Từ ngày 25 đến 27/10/2018, Học viện Hải quân đã tổ chức thành công cuộc thi “Sáng tạo mô hình tàu chiến đấu” năm 2018. Cuộc thi lần này có 5 đội tham gia gồm: 2 đội của Tiểu đoàn 3, 2 đội của Tiểu đoàn 4 và 1 đội của Tiểu đoàn 5.Ban tổ chức duy trì 2 vòng chấm điểm bao gồm vòng thuyết minh kỹ thuật và biểu diễn dưới nước. Các đội bốc thăm phần thi thuyết minh kỹ thuật.Một học viên đang thuyết trình phương pháp chế tạo mô hình và tính năng kỹ chiến thuật tàu.Ban giám khảo chấm điểm kỹ thuật vòng thi thứ nhất. Mô hình thiết kế không chỉ bảo đảm về hình dáng mà còn phải giữ đúng tỷ lệ thu nhỏ so với kích thước thật của các tàu chiến đấu hiện có trong Quân chủng, đồng thời có thể vận động dưới nước một cách linh hoạt.Sản phẩm dự thi được học viên thiết kế dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của khoa chuyên ngành. Tất cả các thiết bị đều mới 100% từ thân vỏ, mặt boong đến gia công cơ khí các bộ phận chân vịt, bánh lái, thiết kế mạch in, hệ thống điều khiển vũ khí.Mô hình tàu dự thi đều dựa trên nguyên mẫu tàu chiến có trong biên chế của Hải quân Việt Nam hiện nay. Một số mô hình có tính sáng tạo cao như tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 hay tàu tên lửa tấn công nhanh Monliya 1241.8…Trước khi xuống nước để thi vòng 2, các đội phải chuẩn bị kỹ lưỡng nếu không muốn gặp trục trặc vì đây mới là phần thi khó nhất.Các đội đã tận dụng tối đa thế mạnh của mình để đưa công nghệ hiện đại vào thiết kế. Hệ thống vũ khí được điều khiển qua wifi 24Ghz, hình ảnh thực được truyền qua màn hình mô phỏng máy tính trên nền tảng kỹ thuật wifi mobil robot nên độ chính xác khá cao.Phô diễn vận động dưới nước, các tàu muốn đạt điểm cao phải chứng minh được khả năng vận động, khả năng mô phỏng vũ khí và đua mô hình.Một pha tiếp cận công kích mục tiêu của mô hình tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9Mời độc giả xem video: Tàu 015 - Trần Hưng Đạo thăm chính thức Nhật Bản (nguồn QPVN)
Từ ngày 25 đến 27/10/2018, Học viện Hải quân đã tổ chức thành công cuộc thi “Sáng tạo mô hình tàu chiến đấu” năm 2018. Cuộc thi lần này có 5 đội tham gia gồm: 2 đội của Tiểu đoàn 3, 2 đội của Tiểu đoàn 4 và 1 đội của Tiểu đoàn 5.
Ban tổ chức duy trì 2 vòng chấm điểm bao gồm vòng thuyết minh kỹ thuật và biểu diễn dưới nước. Các đội bốc thăm phần thi thuyết minh kỹ thuật.
Một học viên đang thuyết trình phương pháp chế tạo mô hình và tính năng kỹ chiến thuật tàu.
Ban giám khảo chấm điểm kỹ thuật vòng thi thứ nhất. Mô hình thiết kế không chỉ bảo đảm về hình dáng mà còn phải giữ đúng tỷ lệ thu nhỏ so với kích thước thật của các tàu chiến đấu hiện có trong Quân chủng, đồng thời có thể vận động dưới nước một cách linh hoạt.
Sản phẩm dự thi được học viên thiết kế dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của khoa chuyên ngành. Tất cả các thiết bị đều mới 100% từ thân vỏ, mặt boong đến gia công cơ khí các bộ phận chân vịt, bánh lái, thiết kế mạch in, hệ thống điều khiển vũ khí.
Mô hình tàu dự thi đều dựa trên nguyên mẫu tàu chiến có trong biên chế của Hải quân Việt Nam hiện nay. Một số mô hình có tính sáng tạo cao như tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 hay tàu tên lửa tấn công nhanh Monliya 1241.8…
Trước khi xuống nước để thi vòng 2, các đội phải chuẩn bị kỹ lưỡng nếu không muốn gặp trục trặc vì đây mới là phần thi khó nhất.
Các đội đã tận dụng tối đa thế mạnh của mình để đưa công nghệ hiện đại vào thiết kế. Hệ thống vũ khí được điều khiển qua wifi 24Ghz, hình ảnh thực được truyền qua màn hình mô phỏng máy tính trên nền tảng kỹ thuật wifi mobil robot nên độ chính xác khá cao.
Phô diễn vận động dưới nước, các tàu muốn đạt điểm cao phải chứng minh được khả năng vận động, khả năng mô phỏng vũ khí và đua mô hình.
Một pha tiếp cận công kích mục tiêu của mô hình tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9
Mời độc giả xem video: Tàu 015 - Trần Hưng Đạo thăm chính thức Nhật Bản (nguồn QPVN)