Hôm 12/12, Bảo tàng PK-KQ và Quân chủng PK-KQ đã tổ chức triển lãm " Đánh thắng B-52" trưng bày hơn 300 tư liệu, hiện vật, hình ảnh giá trị về trận đánh Điện Biên Phủ trên không huyền thoại, đánh bại cuộc tập kích đường không của Đế quốc Mỹ bằng B-52.Trong ảnh, bệ phóng tên lửa SAM-2 được ví như "rồng lửa Thăng Long" của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn hạ chiếc B-52 đầu tiên khi nó bay vào Hà Nội ném bom, đêm ngày 18/12/1972.Căn cứ vào rải nhiễu trên màn hình radar, các trắc thủ của Tiểu đoàn 59 đã phóng liền một lúc hai trái tên lửa, tiêu diệt chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội.Bệ phóng SAM-2 cùng đài điều khiển SNR-75 bắn rơi chiếc B-52 có số hiệu 58-0201 do Phi công Bob Certain làm cơ trưởng. Trên máy bay có tổng cộng 6 người, trong đó một nửa thiệt mạng.Máy bay tiêm kích MiG-21 F94 phiên hiệu 5020 thuộc Trung đoàn tiêm kích 927. 22h16 phút đêm 27/12/1972, cũng bằng một chiếc MiG-21 như thế này, phi công Phạm Tuân đã xuất xắc bắn rơi một chiếc B-52.12 ngôi sao ở mũi chiếc MiG-21 5020 tượng trưng cho 12 mục tiêu bay của đối phương đã bị chiếc MiG-21 này tiêu diệt gọn.Chiếc MiG-21 này từng được điều khiển bởi các Anh hùng Không quân như Lê Thanh Đạo, Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Tiến Sâm,...Cận cảnh quả tên lửa không đối không loại K-13 gắn trên phi cơ MiG-21.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, KQND Việt Nam chỉ tham gia với khoảng 50 chiếc MiG, trong khi phía Mỹ huy động tới 197 chiếc B-52 và hơn 1.000 chiếc máy bay chiến thuật các loại, rõ ràng đây là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức.Đài radar cảnh báo sớm P-35 từng được Đại đội 45, Trung đoàn 291 sử dụng phát hiện sớm B-52 vào đánh Hà Nội đêm ngày 18/12/1972.Việc phát hiện sớm B-52 giúp cho các đơn vị pháo cao xạ, tên lửa chuẩn bị trước công tác sẵn sàng chiến đấu, xác định được hướng tấn công ngay từ lúc đầu.Không những phán đoán được về sự xuất hiện của B-52 mà các sĩ quan của Đại đội 45 Trung Đoàn 291 cùng với dàn radar P35 còn phán đoán được tọa độ bay tương đối chính xác của tốp B-52 đầu tiên, góp phần rất lớn làm nên chiến thắng B-52 lịch sử."Mắt thần" P35 có tầm quét tới 350 km và phủ cao tới 25.000 mét, thừa sức "tóm sống" các máy bay B-52 của Mỹ từ khi chúng còn đang ở vùng trời Nghệ An.Chi tiết ngày giờ và đơn vị lập công bắn hạ 16 chiếc máy bay B-52 rơi tại chỗ trong "Hà Nội 12 ngày đêm".Sơ đồ chi tiết đường bay của những máy bay ném bom B-52 từ sân bay Anderson trên đảo Guam vào miền Bắc Việt Nam, rồi về hạ cánh xuống các sân bay ở Thái Lan.Mời độc giả xem Video: Cuộc đối đầu không cân sức giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ trong chiến dịch Linebacker II.
Hôm 12/12, Bảo tàng PK-KQ và Quân chủng PK-KQ đã tổ chức triển lãm " Đánh thắng B-52" trưng bày hơn 300 tư liệu, hiện vật, hình ảnh giá trị về trận đánh Điện Biên Phủ trên không huyền thoại, đánh bại cuộc tập kích đường không của Đế quốc Mỹ bằng B-52.
Trong ảnh, bệ phóng tên lửa SAM-2 được ví như "rồng lửa Thăng Long" của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 bắn hạ chiếc B-52 đầu tiên khi nó bay vào Hà Nội ném bom, đêm ngày 18/12/1972.
Căn cứ vào rải nhiễu trên màn hình radar, các trắc thủ của Tiểu đoàn 59 đã phóng liền một lúc hai trái tên lửa, tiêu diệt chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội.
Bệ phóng SAM-2 cùng đài điều khiển SNR-75 bắn rơi chiếc B-52 có số hiệu 58-0201 do Phi công Bob Certain làm cơ trưởng. Trên máy bay có tổng cộng 6 người, trong đó một nửa thiệt mạng.
Máy bay tiêm kích MiG-21 F94 phiên hiệu 5020 thuộc Trung đoàn tiêm kích 927. 22h16 phút đêm 27/12/1972, cũng bằng một chiếc MiG-21 như thế này, phi công Phạm Tuân đã xuất xắc bắn rơi một chiếc B-52.
12 ngôi sao ở mũi chiếc MiG-21 5020 tượng trưng cho 12 mục tiêu bay của đối phương đã bị chiếc MiG-21 này tiêu diệt gọn.
Chiếc MiG-21 này từng được điều khiển bởi các Anh hùng Không quân như Lê Thanh Đạo, Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Tiến Sâm,...
Cận cảnh quả tên lửa không đối không loại K-13 gắn trên phi cơ MiG-21.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, KQND Việt Nam chỉ tham gia với khoảng 50 chiếc MiG, trong khi phía Mỹ huy động tới 197 chiếc B-52 và hơn 1.000 chiếc máy bay chiến thuật các loại, rõ ràng đây là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức.
Đài radar cảnh báo sớm P-35 từng được Đại đội 45, Trung đoàn 291 sử dụng phát hiện sớm B-52 vào đánh Hà Nội đêm ngày 18/12/1972.
Việc phát hiện sớm B-52 giúp cho các đơn vị pháo cao xạ, tên lửa chuẩn bị trước công tác sẵn sàng chiến đấu, xác định được hướng tấn công ngay từ lúc đầu.
Không những phán đoán được về sự xuất hiện của B-52 mà các sĩ quan của Đại đội 45 Trung Đoàn 291 cùng với dàn radar P35 còn phán đoán được tọa độ bay tương đối chính xác của tốp B-52 đầu tiên, góp phần rất lớn làm nên chiến thắng B-52 lịch sử.
"Mắt thần" P35 có tầm quét tới 350 km và phủ cao tới 25.000 mét, thừa sức "tóm sống" các máy bay B-52 của Mỹ từ khi chúng còn đang ở vùng trời Nghệ An.
Chi tiết ngày giờ và đơn vị lập công bắn hạ 16 chiếc máy bay B-52 rơi tại chỗ trong "Hà Nội 12 ngày đêm".
Sơ đồ chi tiết đường bay của những máy bay ném bom B-52 từ sân bay Anderson trên đảo Guam vào miền Bắc Việt Nam, rồi về hạ cánh xuống các sân bay ở Thái Lan.
Mời độc giả xem Video: Cuộc đối đầu không cân sức giữa phi công Việt Nam và phi công Mỹ trong chiến dịch Linebacker II.