Thật vậy, tuần qua trước thềm khai mạc Chu Hải Airshow 2018, dân mạng đam mê quân sự Trung Quốc “sốt xình xịch” với hình ảnh bệ phóng cùng đạn tên lửa cỡ lớn có hình dáng giống với bệ phóng tự hành hệ thống S-300, S-400 hay HQ-9. Nguồn ảnh: BMPDMột số người ngay sau đó cho rằng bệ phóng tự hành này là sản phẩm cải tiến trên cơ sở loại HQ-9, thậm chí còn có đồn đoán rằng đó là phiên bản S-400 của Trung Quốc sản xuất với tên gọi là HQ-8. Nguồn ảnh: PopsciTầm bắn HQ-8 được cho là lên tới 400km tương đương với tên lửa S-400 Triumf nổi tiếng mà Nga đang chuyển giao cho Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: SinaQuả thực, các hình ảnh chụp các góc cạnh khác nhau của tổ hợp tên lửa “lạ” này sau đó cho thấy nó giống hệt xe phóng tự hành của S-300, S-400 hay HQ-9, quả đạn cũng lớn bất thường trông có vẻ đạt tầm bắn lớn. Thế nhưng… Nguồn ảnh: SinaGiới nghiên cứu quân sự Trung Quốc, thế giới ngay sau đó đã “ngã ngửa” hoàn toàn với tiết lộ của ban tổ chức triển lãm về hệ thống vũ khí mới. Bảng chú thích của triển lãm ghi rõ đây là phương tiện phóng thẳng đứng hệ thống tên lửa đa nhiệm WS-600L. Nguồn ảnh: BMPDCụ thể hơn, WS-600L không phải là tên lửa đất đối không mà là tên lửa chiến thuật có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển. Nguồn ảnh: China.comCó thể nói, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vừa khiến cả giới quân sự “ăn quả lừa tình” lớn nhất năm 2018. Khó ai tưởng tượng nổi, hệ thống tên lửa đối đất lại “phỏng theo” hệ thống tên lửa đối không như vậy. Nguồn ảnh: BMPDTheo các nguồn tin ít ỏi, WS-600L được phát triển bởi Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Tứ Xuyên (SCAAT) - một bộ phận “con” của Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). Nguồn ảnh: China.comCận cảnh loại đạn tên lửa chiến thuật của WS-600L. Nguồn ảnh: China.comCác hình ảnh được tiết lộ cho thấy WS-600L đã bắn thử thành công. Quỹ đạo của quả đạn khi rời bệ phóng quả thực giống với kiểu tên lửa đạn đạo hơn là tên lửa đất đối không. Nguồn ảnh: BMPDMời độc giả xem video Trung Quốc diễn tập bắn tên lửa phòng không HQ-9
Thật vậy, tuần qua trước thềm khai mạc Chu Hải Airshow 2018, dân mạng đam mê quân sự Trung Quốc “sốt xình xịch” với hình ảnh bệ phóng cùng đạn tên lửa cỡ lớn có hình dáng giống với bệ phóng tự hành hệ thống S-300, S-400 hay HQ-9. Nguồn ảnh: BMPD
Một số người ngay sau đó cho rằng bệ phóng tự hành này là sản phẩm cải tiến trên cơ sở loại HQ-9, thậm chí còn có đồn đoán rằng đó là phiên bản S-400 của Trung Quốc sản xuất với tên gọi là HQ-8. Nguồn ảnh: Popsci
Tầm bắn HQ-8 được cho là lên tới 400km tương đương với tên lửa S-400 Triumf nổi tiếng mà Nga đang chuyển giao cho Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina
Quả thực, các hình ảnh chụp các góc cạnh khác nhau của tổ hợp tên lửa “lạ” này sau đó cho thấy nó giống hệt xe phóng tự hành của S-300, S-400 hay HQ-9, quả đạn cũng lớn bất thường trông có vẻ đạt tầm bắn lớn. Thế nhưng… Nguồn ảnh: Sina
Giới nghiên cứu quân sự Trung Quốc, thế giới ngay sau đó đã “ngã ngửa” hoàn toàn với tiết lộ của ban tổ chức triển lãm về hệ thống vũ khí mới. Bảng chú thích của triển lãm ghi rõ đây là phương tiện phóng thẳng đứng hệ thống tên lửa đa nhiệm WS-600L. Nguồn ảnh: BMPD
Cụ thể hơn, WS-600L không phải là tên lửa đất đối không mà là tên lửa chiến thuật có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển. Nguồn ảnh: China.com
Có thể nói, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vừa khiến cả giới quân sự “ăn quả lừa tình” lớn nhất năm 2018. Khó ai tưởng tượng nổi, hệ thống tên lửa đối đất lại “phỏng theo” hệ thống tên lửa đối không như vậy. Nguồn ảnh: BMPD
Theo các nguồn tin ít ỏi, WS-600L được phát triển bởi Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Tứ Xuyên (SCAAT) - một bộ phận “con” của Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). Nguồn ảnh: China.com
Cận cảnh loại đạn tên lửa chiến thuật của WS-600L. Nguồn ảnh: China.com
Các hình ảnh được tiết lộ cho thấy WS-600L đã bắn thử thành công. Quỹ đạo của quả đạn khi rời bệ phóng quả thực giống với kiểu tên lửa đạn đạo hơn là tên lửa đất đối không. Nguồn ảnh: BMPD
Mời độc giả xem video Trung Quốc diễn tập bắn tên lửa phòng không HQ-9