Xe tăng hạng nặng KV-2 là một trong các biến thể chính, nổi tiếng nhất của dòng tăng hạng nặng KV do Zh Kotin và TsKB-2 thiết kế từ cuối những năm 1930. Cùng với KV-1, KV-2 được sản xuất từ năm 1939, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều, gồm 350 chiếc.Xe tăng hạng nặng KV-2 dài 6,95m, rộng 3,32m, cao 3,25m, trọng lượng chiến đấu 52 tấn. Các phần giáp mặt trước thân và tháp pháo đều là 75mm đủ sức chống chịu đạn pháo từ các loại xe tăng Pz III, Pz IV của Đức thời bấy giờ.Điểm nổi bật nhất và cũng tạo nên sự nổi tiếng trên KV-2 chính là tháp pháo “khủng” chưa từng thấy, gần như không tìm thấy ở bất kỳ mẫu tăng nào trên thế giới. Việc sử dụng tháp pháo lớn tới như vậy chủ yếu nhằm phù hợp với việc trang bị cỗ pháo M-10 152mm – loại vũ khí không thấy bất kỳ trên xe tăng nào thời bấy giờ và cả thời hiện đại cũng rất ít thấy.Để di chuyển con quái vật 52 tấn này, người Liên Xô phải trang bị động cơ rất mạnh thời bấy giờ - động cơ diesel B-2K 500 mã lực cho tốc độ tối đa 34km/h, tầm hoạt động 140km.Đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.“Theo như chúng tôi được biết, không nước nào trên thế giới từng trang bị một khẩu pháo có kích cỡ và sức mạnh như vậy lên một chiếc xe tăng. Thậm chí, chúng tôi từng nghĩ rằng nó có thể bị đổ ngay khi nã phát pháo đầu tiên”, Marshal Timoshenko, một trong số nhà thiết kế pháo cho KV-2 kể lại. Ảnh: Một vết đạn được cho là “tác giả” M-10 152mm của KV-2 gây ra.Ngoài pháo chính cực lớn, KV-2 còn trang bị 3 khẩu súng máy 7,62mm DT để chống bộ binh địch tiếp cận. Ảnh: Ụ súng 7,62mm DT bố trí sau đuôi tháp pháo chống bộ binh địch “tập hậu”.Ý đồ thiết kế KV-2 không phải là cho nhiệm vụ chống tăng. Các xe tăng KV-2 được biên chế thành các tiểu đoàn (15 chiếc), nằm trong đội hình các sư đoàn tăng xung kích, với nhiệm vụ bắn phá, chế áp các công sự kiên cố của địch bằng đạn phá bê tông. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của Liên Xô vào thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, KV-2 đã phải chuyển sang làm nhiệm vụ chống tăng, và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.Trong một trận đánh dữ dội năm 1941, một chiếc xe tăng KV-2 đã chặn đứng cả một sư đoàn thiết giáp Đức. Chính nhật ký Trung đoàn Xe tăng 11 của Wehrmacht đã miêu tả, chỉ một mình tăng KV đã chặn đứng cả trung đoàn này trong suốt hai ngày. Thậm chí theo nhật ký, “các nỗ lực tiêu diệt chiếc xe tăng này vào ban đêm đều bất thành. Một khẩu đội pháo 88 mm đã tham gia tấn công nhưng không thể hiệu quả hơn loại pháo của xe tăng. Trong khi nỗ lực cài mìn chống xe tăng của công binh cũng thất bại”. Phải mất 2 ngày, huy động hàng chục xe tăng cùng các cỗ pháo 88 thì quân Đức mới hạ được “pháo đài” KV-2. Ảnh: Lính phát xít đang kiểm tra một chiếc xe tăng KV-2.Dù có hỏa lực mạnh khủng khiếp, mạnh chưa từng thấy cùng bộ giáp dày, xe tăng KV-2 thực sự là cỗ tăng vô địch. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu dòng KV vẫn là bộ truyền động không đáng tin cậy, cơ động tồi dẫn đến thất bại không ít của KV-2. Ảnh: xe tăng KV-2 bị bắn hỏng.Sự bất hợp lí trong việc thiết kế một xe tăng nặng nề và việc trang bị loại pháo không phù hợp hoàn toàn cho chống tăng đã làm việc sản xuất xe tăng KV-2 đã bị dừng lại chỉ vài tháng sau khi chiến tranh vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Nhưng những kinh nghiệm sản xuất và sử dụng KV-2 vẫn được áp dụng cho việc chế tạo các xe tăng hạng nặng IS, cũng như các pháo tấn công tự hành của Hồng quân Liên Xô.
Xe tăng hạng nặng KV-2 là một trong các biến thể chính, nổi tiếng nhất của dòng tăng hạng nặng KV do Zh Kotin và TsKB-2 thiết kế từ cuối những năm 1930. Cùng với KV-1, KV-2 được sản xuất từ năm 1939, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều, gồm 350 chiếc.
Xe tăng hạng nặng KV-2 dài 6,95m, rộng 3,32m, cao 3,25m, trọng lượng chiến đấu 52 tấn. Các phần giáp mặt trước thân và tháp pháo đều là 75mm đủ sức chống chịu đạn pháo từ các loại xe tăng Pz III, Pz IV của Đức thời bấy giờ.
Điểm nổi bật nhất và cũng tạo nên sự nổi tiếng trên KV-2 chính là tháp pháo “khủng” chưa từng thấy, gần như không tìm thấy ở bất kỳ mẫu tăng nào trên thế giới. Việc sử dụng tháp pháo lớn tới như vậy chủ yếu nhằm phù hợp với việc trang bị cỗ pháo M-10 152mm – loại vũ khí không thấy bất kỳ trên xe tăng nào thời bấy giờ và cả thời hiện đại cũng rất ít thấy.
Để di chuyển con quái vật 52 tấn này, người Liên Xô phải trang bị động cơ rất mạnh thời bấy giờ - động cơ diesel B-2K 500 mã lực cho tốc độ tối đa 34km/h, tầm hoạt động 140km.
Đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
“Theo như chúng tôi được biết, không nước nào trên thế giới từng trang bị một khẩu pháo có kích cỡ và sức mạnh như vậy lên một chiếc xe tăng. Thậm chí, chúng tôi từng nghĩ rằng nó có thể bị đổ ngay khi nã phát pháo đầu tiên”, Marshal Timoshenko, một trong số nhà thiết kế pháo cho KV-2 kể lại. Ảnh: Một vết đạn được cho là “tác giả” M-10 152mm của KV-2 gây ra.
Ngoài pháo chính cực lớn, KV-2 còn trang bị 3 khẩu súng máy 7,62mm DT để chống bộ binh địch tiếp cận. Ảnh: Ụ súng 7,62mm DT bố trí sau đuôi tháp pháo chống bộ binh địch “tập hậu”.
Ý đồ thiết kế KV-2 không phải là cho nhiệm vụ chống tăng. Các xe tăng KV-2 được biên chế thành các tiểu đoàn (15 chiếc), nằm trong đội hình các sư đoàn tăng xung kích, với nhiệm vụ bắn phá, chế áp các công sự kiên cố của địch bằng đạn phá bê tông. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của Liên Xô vào thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, KV-2 đã phải chuyển sang làm nhiệm vụ chống tăng, và đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Trong một trận đánh dữ dội năm 1941, một chiếc xe tăng KV-2 đã chặn đứng cả một sư đoàn thiết giáp Đức. Chính nhật ký Trung đoàn Xe tăng 11 của Wehrmacht đã miêu tả, chỉ một mình tăng KV đã chặn đứng cả trung đoàn này trong suốt hai ngày. Thậm chí theo nhật ký, “các nỗ lực tiêu diệt chiếc xe tăng này vào ban đêm đều bất thành. Một khẩu đội pháo 88 mm đã tham gia tấn công nhưng không thể hiệu quả hơn loại pháo của xe tăng. Trong khi nỗ lực cài mìn chống xe tăng của công binh cũng thất bại”. Phải mất 2 ngày, huy động hàng chục xe tăng cùng các cỗ pháo 88 thì quân Đức mới hạ được “pháo đài” KV-2. Ảnh: Lính phát xít đang kiểm tra một chiếc xe tăng KV-2.
Dù có hỏa lực mạnh khủng khiếp, mạnh chưa từng thấy cùng bộ giáp dày, xe tăng KV-2 thực sự là cỗ tăng vô địch. Tuy nhiên, điểm yếu cố hữu dòng KV vẫn là bộ truyền động không đáng tin cậy, cơ động tồi dẫn đến thất bại không ít của KV-2. Ảnh: xe tăng KV-2 bị bắn hỏng.
Sự bất hợp lí trong việc thiết kế một xe tăng nặng nề và việc trang bị loại pháo không phù hợp hoàn toàn cho chống tăng đã làm việc sản xuất xe tăng KV-2 đã bị dừng lại chỉ vài tháng sau khi chiến tranh vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Nhưng những kinh nghiệm sản xuất và sử dụng KV-2 vẫn được áp dụng cho việc chế tạo các xe tăng hạng nặng IS, cũng như các pháo tấn công tự hành của Hồng quân Liên Xô.