạnh tấn công chính xác vũ khí cũng như hệ thống radar điều khiển hỏa lực đa năng, hiện đại. Ảnh: MEHRDù mang tên gọi mới, được quảng cáo tính năng hiện đại, nhưng theo giới phân tích, Tehran chẳng thể nào chối cãi được rằng Kosar chẳng qua chỉ là phiên bản sao chép y hệt phiên bản tiêm kích hai chỗ ngồi F-5B hoặc F-5F Tiger II của Mỹ. Trong ảnh, có thể thấy sự giống nhau tới từng chi tiết của Kosar và F-5B hoặc F-5F. Ảnh: YoutubeF-5B và F-5F đều là phiên bản tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 2 chỗ ngồi của dòng máy bay F-5 mà Mỹ từng bán số lượng rất lớn cho Iran từ những năm 1970. Loại này có thể dùng cho cả nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện phi công. Ảnh: Airliners.netTất nhiên là việc Iran sản xuất thành công F-5 hai chỗ ngồi và đặt tên gọi mới là Kosar cũng là lẽ thường. Công bằng mà nói, chế tạo lại được một mẫu bay chiến đấu siêu âm là bước tiến nhảy vọt của công nghiệp quốc phòng Iran, mà nhiều nước mơ cũng chẳng có. Ảnh: MEHRNgay cả nền quốc phòng hùng mạnh như Ấn Độ đã đổ một đống tiền vào các dự án máy bay chiến đấu nội địa mà tới nay vẫn “rối như canh hẹ”. Trong khi Iran, họ đã sao chép thành công F-5 và tạo ra vô số mẫu máy bay như Kosar, Azarakhsh (sao chép F-5E Tiger II) và Saeqeh (F-5E Tiger II nhưng cải tiến thêm một cánh đuôi đứng khiến máy bay giống với F/A-18). Ảnh: MEHRCũng theo giới chức Iran, Kosar có hai phiên bản: Một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi dùng cho đào tạo huấn luyện phi công. Có vẻ như, nó là một bản chế F-5 khác ngoài Azarakhsh được chế năm 1997. Ảnh: MEHRMột số hình ảnh cho thấy Kosar có hệ thống điều khiển trông hiện đại hơn các thế hệ sao chép trước.Hiện chưa có tham số kỹ thuật chính thức của Kosar, nhưng nếu Iran chỉ cần làm cho nó tương đương F-5 cũng đã là thành công lắm rồi. F-5 có tốc độ bay tối đa 1.740km/h tức Mach 1,63, trần bay 15.800m, tốc độ leo cao 175m/s, tải trọng vũ khí 3,2 tấn. Ảnh: MEHRVideo tiêm kích F-5 bay ở độ cao siêu thấp ở Thái Lan. Nguồn: Youtube
Thông tin với giới truyền thông hôm chủ nhật 25/8, Tư lệnh Không quân Iran - thiếu tướng Aziz Nasirzader cho biết, lực lượng này ngày càng trang bị nhiều hơn máy bay chiến đấu siêu âm Kosar thế hệ mới và thông báo rằng sẽ mở cuộc tập trận quy mô lớn trong thời gian tới. Ảnh: MEHR
Việc ra thông báo tập trận kèm với thông tin về tiêm kích nội địa Kosar cho thấy Không quân Iran sẽ tung số lượng lớn dòng máy bay này cho cuộc diễn tập quy mô lớn sắp tới đây. Trước đó, trong tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Iran cũng tiết lộ nước này có kế hoạch tăng cường sản xuất Kosar. Ảnh: MEHR
Giới chức Iran cũng tuyên bố rằng Kosar sử dụng công nghệ kỹ thuật số thế hệ thứ 4, trang bị hệ thống hiển thị HUD tăng sức mạnh tấn công chính xác vũ khí cũng như hệ thống radar điều khiển hỏa lực đa năng, hiện đại. Ảnh: MEHR
Dù mang tên gọi mới, được quảng cáo tính năng hiện đại, nhưng theo giới phân tích, Tehran chẳng thể nào chối cãi được rằng Kosar chẳng qua chỉ là phiên bản sao chép y hệt phiên bản tiêm kích hai chỗ ngồi F-5B hoặc F-5F Tiger II của Mỹ. Trong ảnh, có thể thấy sự giống nhau tới từng chi tiết của Kosar và F-5B hoặc F-5F. Ảnh: Youtube
F-5B và F-5F đều là phiên bản tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ 2 chỗ ngồi của dòng máy bay F-5 mà Mỹ từng bán số lượng rất lớn cho Iran từ những năm 1970. Loại này có thể dùng cho cả nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện phi công. Ảnh: Airliners.net
Tất nhiên là việc Iran sản xuất thành công F-5 hai chỗ ngồi và đặt tên gọi mới là Kosar cũng là lẽ thường. Công bằng mà nói, chế tạo lại được một mẫu bay chiến đấu siêu âm là bước tiến nhảy vọt của công nghiệp quốc phòng Iran, mà nhiều nước mơ cũng chẳng có. Ảnh: MEHR
Ngay cả nền quốc phòng hùng mạnh như Ấn Độ đã đổ một đống tiền vào các dự án máy bay chiến đấu nội địa mà tới nay vẫn “rối như canh hẹ”. Trong khi Iran, họ đã sao chép thành công F-5 và tạo ra vô số mẫu máy bay như Kosar, Azarakhsh (sao chép F-5E Tiger II) và Saeqeh (F-5E Tiger II nhưng cải tiến thêm một cánh đuôi đứng khiến máy bay giống với F/A-18). Ảnh: MEHR
Cũng theo giới chức Iran, Kosar có hai phiên bản: Một chỗ ngồi và hai chỗ ngồi dùng cho đào tạo huấn luyện phi công. Có vẻ như, nó là một bản chế F-5 khác ngoài Azarakhsh được chế năm 1997. Ảnh: MEHR
Một số hình ảnh cho thấy Kosar có hệ thống điều khiển trông hiện đại hơn các thế hệ sao chép trước.
Hiện chưa có tham số kỹ thuật chính thức của Kosar, nhưng nếu Iran chỉ cần làm cho nó tương đương F-5 cũng đã là thành công lắm rồi. F-5 có tốc độ bay tối đa 1.740km/h tức Mach 1,63, trần bay 15.800m, tốc độ leo cao 175m/s, tải trọng vũ khí 3,2 tấn. Ảnh: MEHR
Video tiêm kích F-5 bay ở độ cao siêu thấp ở Thái Lan. Nguồn: Youtube