Trantg tin quân sự Navy Recognition vừa công bố những hình ảnh đầu tiên về đợt phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm Harpoon Block 1C từ tàu chiến ven bờ LCS USS Coronado của Hải quân Mỹ tại đợt tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC-2016 đang diễn ra ngoài khơi Hawaii.Đây là lần đầu tiên hình ảnh phóng thử nghiệm tên lửa Harpoon từ một tàu LCS được Hải quân Mỹ công bố, vì các tàu chiến ven bờ (Littoral Combat Ship) của Mỹ ban đầu đều không được thiết kế để mang theo các tên lửa chống hạm. Bên cạnh đó người Mỹ cũng chỉ mất chưa tới 1 năm để hoàn thiện việc tích hợp này.Hơi tiếc là tên lửa Harpoon đã không đánh trúng mục tiêu - tàu hộ vệ USS Crommelin (FFG 37) đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ được trưng dụng làm mục tiêu nổi trong đợt tập trận năm nay.Harpoon là một trong những mẫu tên lửa chống hạm thành công nhất của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau. Harpoon và các biến thể của nó đang được sử dụng trên 600 tàu chiến, 180 tàu ngầm và 12 dòng máy bay quân sự trên khắp thế giới.Công ty nghiên cứu và phát triển Harpoon là McDonnell Douglas, tuy nhiên giờ đây đã sáp nhập vào Boeing, và chính Boeing cũng chịu trách nhiệm việc tích hợp Harpoon lên trên các tàu LCS của Hải quân Mỹ. Theo thống kê kể từ năm 1971 cho tới nay đã có khoảng 7.300 đơn vị tên lửa Harpoon được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau.Theo Phó Đô đốc Thomas Rowden - Tư lệnh Lực lượng tàu nổi của Hải quân Mỹ cho biết, việc trang bị tên lửa Harpoon cho tàu USS Coronado là một phần kế hoạch nâng cấp khả năng chiến đấu cho các tàu chiến LCS của Hải quân Mỹ từ lớp Independence cho đến lớp Freedom.Trong đó các tàu LCS lớp Freedom thay vì được trang bị Harpoon sẽ được trang bị tên lửa chống hạm Kongsberg's NSM được bố trí phía sau đuôi tàu. Trong ảnh là nhà chứa trực thăng trên tàu USS Coronado.Mẫu trực thăng không người lái Northrop Grumman MQ-8 bên trong nhà chứa máy bay trên USS Coronado, nó được thiết kế dành cho nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trên không khi cần thiết nó cũng có thể tham gia chiến đấu.Tàu USS Coronado được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 2014 sau 5 năm đóng mới và thử nghiệm trên biển, nó có lượng giãn nước hơn 2.300 tấn và có thủy thủ đoàn chỉ 40 người.Các tàu chiến LCS được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp hàng hải Mỹ, nó được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất và mọi hệ thống trên tàu đều hoạt động gần như tự động hóa do đó giảm đáng kể số thành viên thủy thủ đoàn.Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của chúng vẫn là hệ thống vũ khí khá nghèo nàn, như tàu USS Coronado nó chỉ được trang bị một hải pháo BAE Systems Mk110 57mm, 4 súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm và một hệ thống tên lửa phòng không SeaRAM Evolved.Theo thiết kế mỗi tàu LCS lớp Independence có thể mang theo bốn tên lửa chống hạm Harpoon được lắp theo dạng modul ngay phía sau tháp pháo Mk110 và bệ phóng này có thể tháo ra được khi cần thiết.
Trantg tin quân sự Navy Recognition vừa công bố những hình ảnh đầu tiên về đợt phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm Harpoon Block 1C từ tàu chiến ven bờ LCS USS Coronado của Hải quân Mỹ tại đợt tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC-2016 đang diễn ra ngoài khơi Hawaii.
Đây là lần đầu tiên hình ảnh phóng thử nghiệm tên lửa Harpoon từ một tàu LCS được Hải quân Mỹ công bố, vì các tàu chiến ven bờ (Littoral Combat Ship) của Mỹ ban đầu đều không được thiết kế để mang theo các tên lửa chống hạm. Bên cạnh đó người Mỹ cũng chỉ mất chưa tới 1 năm để hoàn thiện việc tích hợp này.
Hơi tiếc là tên lửa Harpoon đã không đánh trúng mục tiêu - tàu hộ vệ USS Crommelin (FFG 37) đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ được trưng dụng làm mục tiêu nổi trong đợt tập trận năm nay.
Harpoon là một trong những mẫu tên lửa chống hạm thành công nhất của Hải quân Mỹ. Nó được thiết kế để có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau. Harpoon và các biến thể của nó đang được sử dụng trên 600 tàu chiến, 180 tàu ngầm và 12 dòng máy bay quân sự trên khắp thế giới.
Công ty nghiên cứu và phát triển Harpoon là McDonnell Douglas, tuy nhiên giờ đây đã sáp nhập vào Boeing, và chính Boeing cũng chịu trách nhiệm việc tích hợp Harpoon lên trên các tàu LCS của Hải quân Mỹ. Theo thống kê kể từ năm 1971 cho tới nay đã có khoảng 7.300 đơn vị tên lửa Harpoon được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau.
Theo Phó Đô đốc Thomas Rowden - Tư lệnh Lực lượng tàu nổi của Hải quân Mỹ cho biết, việc trang bị tên lửa Harpoon cho tàu USS Coronado là một phần kế hoạch nâng cấp khả năng chiến đấu cho các tàu chiến LCS của Hải quân Mỹ từ lớp Independence cho đến lớp Freedom.
Trong đó các tàu LCS lớp Freedom thay vì được trang bị Harpoon sẽ được trang bị tên lửa chống hạm Kongsberg's NSM được bố trí phía sau đuôi tàu. Trong ảnh là nhà chứa trực thăng trên tàu USS Coronado.
Mẫu trực thăng không người lái Northrop Grumman MQ-8 bên trong nhà chứa máy bay trên USS Coronado, nó được thiết kế dành cho nhiệm vụ trinh sát và tuần tra trên không khi cần thiết nó cũng có thể tham gia chiến đấu.
Tàu USS Coronado được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 2014 sau 5 năm đóng mới và thử nghiệm trên biển, nó có lượng giãn nước hơn 2.300 tấn và có thủy thủ đoàn chỉ 40 người.
Các tàu chiến LCS được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp hàng hải Mỹ, nó được trang bị các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất và mọi hệ thống trên tàu đều hoạt động gần như tự động hóa do đó giảm đáng kể số thành viên thủy thủ đoàn.
Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất của chúng vẫn là hệ thống vũ khí khá nghèo nàn, như tàu USS Coronado nó chỉ được trang bị một hải pháo BAE Systems Mk110 57mm, 4 súng máy hạng nặng cỡ nòng 12,7mm và một hệ thống tên lửa phòng không SeaRAM Evolved.
Theo thiết kế mỗi tàu LCS lớp Independence có thể mang theo bốn tên lửa chống hạm Harpoon được lắp theo dạng modul ngay phía sau tháp pháo Mk110 và bệ phóng này có thể tháo ra được khi cần thiết.