Xe tăng KV-2 là một trong nhiều mẫu xe tăng hạng nặng được Liên Xô phát triển và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, điều khiến người ta thắc mắc là tại sao Liên Xô lại chế tạo một chiếc xe tăng có phần kỳ dị như KV-2, và vai trò thật sự của KV-2 trên chiến trường là gì? Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Với chiều cao lên tới gần 4 mét, KV-2 là cỗ xe tăng có chiều cao lớn nhất từng được sản xuất và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một điều ít ai biết đó là KV-2 ra đời không phải là để đối đầu với xe tăng Đức, và Moscow sản xuất ra xe tăng KV-2 với mục đích chính là chống lại các tuyến phòng thủ kiên cố của người Phần Lan. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Cụ thể, sau khi Chiến tranh Mùa Đông nổ ra, quân Liên Xô đã hứng chịu thương vong nặng nề từ hệ thống phòng thủ kiên cố cực kỳ vững chắc dọc biên giới Liên Xô - Phần Lan. Bộ binh và xe tăng KV-1 - loại xe tăng hạng nặng nhất của Liên Xô thời bấy giờ cũng không có đủ hoả lực để triệt tiêu các cụm boong-ke siêu dày này. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Điều này khiến các tướng lĩnh Liên Xô tìm kiếm một bản thiết kế mới về loại xe tăng tự hành có khả năng mang theo pháo cỡ lớn - đảm bảo chỉ với một phát bắn trúng đích có thể thổi bay mọi loại boong-ke của Phần Lan. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Và thiết kế của KV-2 đã ra đời để làm câu trả lời cho câu hỏi "dùng gì đề diệt boong-ke của Phần Lan?". Bắt đầu từ giữa năm 1939, xe tăng hạng nặng KV-2 bắt đầu được đưa vào sản xuất. Phần tháp pháo có kiểu dáng cực dị của nó thực chất là yêu cầu trong việc đặt khẩu pháo cỡ 152mm. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Sử dụng chung khung gầm với KV-1 nhưng do tháp pháo có trọng lượng quá lớn, KV-2 có tốc độ di chuyển thấp hơn nhiều so với KV-1 - vốn được sản xuất cùng thời điểm. Ảnh: Xe tăng KV-2 của Liên Xô bị Đức chiếm làm chiến lợi phẩm và được sơn biểu tượng Quân đội Đức lên tháp pháo. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Do có phần tháp quá lớn và dễ bị hoả lực đối phương nhắm trúng, tháp pháo của KV-2 được thiết kế bọc thép cực dày để giúp nó sống sót trước hoả lực địch. Cụ thể, tháp pháo của KV-2 chỗ dày nhất lên tới 110mm, hai bên mỏng nhất cũng dày tới 75mm. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Giống như KV-1, xe tăng hạng siêu nặng KV-2 được cho là một trong những yếu tố chiến lược khiến Đức điên cuồng sản xuất Tiger I với nòng pháo Flak 88 làm pháo chính. Đơn giản là vì trên chiến trường, ngoài khẩu Flak 88 của Đức, không một loại hoả lực bộ binh nào đủ khả năng tiêu diệt được các loại xe tăng hạng nặng dòng KV. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Tới cuối tháng 10/1941, toàn bộ quá trình sản xuất KV-2 bị dừng lại do nhà máy sản xuất loại xe tăng hạng nặng này phải rút lui để tránh bị Đức chiếm được. Tuy nhiên sau đó dây chuyền sản xuất KV-2 chưa bao giờ được tiếp tục, Liên Xô đã chuyển hướng và không sử dụng xe tăng hạng nặng như một ưu thế trên chiến trường mà thay vào đó là các loại xe tăng hạng trung với tốc độ và số lượng vượt trội. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Kíp lái của KV-2 ban đầu được biên chế chỉ với 5 người - giống với biên chế của nhiều loại xe tăng khác cùng thời. Tuy nhiên do khẩu pháo 152mm có đạn quá nặng, KV-2 sau đó tăng cường thêm một nạp đạn viên, nâng số lượng kíp lái lên 6 người. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Một điểm đặc biệt nữa đó là cơ cấu tháp pháo của KV-2 không hề xoay cùng kíp lái. Nghĩa là thay vì ngồi yên và xoay cùng tháp pháo, kíp chiến đấu của KV-2 sẽ phải tự di chuyển xoay theo tháp pháo để lấy đường bắn. Đây được coi là một trong những điểm kém cỏi nhất trong thiết kế của KV-2. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.Mặc dù vậy nhiều sử gia cho rằng, chính KV-1 và KV-2 của Liên Xô đã giáng những đòn chiến lược vào Berlin khi buộc quân đội Đức phải tập trung sản xuất Tiger nhằm đối phó lại xe tăng dòng KV, khiến chiến lược phát triển của Đức bị đi sai hướng, làm cho toàn bộ lực lượng thiết giáp hiện đại nhất thế giới hồi trước thế chiến này càng ngày càng trở nên kém cỏi. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia. Mời độc giả xem Video: Khám phá bên trong xe tăng KV-2 - đủ chỗ chứa cả một tiểu đội.
Xe tăng KV-2 là một trong nhiều mẫu xe tăng hạng nặng được Liên Xô phát triển và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, điều khiến người ta thắc mắc là tại sao Liên Xô lại chế tạo một chiếc xe tăng có phần kỳ dị như KV-2, và vai trò thật sự của KV-2 trên chiến trường là gì? Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Với chiều cao lên tới gần 4 mét, KV-2 là cỗ xe tăng có chiều cao lớn nhất từng được sản xuất và sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một điều ít ai biết đó là KV-2 ra đời không phải là để đối đầu với xe tăng Đức, và Moscow sản xuất ra xe tăng KV-2 với mục đích chính là chống lại các tuyến phòng thủ kiên cố của người Phần Lan. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Cụ thể, sau khi Chiến tranh Mùa Đông nổ ra, quân Liên Xô đã hứng chịu thương vong nặng nề từ hệ thống phòng thủ kiên cố cực kỳ vững chắc dọc biên giới Liên Xô - Phần Lan. Bộ binh và xe tăng KV-1 - loại xe tăng hạng nặng nhất của Liên Xô thời bấy giờ cũng không có đủ hoả lực để triệt tiêu các cụm boong-ke siêu dày này. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Điều này khiến các tướng lĩnh Liên Xô tìm kiếm một bản thiết kế mới về loại xe tăng tự hành có khả năng mang theo pháo cỡ lớn - đảm bảo chỉ với một phát bắn trúng đích có thể thổi bay mọi loại boong-ke của Phần Lan. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Và thiết kế của KV-2 đã ra đời để làm câu trả lời cho câu hỏi "dùng gì đề diệt boong-ke của Phần Lan?". Bắt đầu từ giữa năm 1939, xe tăng hạng nặng KV-2 bắt đầu được đưa vào sản xuất. Phần tháp pháo có kiểu dáng cực dị của nó thực chất là yêu cầu trong việc đặt khẩu pháo cỡ 152mm. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Sử dụng chung khung gầm với KV-1 nhưng do tháp pháo có trọng lượng quá lớn, KV-2 có tốc độ di chuyển thấp hơn nhiều so với KV-1 - vốn được sản xuất cùng thời điểm. Ảnh: Xe tăng KV-2 của Liên Xô bị Đức chiếm làm chiến lợi phẩm và được sơn biểu tượng Quân đội Đức lên tháp pháo. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Do có phần tháp quá lớn và dễ bị hoả lực đối phương nhắm trúng, tháp pháo của KV-2 được thiết kế bọc thép cực dày để giúp nó sống sót trước hoả lực địch. Cụ thể, tháp pháo của KV-2 chỗ dày nhất lên tới 110mm, hai bên mỏng nhất cũng dày tới 75mm. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Giống như KV-1, xe tăng hạng siêu nặng KV-2 được cho là một trong những yếu tố chiến lược khiến Đức điên cuồng sản xuất Tiger I với nòng pháo Flak 88 làm pháo chính. Đơn giản là vì trên chiến trường, ngoài khẩu Flak 88 của Đức, không một loại hoả lực bộ binh nào đủ khả năng tiêu diệt được các loại xe tăng hạng nặng dòng KV. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Tới cuối tháng 10/1941, toàn bộ quá trình sản xuất KV-2 bị dừng lại do nhà máy sản xuất loại xe tăng hạng nặng này phải rút lui để tránh bị Đức chiếm được. Tuy nhiên sau đó dây chuyền sản xuất KV-2 chưa bao giờ được tiếp tục, Liên Xô đã chuyển hướng và không sử dụng xe tăng hạng nặng như một ưu thế trên chiến trường mà thay vào đó là các loại xe tăng hạng trung với tốc độ và số lượng vượt trội. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Kíp lái của KV-2 ban đầu được biên chế chỉ với 5 người - giống với biên chế của nhiều loại xe tăng khác cùng thời. Tuy nhiên do khẩu pháo 152mm có đạn quá nặng, KV-2 sau đó tăng cường thêm một nạp đạn viên, nâng số lượng kíp lái lên 6 người. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Một điểm đặc biệt nữa đó là cơ cấu tháp pháo của KV-2 không hề xoay cùng kíp lái. Nghĩa là thay vì ngồi yên và xoay cùng tháp pháo, kíp chiến đấu của KV-2 sẽ phải tự di chuyển xoay theo tháp pháo để lấy đường bắn. Đây được coi là một trong những điểm kém cỏi nhất trong thiết kế của KV-2. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Mặc dù vậy nhiều sử gia cho rằng, chính KV-1 và KV-2 của Liên Xô đã giáng những đòn chiến lược vào Berlin khi buộc quân đội Đức phải tập trung sản xuất Tiger nhằm đối phó lại xe tăng dòng KV, khiến chiến lược phát triển của Đức bị đi sai hướng, làm cho toàn bộ lực lượng thiết giáp hiện đại nhất thế giới hồi trước thế chiến này càng ngày càng trở nên kém cỏi. Nguồn ảnh: Tanks-encyclopedia.
Mời độc giả xem Video: Khám phá bên trong xe tăng KV-2 - đủ chỗ chứa cả một tiểu đội.