Theo đài ABC của Australia hôm 22/7 dẫn thông tin từ Bộ quốc phòng nước này cho biết, đội hình tác chiến liên hợp bao gồm 5 tàu dẫn đầu bởi tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra đã đi qua Biển Đông và đã áp sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa rõ vị trí chính xác mà đội tàu chiến Australia đã “đối đầu” với Trung Quốc là ở đâu.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMS Canberra và khinh hạm hộ tống mang tên lửa dẫn đường HMAS Arunta (FFH-151) trong cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ và Nhật Bản hôm 21/7 tại biển Philippines. Ảnh: Hải quân Mỹ.Nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Australia đã đi qua Biển Đông trước khi tiến vào biển Philippines để tham gia cuộc tập trận chung cùng Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức tại đây. Trước đó, có thông tin rằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh cũng đang được triển khai đến khu vực này nhằm đối phó với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.Dù vậy, các chiến hạm Australia đã không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa như chiến hạm Mỹ thường làm. Bộ quốc phòng Australia cũng khẳng định, mọi tình huống bất ngờ với các tàu chiến nước ngoài đều được hải quân nước này xử lý một cách an toàn và chuyên nghiệp.
Ảnh: Tàu hậu cần cỡ lớn HMAS Sirius (O 266) và tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Hải quân Australia.Cuộc diễn tập được Mỹ tổ chức dự kiến diễn ra từ ngày 19/7 cho đến ngày 23/7 với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Regean (CVN-76) của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, tàu chiến của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia. Hoạt động diễn ra trong bối cảnh cả 3 nước trên đều chỉ trích các động thái gây hấn của Trung Quốc tại khu vực tây Thái Bình Dương trong đó có biển Đông và biển Hoa Đông.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Australia tại cuộc diễn tập, phía sau là một khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập.Nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Hoàng gia Australia điều đến Biển Đông lần này gồm 5 tàu, với sự chỉ huy của tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra (L 02). Con tàu cũng chính là soái hạm của Hải quân Australia và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28 tháng 11 năm 2014. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 27.500 tấn và có chiều dài 230.82m, rộng 32m và mớn nước 7.08m. HMAS Canberra có tốc độ tối đa hơn 20 hải lý/giờ và tầm hoạt động tối đa 9.000 hải lý cùng khả năng có thể triển khai 18 trực thăng và cả tiêm kích tàng hình F-35B trong tương lai.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra tại cảngĐóng vai trò tác chiến chống các loại hỏa lực và máy bay của đối phương, tạo ô phòng không tầm trung và xa cho đội tác chiến là khu trục hạm HMAS Hobart (DDG-39) với lượng giãn nước đầy tải 6.250 tấn. Vũ khí mạnh mẽ nhất của tàu là 48 ống phóng thẳng đứng đa nhiệm (VLS) Mk-41, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-162 ESSM, 8 tên lửa chống hạm Harpoon và 2x3 bệ phóng ngư lôi chống ngầm 324mm, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần CIWS Phalanx và 2 pháo bắn nhanh M242 cỡ nòng 25mm.
Ảnh: Khu trục hạm HMAS Hobart (DDG-39) tại cảng.Ngoài ra còn có sự góp mặt của khinh hạm mang tên lửa dẫn đường HMAS Arunta (FFH-151), tàu này thuộc lớp Anzac và hoạt động từ trong Hải quân Australia từ năm 1998. Lượng giãn nước đầy tải 3.810 tấn, dài 118m, rộng 15m và mớn nước 4m. Vũ khí chính bao gồm 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 8 ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không tầm ngắn, 2x3 ngư lôi chống ngầm 324mm.
Ảnh: Khinh hạm HMAS Arunta của Hải quân Australia.Chiếc tàu chiến còn lại là HMAS Stuart (FFH-153) cũng là khinh hạm thuộc lớp Anzac, gia nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Australia từ năm 2002. Con tàu có sức mạnh tương tự như người anh em HMAS Arunta của nó tuy nhiên có sự thua kém về hệ thống tác chiến điện tử, đặc biệt là radar.
Ảnh: Khinh hạm HMAS Stuart của Hải quân Australia.Chiếc cuối cùng trong đội hình là tàu hậu cần vận tải, tiếp dầu trên biển - chiếc HMAS Sirius (O 266), gia nhập biên chế từ năm 2006, được Hải quân Australia đặt mua từ Hàn Quốc. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 46.755 tấn, dài 191.3m, rộng 32m và mớn nước 11m. Tàu có tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chỉ 54 người và có thể vận tải tối đa 34.806 mét khối nhiên liệu.
Ảnh: Tàu hậu cần HMAS Sirius (O 266).Có thể thấy rằng, nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Australia khá toàn diện về cả mặt chống hạm, chống ngầm lẫn phòng không, là một đối thủ rất đáng gờm của Trung Quốc trên biển. Sự hiện diện của Hải quân Australia trong khu vực một lần nữa thách thức những yêu sách phi lý của Trung Quốc nhưng cũng là bước tiếp theo gây nên gia tăng căng thẳng trên biển Đông, một thực trạng không hề mong muốn.
Ảnh: Tàu hậu cần HMAS Sirius đang tiếp nhiên liệu trên biển cho tàu chiến trong một cuộc diễn tập.Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc tại hạm đội Nam Hải với nòng cốt là tàu sân bay Sơn Đông (CVN-17) vẫn chưa sẵn sàng để có thể triển khai do tàu Sơn Đông chỉ mới được biên chế cách đây không lâu, chưa hình thành được khả năng tác chiến. Do đó, những hoạt động liên tục của các nước lớn trong biển Đông suố thời gian qua đã đặt ra một thách thức rất lớn đối với Hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Đội hình tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc.
Video Ngắm tàu hải quân Australia cập cảng Tiên Sa - Nguồn: VTC
Theo đài ABC của Australia hôm 22/7 dẫn thông tin từ Bộ quốc phòng nước này cho biết, đội hình tác chiến liên hợp bao gồm 5 tàu dẫn đầu bởi tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra đã đi qua Biển Đông và đã áp sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa rõ vị trí chính xác mà đội tàu chiến Australia đã “đối đầu” với Trung Quốc là ở đâu.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMS Canberra và khinh hạm hộ tống mang tên lửa dẫn đường HMAS Arunta (FFH-151) trong cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ và Nhật Bản hôm 21/7 tại biển Philippines. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Australia đã đi qua Biển Đông trước khi tiến vào biển Philippines để tham gia cuộc tập trận chung cùng Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản tổ chức tại đây. Trước đó, có thông tin rằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh cũng đang được triển khai đến khu vực này nhằm đối phó với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Dù vậy, các chiến hạm Australia đã không đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa như chiến hạm Mỹ thường làm. Bộ quốc phòng Australia cũng khẳng định, mọi tình huống bất ngờ với các tàu chiến nước ngoài đều được hải quân nước này xử lý một cách an toàn và chuyên nghiệp.
Ảnh: Tàu hậu cần cỡ lớn HMAS Sirius (O 266) và tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Hải quân Australia.
Cuộc diễn tập được Mỹ tổ chức dự kiến diễn ra từ ngày 19/7 cho đến ngày 23/7 với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Regean (CVN-76) của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, tàu chiến của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia. Hoạt động diễn ra trong bối cảnh cả 3 nước trên đều chỉ trích các động thái gây hấn của Trung Quốc tại khu vực tây Thái Bình Dương trong đó có biển Đông và biển Hoa Đông.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra của Australia tại cuộc diễn tập, phía sau là một khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Arleigh Burke của Hải quân Mỹ trong cuộc diễn tập.
Nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Hoàng gia Australia điều đến Biển Đông lần này gồm 5 tàu, với sự chỉ huy của tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra (L 02). Con tàu cũng chính là soái hạm của Hải quân Australia và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28 tháng 11 năm 2014. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 27.500 tấn và có chiều dài 230.82m, rộng 32m và mớn nước 7.08m. HMAS Canberra có tốc độ tối đa hơn 20 hải lý/giờ và tầm hoạt động tối đa 9.000 hải lý cùng khả năng có thể triển khai 18 trực thăng và cả tiêm kích tàng hình F-35B trong tương lai.
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng HMAS Canberra tại cảng
Đóng vai trò tác chiến chống các loại hỏa lực và máy bay của đối phương, tạo ô phòng không tầm trung và xa cho đội tác chiến là khu trục hạm HMAS Hobart (DDG-39) với lượng giãn nước đầy tải 6.250 tấn. Vũ khí mạnh mẽ nhất của tàu là 48 ống phóng thẳng đứng đa nhiệm (VLS) Mk-41, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-162 ESSM, 8 tên lửa chống hạm Harpoon và 2x3 bệ phóng ngư lôi chống ngầm 324mm, tổ hợp phòng thủ tầm cực gần CIWS Phalanx và 2 pháo bắn nhanh M242 cỡ nòng 25mm.
Ảnh: Khu trục hạm HMAS Hobart (DDG-39) tại cảng.
Ngoài ra còn có sự góp mặt của khinh hạm mang tên lửa dẫn đường HMAS Arunta (FFH-151), tàu này thuộc lớp Anzac và hoạt động từ trong Hải quân Australia từ năm 1998. Lượng giãn nước đầy tải 3.810 tấn, dài 118m, rộng 15m và mớn nước 4m. Vũ khí chính bao gồm 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 8 ống phóng thẳng đứng (VLS) cho tên lửa phòng không tầm ngắn, 2x3 ngư lôi chống ngầm 324mm.
Ảnh: Khinh hạm HMAS Arunta của Hải quân Australia.
Chiếc tàu chiến còn lại là HMAS Stuart (FFH-153) cũng là khinh hạm thuộc lớp Anzac, gia nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Australia từ năm 2002. Con tàu có sức mạnh tương tự như người anh em HMAS Arunta của nó tuy nhiên có sự thua kém về hệ thống tác chiến điện tử, đặc biệt là radar.
Ảnh: Khinh hạm HMAS Stuart của Hải quân Australia.
Chiếc cuối cùng trong đội hình là tàu hậu cần vận tải, tiếp dầu trên biển - chiếc HMAS Sirius (O 266), gia nhập biên chế từ năm 2006, được Hải quân Australia đặt mua từ Hàn Quốc. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 46.755 tấn, dài 191.3m, rộng 32m và mớn nước 11m. Tàu có tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chỉ 54 người và có thể vận tải tối đa 34.806 mét khối nhiên liệu.
Ảnh: Tàu hậu cần HMAS Sirius (O 266).
Có thể thấy rằng, nhóm tác chiến tàu sân bay trực thăng của Hải quân Australia khá toàn diện về cả mặt chống hạm, chống ngầm lẫn phòng không, là một đối thủ rất đáng gờm của Trung Quốc trên biển. Sự hiện diện của Hải quân Australia trong khu vực một lần nữa thách thức những yêu sách phi lý của Trung Quốc nhưng cũng là bước tiếp theo gây nên gia tăng căng thẳng trên biển Đông, một thực trạng không hề mong muốn.
Ảnh: Tàu hậu cần HMAS Sirius đang tiếp nhiên liệu trên biển cho tàu chiến trong một cuộc diễn tập.
Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc tại hạm đội Nam Hải với nòng cốt là tàu sân bay Sơn Đông (CVN-17) vẫn chưa sẵn sàng để có thể triển khai do tàu Sơn Đông chỉ mới được biên chế cách đây không lâu, chưa hình thành được khả năng tác chiến. Do đó, những hoạt động liên tục của các nước lớn trong biển Đông suố thời gian qua đã đặt ra một thách thức rất lớn đối với Hải quân Trung Quốc.
Ảnh: Đội hình tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc.
Video Ngắm tàu hải quân Australia cập cảng Tiên Sa - Nguồn: VTC