Trong chuyến thăm chính thức một loạt các nước châu Á trong trung tuần tháng 10 vừa qua, Tàu 015 – Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam đã dành dược sự chú ý đặc biệt của giới quan sát quân sự quốc tế, và chính sự chú ý này đã mang đến cho độc giả những hình ảnh mới lạ về chiến hạm mạnh nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: @kh840124.Được chính thức biên chế Hải quân Việt Nam vào tháng 2/2018, bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung là các tàu lớp Gepard 3.9 cuối cùng được phía Nga chuyển giao cho Việt Nam theo hợp đồng đóng mới 4 tàu chiến loại này được hai nước ký kết trước đó vào năm 2006. Trong ảnh là bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo và tàu hộ vệ chống ngầm “20” của Hải quân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh hải quân quốc tế tại đảo Jeju, Hàn Quốc vào giữa tháng 10 vừa qua. Nguồn ảnh: @kh840124.Bản thân các tàu hộ vệ Gepard 3.9 cũng sở hữu năng lực tác chiến khác nhau khi bộ đôi tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng và 012 – Lý Thái Tổ có năng lực chống ngầm khá hạn chế, thì các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung lại được tăng cường khả năng chống ngầm mạnh mẽ với bộ đội ống phóng ngư lôi 533mm kết hợp với đó là trực thăng săn ngầm Ka-28 mà mỗi tàu có thể mang theo. Nguồn ảnh: @kh840124.Như vậy có thể tạm kết luận rằng các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung là bộ đôi tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay, sức mạnh của bộ đôi tàu chiến này vượt xa hoàn toàn so với cả tàu hộ vệ chống ngầm “20” lớp Pohang Flight III mà Hàn Quốc mới chuyển giao cho Việt Nam trong tháng 10.Do đó việc tàu chiến mạnh nhất của Việt Nam thu hút sự chú ý từ giới săn ảnh quốc tế trong suốt hành trình thăm Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là điều quá lạ. Điều này cũng vô tình mang đến những bức ảnh đẹp về Tàu 015 – Trần Hưng Đạo trong hải trình vượt đại dương xa nhất của tàu chiến này. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Phần lớn những bức ảnh chụp tàu 015 – Trần Hưng Đạo xuất hiện trên các trang báo quân sự quốc tế hay trên mạng xã hội đều tập trung vào hệ thống vũ khí mà con tàu được trang bị. Trong đó trung tâm là cụm ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và cụm ngư lôi chống ngầm 533mm. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Trực thăng săn ngầm Ka-28 mà tàu 015 mang theo cũng dành được sự quan tâm đặc biệt khi không phải lúc nào một trực thăng săn ngầm Nga cũng xuất hiện tại Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Cận cảnh cấu trúc thượng tầng của tàu 015 – Trần Hưng Đạo với cụm radar tìm kiếm mục tiêu trên không, trên biển, radar điều khiển hỏa lực và radar hàng hải. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Tổ hợp vũ khí phía trước của tàu 015 – Trần Hưng Đạo với hải pháo AK-176 176mm và module bệ chiến đấu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Còn đây là cụm ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và cụm ngư lôi chống ngầm 533mm trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo. Nguồn ảnh: Hải quân Việt NamPhía sau đuôi tàu là sàn đáp trực thăng và nhà chứa trực thăng Ka-28, hai bên của nhà chứa máy bay chúng ta có thể thấy bộ đôi vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630 có tốc độ bắn đến 4.500-5.000 phát/phút và nó sử dụng đạn 30mm. Nguồn ảnh: Dahl Reven .Theo thiết kế các tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam có lượng giãn nước khi đầy tải là gần 2.000 tấn, tàu dài 102.14m, rộng 13.09m và có mớm nước 5.3m. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn của Gepard 3.9 là 100 người, tuy nhiên trên các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung con số này chỉ 84 thủy thủ do một phần hệ thống của tàu được tự động hóa hoàn toàn. Nguồn ảnh: T.Nakano.Các tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 15 ngày với phạm vi hoạt động tối đa lên đến 7.000km với vận tốc di chuyển trung bình ở mức 10 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: T.Nakano.Nguồn ảnh: T.Nakano.Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản trong tháng 10/2018. (nguồn BakanekoFilm)
Trong chuyến thăm chính thức một loạt các nước châu Á trong trung tuần tháng 10 vừa qua, Tàu 015 – Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam đã dành dược sự chú ý đặc biệt của giới quan sát quân sự quốc tế, và chính sự chú ý này đã mang đến cho độc giả những hình ảnh mới lạ về chiến hạm mạnh nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: @kh840124.
Được chính thức biên chế Hải quân Việt Nam vào tháng 2/2018, bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung là các tàu lớp Gepard 3.9 cuối cùng được phía Nga chuyển giao cho Việt Nam theo hợp đồng đóng mới 4 tàu chiến loại này được hai nước ký kết trước đó vào năm 2006. Trong ảnh là bộ đôi tàu hộ vệ tên lửa 015 – Trần Hưng Đạo và tàu hộ vệ chống ngầm “20” của Hải quân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh hải quân quốc tế tại đảo Jeju, Hàn Quốc vào giữa tháng 10 vừa qua. Nguồn ảnh: @kh840124.
Bản thân các tàu hộ vệ Gepard 3.9 cũng sở hữu năng lực tác chiến khác nhau khi bộ đôi tàu 011 – Đinh Tiên Hoàng và 012 – Lý Thái Tổ có năng lực chống ngầm khá hạn chế, thì các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung lại được tăng cường khả năng chống ngầm mạnh mẽ với bộ đội ống phóng ngư lôi 533mm kết hợp với đó là trực thăng săn ngầm Ka-28 mà mỗi tàu có thể mang theo. Nguồn ảnh: @kh840124.
Như vậy có thể tạm kết luận rằng các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung là bộ đôi tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam hiện nay, sức mạnh của bộ đôi tàu chiến này vượt xa hoàn toàn so với cả tàu hộ vệ chống ngầm “20” lớp Pohang Flight III mà Hàn Quốc mới chuyển giao cho Việt Nam trong tháng 10.
Do đó việc tàu chiến mạnh nhất của Việt Nam thu hút sự chú ý từ giới săn ảnh quốc tế trong suốt hành trình thăm Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là điều quá lạ. Điều này cũng vô tình mang đến những bức ảnh đẹp về Tàu 015 – Trần Hưng Đạo trong hải trình vượt đại dương xa nhất của tàu chiến này. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Phần lớn những bức ảnh chụp tàu 015 – Trần Hưng Đạo xuất hiện trên các trang báo quân sự quốc tế hay trên mạng xã hội đều tập trung vào hệ thống vũ khí mà con tàu được trang bị. Trong đó trung tâm là cụm ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và cụm ngư lôi chống ngầm 533mm. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Trực thăng săn ngầm Ka-28 mà tàu 015 mang theo cũng dành được sự quan tâm đặc biệt khi không phải lúc nào một trực thăng săn ngầm Nga cũng xuất hiện tại Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Cận cảnh cấu trúc thượng tầng của tàu 015 – Trần Hưng Đạo với cụm radar tìm kiếm mục tiêu trên không, trên biển, radar điều khiển hỏa lực và radar hàng hải. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Tổ hợp vũ khí phía trước của tàu 015 – Trần Hưng Đạo với hải pháo AK-176 176mm và module bệ chiến đấu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Còn đây là cụm ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và cụm ngư lôi chống ngầm 533mm trên tàu 015 – Trần Hưng Đạo. Nguồn ảnh: Hải quân Việt Nam
Phía sau đuôi tàu là sàn đáp trực thăng và nhà chứa trực thăng Ka-28, hai bên của nhà chứa máy bay chúng ta có thể thấy bộ đôi vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630 có tốc độ bắn đến 4.500-5.000 phát/phút và nó sử dụng đạn 30mm. Nguồn ảnh: Dahl Reven .
Theo thiết kế các tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam có lượng giãn nước khi đầy tải là gần 2.000 tấn, tàu dài 102.14m, rộng 13.09m và có mớm nước 5.3m. Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn của Gepard 3.9 là 100 người, tuy nhiên trên các tàu 015 – Trần Hưng Đạo và 016 – Quang Trung con số này chỉ 84 thủy thủ do một phần hệ thống của tàu được tự động hóa hoàn toàn. Nguồn ảnh: T.Nakano.
Các tàu hộ vệ Gepard 3.9 Việt Nam có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 15 ngày với phạm vi hoạt động tối đa lên đến 7.000km với vận tốc di chuyển trung bình ở mức 10 hải lý/giờ. Nguồn ảnh: T.Nakano.
Nguồn ảnh: T.Nakano.
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ 015 - Trần Hưng Đạo trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản trong tháng 10/2018. (nguồn BakanekoFilm)