Blogger Quân sự nổi tiếng của Nga - Vitaly-Kuzmin mới đây đã chọn lọc và đăng tải bộ ảnh các loại vũ khí tối tân được Nga giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2017. Bên cạnh các loại máy bay - tiêu điểm chính ở MAKS, triển lãm năm nay tiếp tục giới thiệu các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới. Trong ảnh, xe chiến đấu tự hành 9A317E của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung cơ động Buk-M2E. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCác sản phẩm tên lửa phòng không trưng bày năm nay không nhiều, cũng không có gì mới nhưng vẫn "rất chất" - đó đều là những tổ hợp vũ khí đất đối không đáng gờm mà nhiều quốc gia đang khao khát sở hữu. Trong ảnh, xe phóng tự hành 5P85SE3 của tổ hợp tên lửa tầm cao chiến lược S-400 Triumf. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminBệ phóng 5P85SE3 sử dụng khung bệ cơ sở xe việt dã hạng nặng MAZ-543 huyền thoại thay vì dòng xe đầu kéo BAZ. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVì S-300PMU vốn cũng dùng MAZ-543 nên bệ phóng 5P85SE3 của S-400 rất dễ khiến “đối phương” nhầm lẫn. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTại MAKS, Cục thiết kế KBP và nhà máy Ulyanovsk tiếp tục giới thiệu tới các vị khách tới từ Bộ Quốc phòng hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐáng chú ý, MAKS-2017 giới thiệu hàng loạt loại đạn tên lửa phòng không thế hệ mới, có khả năng tác chiến mạnh mẽ, đáng mua sắm. Trong ảnh là đạn 9M96E2-1 thiết kế để triển khai từ tổ hợp S-400 và Redut (trên tàu chiến). Đạn có tầm bắn từ 1-120km, trần bắn 35km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminHai loại đạn tên lửa tầm trung 9M96E (tầm bắn 1-40km) và tầm xa 9M96E2 (tầm bắn 1-120km) dành cho tổ hợp tên lửa S-400 và Redut. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCận cảnh đạn 9M96E - nó có chiều dài 4,75m, sải cánh 480mm, tầm bắn 1-40km, trần bắn từ 5-20km. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminCụm container ống phóng có thể triển khai trên bệ phóng tên lửa S-350E Vityaz hoặc S-400 Triumf được trang bị đạn 9M100E do Almaz Antey phát triển. Đây là loại tên lửa phòng không kiểu mới thiết kế trên cơ sở đạn không đối không RVV-AE-ZRK, một phiên bản của tên lửa R-77T có cơ chế "bắn và quên" nên 1 tổ hợp tên lửa có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐạn 9M100E có chiều dài 2,5m, đường kính thân 125mm, tầm bắn chỉ 1-15km nhưng có khả năng cơ động tốt phù hợp chống tên lửa hành trình, tên lửa chống radar, bom thông minh JDAM và các loại UAV nhỏ. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐạn tên lửa tầm xa 48N6E3 được phát triển cho tổ hợp tên lửa S-400 dùng trong nhiệm vụ phòng không tầm xa, tầm cao và đặc biệt là phòng thủ tên lửa đạn đạo. Đạn 48N6E3 đạt tầm bắn 250km với mục tiêu khí động học và 7-60km với mục tiêu đạn đạo. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐạn tên lửa phòng không tầm thấp 9M338KE thế hệ mới dành cho phiên bản cải tiến nâng cấp của tổ hợp tên lửa tầm thấp cơ động cao Tor. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐạn 9M317ME của tổ hợp tên lửa hải đối không Shtil-1. Đạn này được ra mắt lần đầu năm 2004, nặng 581kg, tầm bắn từ 3,5-50km, độ cao bắn 15.000m. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMột số loại radar cảnh giới đường không hiện đại cũng giới thiệu tại MAKS 2017 - đài 55Zh6M Nebo-M. Đài này do Viện nghiên cứu vô tuyến điện Nizhny Novgorod thiết kế sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTrạm chỉ huy KU-RLK của tổ hợp radar cảnh giới đường không 55Zh6M Nebo-M. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Blogger Quân sự nổi tiếng của Nga - Vitaly-Kuzmin mới đây đã chọn lọc và đăng tải bộ ảnh các loại vũ khí tối tân được Nga giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2017. Bên cạnh các loại máy bay - tiêu điểm chính ở MAKS, triển lãm năm nay tiếp tục giới thiệu các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới. Trong ảnh, xe chiến đấu tự hành 9A317E của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung cơ động Buk-M2E. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Các sản phẩm tên lửa phòng không trưng bày năm nay không nhiều, cũng không có gì mới nhưng vẫn "rất chất" - đó đều là những tổ hợp vũ khí đất đối không đáng gờm mà nhiều quốc gia đang khao khát sở hữu. Trong ảnh, xe phóng tự hành 5P85SE3 của tổ hợp tên lửa tầm cao chiến lược S-400 Triumf. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Bệ phóng 5P85SE3 sử dụng khung bệ cơ sở xe việt dã hạng nặng MAZ-543 huyền thoại thay vì dòng xe đầu kéo BAZ. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Vì S-300PMU vốn cũng dùng MAZ-543 nên bệ phóng 5P85SE3 của S-400 rất dễ khiến “đối phương” nhầm lẫn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tại MAKS, Cục thiết kế KBP và nhà máy Ulyanovsk tiếp tục giới thiệu tới các vị khách tới từ Bộ Quốc phòng hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đáng chú ý, MAKS-2017 giới thiệu hàng loạt loại đạn tên lửa phòng không thế hệ mới, có khả năng tác chiến mạnh mẽ, đáng mua sắm. Trong ảnh là đạn 9M96E2-1 thiết kế để triển khai từ tổ hợp S-400 và Redut (trên tàu chiến). Đạn có tầm bắn từ 1-120km, trần bắn 35km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hai loại đạn tên lửa tầm trung 9M96E (tầm bắn 1-40km) và tầm xa 9M96E2 (tầm bắn 1-120km) dành cho tổ hợp tên lửa S-400 và Redut. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cận cảnh đạn 9M96E - nó có chiều dài 4,75m, sải cánh 480mm, tầm bắn 1-40km, trần bắn từ 5-20km. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Cụm container ống phóng có thể triển khai trên bệ phóng tên lửa S-350E Vityaz hoặc S-400 Triumf được trang bị đạn 9M100E do Almaz Antey phát triển. Đây là loại tên lửa phòng không kiểu mới thiết kế trên cơ sở đạn không đối không RVV-AE-ZRK, một phiên bản của tên lửa R-77T có cơ chế "bắn và quên" nên 1 tổ hợp tên lửa có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn 9M100E có chiều dài 2,5m, đường kính thân 125mm, tầm bắn chỉ 1-15km nhưng có khả năng cơ động tốt phù hợp chống tên lửa hành trình, tên lửa chống radar, bom thông minh JDAM và các loại UAV nhỏ. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn tên lửa tầm xa 48N6E3 được phát triển cho tổ hợp tên lửa S-400 dùng trong nhiệm vụ phòng không tầm xa, tầm cao và đặc biệt là phòng thủ tên lửa đạn đạo. Đạn 48N6E3 đạt tầm bắn 250km với mục tiêu khí động học và 7-60km với mục tiêu đạn đạo. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn tên lửa phòng không tầm thấp 9M338KE thế hệ mới dành cho phiên bản cải tiến nâng cấp của tổ hợp tên lửa tầm thấp cơ động cao Tor. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn 9M317ME của tổ hợp tên lửa hải đối không Shtil-1. Đạn này được ra mắt lần đầu năm 2004, nặng 581kg, tầm bắn từ 3,5-50km, độ cao bắn 15.000m. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Một số loại radar cảnh giới đường không hiện đại cũng giới thiệu tại MAKS 2017 - đài 55Zh6M Nebo-M. Đài này do Viện nghiên cứu vô tuyến điện Nizhny Novgorod thiết kế sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Trạm chỉ huy KU-RLK của tổ hợp radar cảnh giới đường không 55Zh6M Nebo-M. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin