Vào ngày 2/6/2018, một máy bay chiến đấu F-7 của Không quân Iran đã rơi chiều tại tỉnh Isfahan, miền Trung Iran. Chiếc máy bay đã gặp vấn đề kỹ thuật sau khi rời Căn cứ Không quân Shahid Babaei ở Isfahan, trong một chuyến bay huấn luyện. Hai phi công đã kịp nhảy dù thoát chết.Lực lượng máy bay chiến đấu của Iran bao gồm nhiều loại máy bay, đều được thiết kế và sản xuất trong thời kỳ chiến tranh Lạnh; bao gồm F-14 Tomcats, F-4 Phantom II, cũng như máy bay phản lực tấn công hạng nhẹ F-5; số máy bay trên đều có nguồn gốc của Mỹ, được Iran mua sắm dưới thời vua Pahlavi.Ngoài số máy bay chiến đấu của Mỹ, Không quân Iran còn sở hữu một số chiến đấu cơ MiG-29, mà nước này mua của Nga và một số nhỏ MiG-29, bay từ Iraq sang "lánh nạn", trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (năm 1991).Trong lực lượng Không quân Iran còn một loại chiến đấu cơ rất ít tên tuổi, tính năng chiến đấu hạn chế; đây là "bản sao của một bản sao", đó là J/F-7. F-7 là phiên bản xuất khẩu của chiếc J-7 do Trung Quốc chế tạo. Đây chính là bản sao của MiG-21.MiG-21 được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1950, là chiến đấu cơ thế hệ 3 đầu tiên của nước này. MiG-21 được xếp loại là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, sử dụng một động cơ, được chế tạo chủ yếu cho nhiệm vụ đánh chặn. MiG-21 đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1958 và loại biên hoàn toàn vào đầu thập niên 1980.Khi mới ra đời, MiG-21 là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Liên Xô, sánh ngang với những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ khi đó như F-4 hay F-105. Liên Xô đã viện trợ MiG-21 cho các quốc gia đồng minh và bạn bè thân thiết, trong đó có Trung Quốc.Vào đầu thập niên 1960, do sự chia rẽ Xô-Trung, nhưng Trung Quốc vẫn có thể thu thập đủ bản thiết kế, để thiết kế ngược lại MiG-21 và tạo ra chiến đấu cơ J-7. Loại máy bay này vẫn được sản xuất cho đến năm 2013, chủ yếu trang bị cho Không quân Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước nghèo.Sau cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran bị phương Tây cấm vận ngặt nghèo; Liên Xô cũng không ủng hộ Iran vì họ đang ủng hộ Iraq. Iran lúc này quay sang Trung Quốc để mua chiến đấu cơ J-7; tuy nhiên J-7 đã không để lại bất cứ thành tích chiến đấu nào, cũng không có bất kỳ ưu điểm nào trong lực lượng Không quân Iran.Ngày nay, F-7 được xếp hạng thành máy bay huấn luyện cho phi công Iran, tuy nhiên nó liên tục dính tai nạn trong huấn luyện. Sau vụ tai nạn vào ngày 2/6/2018, Không quân Iran đã cho dừng bay toàn bộ số tiêm kích F-7.Mặc dù nguyên nhân vụ tai nạn không được nêu cụ thể, nhưng máy bay của Iran bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chủ yếu do phụ tùng thay thế rất khó kiếm, mặc dù sản xuất trong nước đã cố gắng lấp lỗ hổng này; những loại máy bay của Iran đang sử dụng, đều dừng sản xuất từ lâu, không còn phụ tùng chính hãng.Cùng với đó là số máy bay của Iran đều đã hết niên hạn sử dụng; một số chiếc máy bay chiến đấu của Iran hiện nay được chế tạo từ thập niên 1960, hoặc thậm chí sớm hơn. Do vậy, dù Iran có cố gắng sửa chữa, chắp vá, nhưng vẫn có những tai nạn bay xảy ra.Chiến đấu cơ F-7 trong không quân Iran, ngoài nhiệm vụ để huấn luyện phi công, còn nhiệm vụ nữa là phương tiện thử nghiệm vũ khí hàng không (mặc dù F-7 hoàn toàn không đáng tin cậy). Nhưng đây là cách, để Iran tiết kiệm số giờ bay ít ỏi còn lại, của số chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ và Liên Xô.Không quân Iran cũng chưa bao giờ đặt niềm tin vào loại máy bay F-7, do họ đã sử dụng thiết bị hàng không quân sự tiên tiến của Mỹ trong một thời gian dài, các thế hệ phi công trước năm 1979 đều được đào tạo theo tiêu chuẩn của Mỹ; nên họ có sự tin tưởng tuyệt đối vào loại máy bay của Mỹ.Một thực tế nữa mà phi công Iran coi thường F-7, là do chiến đấu cơ này có xuất xứ "Made in China"; trong mắt của Không quân Iran, máy bay "Made in China" chỉ có ưu thế là giá rẻ; nhưng khả năng chiến đấu hạn chế, khó sử dụng, việc bảo trì khó khăn.Trên thực tế, phi đội F/J-7 của Iran không có bất kỳ thành tích chiến đấu nào, cũng không có bất kỳ ưu điểm nào. Nhưng do Iran vẫn chịu cảnh cấm vận vũ khí của phương Tây, nên họ vẫn duy trì số F/J-7, nhằm tạo lợi thế về số lượng với không quân các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích J-7 - tiêm kích "già đầu" bậc nhất mà Không quân Trung Quốc tới nay vẫn tiếp tục sử dụng. Nguồn: Aviation.
Vào ngày 2/6/2018, một máy bay chiến đấu F-7 của Không quân Iran đã rơi chiều tại tỉnh Isfahan, miền Trung Iran. Chiếc máy bay đã gặp vấn đề kỹ thuật sau khi rời Căn cứ Không quân Shahid Babaei ở Isfahan, trong một chuyến bay huấn luyện. Hai phi công đã kịp nhảy dù thoát chết.
Lực lượng máy bay chiến đấu của Iran bao gồm nhiều loại máy bay, đều được thiết kế và sản xuất trong thời kỳ chiến tranh Lạnh; bao gồm F-14 Tomcats, F-4 Phantom II, cũng như máy bay phản lực tấn công hạng nhẹ F-5; số máy bay trên đều có nguồn gốc của Mỹ, được Iran mua sắm dưới thời vua Pahlavi.
Ngoài số máy bay chiến đấu của Mỹ, Không quân Iran còn sở hữu một số chiến đấu cơ MiG-29, mà nước này mua của Nga và một số nhỏ MiG-29, bay từ Iraq sang "lánh nạn", trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (năm 1991).
Trong lực lượng Không quân Iran còn một loại chiến đấu cơ rất ít tên tuổi, tính năng chiến đấu hạn chế; đây là "bản sao của một bản sao", đó là J/F-7. F-7 là phiên bản xuất khẩu của chiếc J-7 do Trung Quốc chế tạo. Đây chính là bản sao của MiG-21.
MiG-21 được Liên Xô phát triển vào đầu thập niên 1950, là chiến đấu cơ thế hệ 3 đầu tiên của nước này. MiG-21 được xếp loại là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, sử dụng một động cơ, được chế tạo chủ yếu cho nhiệm vụ đánh chặn. MiG-21 đưa vào biên chế trong Không quân Liên Xô năm 1958 và loại biên hoàn toàn vào đầu thập niên 1980.
Khi mới ra đời, MiG-21 là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Liên Xô, sánh ngang với những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ khi đó như F-4 hay F-105. Liên Xô đã viện trợ MiG-21 cho các quốc gia đồng minh và bạn bè thân thiết, trong đó có Trung Quốc.
Vào đầu thập niên 1960, do sự chia rẽ Xô-Trung, nhưng Trung Quốc vẫn có thể thu thập đủ bản thiết kế, để thiết kế ngược lại MiG-21 và tạo ra chiến đấu cơ J-7. Loại máy bay này vẫn được sản xuất cho đến năm 2013, chủ yếu trang bị cho Không quân Trung Quốc và xuất khẩu sang các nước nghèo.
Sau cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran bị phương Tây cấm vận ngặt nghèo; Liên Xô cũng không ủng hộ Iran vì họ đang ủng hộ Iraq. Iran lúc này quay sang Trung Quốc để mua chiến đấu cơ J-7; tuy nhiên J-7 đã không để lại bất cứ thành tích chiến đấu nào, cũng không có bất kỳ ưu điểm nào trong lực lượng Không quân Iran.
Ngày nay, F-7 được xếp hạng thành máy bay huấn luyện cho phi công Iran, tuy nhiên nó liên tục dính tai nạn trong huấn luyện. Sau vụ tai nạn vào ngày 2/6/2018, Không quân Iran đã cho dừng bay toàn bộ số tiêm kích F-7.
Mặc dù nguyên nhân vụ tai nạn không được nêu cụ thể, nhưng máy bay của Iran bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chủ yếu do phụ tùng thay thế rất khó kiếm, mặc dù sản xuất trong nước đã cố gắng lấp lỗ hổng này; những loại máy bay của Iran đang sử dụng, đều dừng sản xuất từ lâu, không còn phụ tùng chính hãng.
Cùng với đó là số máy bay của Iran đều đã hết niên hạn sử dụng; một số chiếc máy bay chiến đấu của Iran hiện nay được chế tạo từ thập niên 1960, hoặc thậm chí sớm hơn. Do vậy, dù Iran có cố gắng sửa chữa, chắp vá, nhưng vẫn có những tai nạn bay xảy ra.
Chiến đấu cơ F-7 trong không quân Iran, ngoài nhiệm vụ để huấn luyện phi công, còn nhiệm vụ nữa là phương tiện thử nghiệm vũ khí hàng không (mặc dù F-7 hoàn toàn không đáng tin cậy). Nhưng đây là cách, để Iran tiết kiệm số giờ bay ít ỏi còn lại, của số chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Mỹ và Liên Xô.
Không quân Iran cũng chưa bao giờ đặt niềm tin vào loại máy bay F-7, do họ đã sử dụng thiết bị hàng không quân sự tiên tiến của Mỹ trong một thời gian dài, các thế hệ phi công trước năm 1979 đều được đào tạo theo tiêu chuẩn của Mỹ; nên họ có sự tin tưởng tuyệt đối vào loại máy bay của Mỹ.
Một thực tế nữa mà phi công Iran coi thường F-7, là do chiến đấu cơ này có xuất xứ "Made in China"; trong mắt của Không quân Iran, máy bay "Made in China" chỉ có ưu thế là giá rẻ; nhưng khả năng chiến đấu hạn chế, khó sử dụng, việc bảo trì khó khăn.
Trên thực tế, phi đội F/J-7 của Iran không có bất kỳ thành tích chiến đấu nào, cũng không có bất kỳ ưu điểm nào. Nhưng do Iran vẫn chịu cảnh cấm vận vũ khí của phương Tây, nên họ vẫn duy trì số F/J-7, nhằm tạo lợi thế về số lượng với không quân các quốc gia trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích J-7 - tiêm kích "già đầu" bậc nhất mà Không quân Trung Quốc tới nay vẫn tiếp tục sử dụng. Nguồn: Aviation.