Gần đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018), tàu ngầm hạt nhân USS Olympia của Hải quân Mỹ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm Harpoon trong trạng thái ngập nước hoàn toàn. Nguồn ảnh: The DriveĐáng chú ý, đây được xem là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, Hải quân Mỹ mới bắn thử nghiệm tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: The DriveTên lửa hành trình Harpoon được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu mặt nước chính thức lên các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ năm 1981. Nó xuất hiện trên hầu hết các tàu ngầm của lực lượng này bao gồm cả lớp Los Angeles, Seawolf và Ohio. Nguồn ảnh: Military EdgeTuy nhiên chưa đầy 20 năm phục vụ, năm 1997 tên lửa UGM-84 bị loại khỏi kho vũ khí trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: The DriveĐiều đó có nghĩa là kể từ năm 1997 tới trước thời điểm USS Olympia phóng tên lửa ở RIMPAC 2018, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ không còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tàu mặt nước. Toàn bộ nhiệm vụ này được “phó mặc” cho các ngư lôi hạng nặng Mk48 533mm. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, đứng trước việc công nghệ săn ngầm ngày càng hiện đại trên thế giới, Hải quân Mỹ bắt đầu xem xét lại việc tái trang bị UGM-84 Harpoon thay vì dựa vào các quả ngư lôi có tầm bắn từ 8-55km. Nguồn ảnh: WikipediaThật vậy, với tầm bắn lên tới 140km, tốc độ bay cận âm, UGM-84 Harpoon vẫn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo vai trò chống hạm tàu mặt nước cho tàu ngầm hạt nhân tỷ đô của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: SkytamerUGM-84 là phiên bản được phát triển từ hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Harpoon do McDonnell Douglas phát triển từ những năm 1970. So với hai phiên bản phóng từ tàu mặt nước RGM và trên không AGM, UGM Harpoon chủ yếu khác ở việc đặt trong container đặc biệt cho phép triển khai từ các ống phóng 533mm trên các tàu ngầm. Các thông số kích thước chỉ có đôi chút khác biệt, còn lại mọi thứ đều hệt như nhau. Nguồn ảnh: defensepostKhi khai hỏa từ tàu ngầm, container đặc biệt sẽ rời ống phóng trồi lên mặt nước trước khi quả đạn UGM-84 Harpoon “đánh lửa” kích hoạt động cơ nhiên liệu rắn đưa đạn lên độ cao lớn, sau đó động cơ turbojet kích hoạt đưa đạn tới mục tiêu với tầm bắn ước tính 140km (phiên bản UGM-84D). Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa UGM-84 trang bị phần chiến đấu nặng 221kg kiểu nổ phá xuyên giáp có thể xuyên thủng mọi vỏ bọc các tàu chiến hạng nặng tốt nhất của Nga. Tên lửa đạt tốc độ tối đa 850km/h, trang bị radar tự dẫn chủ động cho phép tự dò tìm - phát hiện - khóa - tấn công mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ "tàu mẹ". Nguồn ảnh: navalTheo giới phân tích, việc tái trang bị UGM-84 Harpoon là một giải pháp tình thế, tiết kiệm đối với Hải quân Mỹ trong khi chờ phiên bản Tomahawk Block IV có khả năng tấn công hạm tàu mặt nước dự kiến sẽ được trang bị từ năm 2021. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video thao tác phóng tên lửa Harpoon từ tàu ngầm USS Olympia trong cuộc tập trận RIMPAC 2018. Nguồn ảnh: Youtube
Gần đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018), tàu ngầm hạt nhân USS Olympia của Hải quân Mỹ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình chống hạm Harpoon trong trạng thái ngập nước hoàn toàn. Nguồn ảnh: The Drive
Đáng chú ý, đây được xem là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, Hải quân Mỹ mới bắn thử nghiệm tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: The Drive
Tên lửa hành trình Harpoon được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu mặt nước chính thức lên các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ năm 1981. Nó xuất hiện trên hầu hết các tàu ngầm của lực lượng này bao gồm cả lớp Los Angeles, Seawolf và Ohio. Nguồn ảnh: Military Edge
Tuy nhiên chưa đầy 20 năm phục vụ, năm 1997 tên lửa UGM-84 bị loại khỏi kho vũ khí trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: The Drive
Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1997 tới trước thời điểm USS Olympia phóng tên lửa ở RIMPAC 2018, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ không còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tàu mặt nước. Toàn bộ nhiệm vụ này được “phó mặc” cho các ngư lôi hạng nặng Mk48 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, đứng trước việc công nghệ săn ngầm ngày càng hiện đại trên thế giới, Hải quân Mỹ bắt đầu xem xét lại việc tái trang bị UGM-84 Harpoon thay vì dựa vào các quả ngư lôi có tầm bắn từ 8-55km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thật vậy, với tầm bắn lên tới 140km, tốc độ bay cận âm, UGM-84 Harpoon vẫn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo vai trò chống hạm tàu mặt nước cho tàu ngầm hạt nhân tỷ đô của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Skytamer
UGM-84 là phiên bản được phát triển từ hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Harpoon do McDonnell Douglas phát triển từ những năm 1970. So với hai phiên bản phóng từ tàu mặt nước RGM và trên không AGM, UGM Harpoon chủ yếu khác ở việc đặt trong container đặc biệt cho phép triển khai từ các ống phóng 533mm trên các tàu ngầm. Các thông số kích thước chỉ có đôi chút khác biệt, còn lại mọi thứ đều hệt như nhau. Nguồn ảnh: defensepost
Khi khai hỏa từ tàu ngầm, container đặc biệt sẽ rời ống phóng trồi lên mặt nước trước khi quả đạn UGM-84 Harpoon “đánh lửa” kích hoạt động cơ nhiên liệu rắn đưa đạn lên độ cao lớn, sau đó động cơ turbojet kích hoạt đưa đạn tới mục tiêu với tầm bắn ước tính 140km (phiên bản UGM-84D). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa UGM-84 trang bị phần chiến đấu nặng 221kg kiểu nổ phá xuyên giáp có thể xuyên thủng mọi vỏ bọc các tàu chiến hạng nặng tốt nhất của Nga. Tên lửa đạt tốc độ tối đa 850km/h, trang bị radar tự dẫn chủ động cho phép tự dò tìm - phát hiện - khóa - tấn công mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ "tàu mẹ". Nguồn ảnh: naval
Theo giới phân tích, việc tái trang bị UGM-84 Harpoon là một giải pháp tình thế, tiết kiệm đối với Hải quân Mỹ trong khi chờ phiên bản Tomahawk Block IV có khả năng tấn công hạm tàu mặt nước dự kiến sẽ được trang bị từ năm 2021. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video thao tác phóng tên lửa Harpoon từ tàu ngầm USS Olympia trong cuộc tập trận RIMPAC 2018. Nguồn ảnh: Youtube