Vào thập niên 1980, khi chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm và quan hệ Mỹ - Trung vẫn còn đang trong thời kỳ “nồng ấm”, Mỹ đã bí mật mua 16 máy bay tiêm kích MiG-21 do Trung Quốc sản xuất nội địa với định danh J-7.Vào thời điểm đó, Trung Quốc có một khoảng cách rất lớn về quân sự tổng thể so với Mỹ, và thiết bị quân sự của hai nước cũng không cùng trình độ. Vậy tại sao Mỹ lại mua từ Trung Quốc một lô máy bay chiến đấu, mà công nghệ đã bị tụt hậu so với Mỹ rất nhiều? Lý do chính là do bối cảnh quốc tế vào thời điểm đó, do ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của Liên Xô đã đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1980. Ở một mức độ nhất định, Mỹ đã ở thế phòng thủ; vì vậy, để đối đầu với Liên Xô, Mỹ đã “làm lành” với Trung Quốc, để cùng nhau đối đầu với sức ép quân sự mạnh mẽ từ Liên Xô.Trong mối quan hệ “nồng ấm, thắm tình hữu nghị như vậy”, ngoài kinh tế, hai bên cũng tích cực mở rộng hợp tác quân sự. Vào thời điểm đó, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, đã xuất khẩu một số công nghệ quân sự tiên tiến sang Trung Quốc, giúp Trung Quốc xây dựng nền CNQP sau này. Khi đó, Mỹ đã đề xuất mua một lô máy bay chiến đấu J-7 từ Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ. Với việc Mỹ mua máy bay từ Trung Quốc, có thể giúp tăng cường hơn nữa, mối quan hệ ngoại giao tổng thể và hợp tác quân sự giữa hai nước. Cũng phải nói thêm rằng, vào thời điểm đó, Mỹ đang thành lập những phi đội đóng giả làm “kẻ thù”, để không quân Mỹ luyện tập cho sát tình huống. Do vậy Mỹ cần một lô tiêm kích J-7, để nâng cao trình độ tác chiến kỹ, chiến thuật tổng thể của Không quân Mỹ. Về bản chất, J-7 của Trung Quốc thực chất được sao chép và nâng cấp trên cơ sở MiG-21 của Liên Xô.Do Mỹ không thể mua được MiG-21 từ Liên Xô, thông qua các kênh chính thức, mặc dù họ đã mua được một số chiếc MiG-21, nhưng chỉ đủ để nghiên cứu; nhưng với một số lượng máy bay chiến đấu lớn và đồng bộ như vậy, hoàn toàn không phải dễ dàng. Trước đó, Mỹ phải dùng máy bay F-5E, để tạm thời thay thế MiG-21 làm “quân xanh”.Với việc hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ đã tìm ra nguồn MiG-21, đó chính là máy bay J-7 do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa, giá thành máy bay J-7 không cao, với sức mạnh kinh tế của Mỹ và sự “thiện chí” từ Trung Quốc, Mỹ có thể dễ dàng sở hữu MiG-21 với số lượng lớn.Năm 1987, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực không quân nghiêm trọng, chiến đấu cơ Su-27 của Liên Xô đã được đưa vào sử dụng được hai năm, và Su-30 cũng đang trong quá trình phát triển bí mật. Các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc vẫn là J-7 và J-8.Để tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ đề xuất bán máy bay chiến đấu F-16 cho Trung Quốc; nhưng các điều kiện bổ sung, mà Mỹ đưa ra không được Trung Quốc chấp nhận.Sau đó, Mỹ đề xuất kế hoạch “Hợp tác hòa bình”, giúp Trung Quốc nâng cấp máy bay chiến đấu J-8 hiện có và xuất khẩu các loại radar và động cơ tiên tiến cho Trung Quốc. Đồng thời đã đề xuất mua hai phi đội J-7 từ Trung Quốc.Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận, trong năm đó, 15 chiếc J-7 và một chiếc J-7B (phiên bản 2 chỗ ngồi) đã được bán cho Mỹ. Việc mua bán quân sự này đã hoàn thành đơn đặt hàng hợp đồng đầu tiên giữa hai bên với đơn giá 2,7 triệu USD cho một chiếc tiêm kích J-7, tổng giá trị hợp đồng là hơn 40 triệu USD.16 chiếc tiêm kích này chỉ đáp ứng phi đội tiêu chuẩn của lực lượng không quân Thủy quân lục chiến Mỹ. Tuy nhiên sau đó, do Mỹ không thể giúp nâng cấp máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc, và cuối cùng sự hợp tác này đã phá sản và kế hoạch "Hợp tác hòa bình" cũng bị thay đổi.Việc xuất khẩu J-7 đã mang lại những lợi ích quân sự, chính trị và quốc tế quan trọng cho Trung Quốc; trước hết nó mang về nguồn ngoại tệ quan trọng cho Trung Quốc vào thời điểm đó; và thương vụ này có vị trí then chốt, trong lịch sử thương mại quân sự của Trung Quốc.Tiếp đến việc bán máy bay J-7 cho Mỹ, đã khiến Liên Xô báo động lớn. Liên Xô lo sợ Trung Quốc xích lại gần Mỹ về mặt chính trị, nên đã đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và tích cực cung cấp cho Trung Quốc các máy bay chiến đấu tiên tiến.Từ quan điểm quân sự, khi Trung Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27 tiên tiến hơn từ Liên Xô, máy bay J-7 đã thực sự bắt đầu bị loại bỏ dần, do đó Trung Quốc cũng không sợ gì về lộ bí mật quân sự. Và đây cũng là thương vụ xuất khẩu máy bay chiến đấu duy nhất, giữa Trung Quốc và Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Vào thập niên 1980, khi chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm và quan hệ Mỹ - Trung vẫn còn đang trong thời kỳ “nồng ấm”, Mỹ đã bí mật mua 16 máy bay tiêm kích MiG-21 do Trung Quốc sản xuất nội địa với định danh J-7.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc có một khoảng cách rất lớn về quân sự tổng thể so với Mỹ, và thiết bị quân sự của hai nước cũng không cùng trình độ. Vậy tại sao Mỹ lại mua từ Trung Quốc một lô máy bay chiến đấu, mà công nghệ đã bị tụt hậu so với Mỹ rất nhiều?
Lý do chính là do bối cảnh quốc tế vào thời điểm đó, do ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự của Liên Xô đã đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1980. Ở một mức độ nhất định, Mỹ đã ở thế phòng thủ; vì vậy, để đối đầu với Liên Xô, Mỹ đã “làm lành” với Trung Quốc, để cùng nhau đối đầu với sức ép quân sự mạnh mẽ từ Liên Xô.
Trong mối quan hệ “nồng ấm, thắm tình hữu nghị như vậy”, ngoài kinh tế, hai bên cũng tích cực mở rộng hợp tác quân sự. Vào thời điểm đó, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, đã xuất khẩu một số công nghệ quân sự tiên tiến sang Trung Quốc, giúp Trung Quốc xây dựng nền CNQP sau này.
Khi đó, Mỹ đã đề xuất mua một lô máy bay chiến đấu J-7 từ Trung Quốc, để đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ. Với việc Mỹ mua máy bay từ Trung Quốc, có thể giúp tăng cường hơn nữa, mối quan hệ ngoại giao tổng thể và hợp tác quân sự giữa hai nước.
Cũng phải nói thêm rằng, vào thời điểm đó, Mỹ đang thành lập những phi đội đóng giả làm “kẻ thù”, để không quân Mỹ luyện tập cho sát tình huống. Do vậy Mỹ cần một lô tiêm kích J-7, để nâng cao trình độ tác chiến kỹ, chiến thuật tổng thể của Không quân Mỹ. Về bản chất, J-7 của Trung Quốc thực chất được sao chép và nâng cấp trên cơ sở MiG-21 của Liên Xô.
Do Mỹ không thể mua được MiG-21 từ Liên Xô, thông qua các kênh chính thức, mặc dù họ đã mua được một số chiếc MiG-21, nhưng chỉ đủ để nghiên cứu; nhưng với một số lượng máy bay chiến đấu lớn và đồng bộ như vậy, hoàn toàn không phải dễ dàng. Trước đó, Mỹ phải dùng máy bay F-5E, để tạm thời thay thế MiG-21 làm “quân xanh”.
Với việc hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ đã tìm ra nguồn MiG-21, đó chính là máy bay J-7 do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa, giá thành máy bay J-7 không cao, với sức mạnh kinh tế của Mỹ và sự “thiện chí” từ Trung Quốc, Mỹ có thể dễ dàng sở hữu MiG-21 với số lượng lớn.
Năm 1987, Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực không quân nghiêm trọng, chiến đấu cơ Su-27 của Liên Xô đã được đưa vào sử dụng được hai năm, và Su-30 cũng đang trong quá trình phát triển bí mật. Các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Trung Quốc vẫn là J-7 và J-8.
Để tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ đề xuất bán máy bay chiến đấu F-16 cho Trung Quốc; nhưng các điều kiện bổ sung, mà Mỹ đưa ra không được Trung Quốc chấp nhận.
Sau đó, Mỹ đề xuất kế hoạch “Hợp tác hòa bình”, giúp Trung Quốc nâng cấp máy bay chiến đấu J-8 hiện có và xuất khẩu các loại radar và động cơ tiên tiến cho Trung Quốc. Đồng thời đã đề xuất mua hai phi đội J-7 từ Trung Quốc.
Hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận, trong năm đó, 15 chiếc J-7 và một chiếc J-7B (phiên bản 2 chỗ ngồi) đã được bán cho Mỹ. Việc mua bán quân sự này đã hoàn thành đơn đặt hàng hợp đồng đầu tiên giữa hai bên với đơn giá 2,7 triệu USD cho một chiếc tiêm kích J-7, tổng giá trị hợp đồng là hơn 40 triệu USD.
16 chiếc tiêm kích này chỉ đáp ứng phi đội tiêu chuẩn của lực lượng không quân Thủy quân lục chiến Mỹ. Tuy nhiên sau đó, do Mỹ không thể giúp nâng cấp máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc, và cuối cùng sự hợp tác này đã phá sản và kế hoạch "Hợp tác hòa bình" cũng bị thay đổi.
Việc xuất khẩu J-7 đã mang lại những lợi ích quân sự, chính trị và quốc tế quan trọng cho Trung Quốc; trước hết nó mang về nguồn ngoại tệ quan trọng cho Trung Quốc vào thời điểm đó; và thương vụ này có vị trí then chốt, trong lịch sử thương mại quân sự của Trung Quốc.
Tiếp đến việc bán máy bay J-7 cho Mỹ, đã khiến Liên Xô báo động lớn. Liên Xô lo sợ Trung Quốc xích lại gần Mỹ về mặt chính trị, nên đã đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và tích cực cung cấp cho Trung Quốc các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Từ quan điểm quân sự, khi Trung Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-27 tiên tiến hơn từ Liên Xô, máy bay J-7 đã thực sự bắt đầu bị loại bỏ dần, do đó Trung Quốc cũng không sợ gì về lộ bí mật quân sự. Và đây cũng là thương vụ xuất khẩu máy bay chiến đấu duy nhất, giữa Trung Quốc và Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.