Vào ngày 13/10, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B (phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) của Hải quân Hoàng gia Anh đã lần đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay Queen Elizabeth trên bờ biển phía Đông nước Mỹ .Mặc dù các tiêm kích tàng hình F-35B đã thực hiện 500 lần cất hạ cánh trên tàu sân bay Queen Elizabeth trong cuộc thử nghiệm năm ngoái, nhưng tất cả đều sử dụng máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ.Kênh Sky News của Anh dẫn lời một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết, mối quan hệ quân sự Mỹ - Anh đã xấu đi nghiêm trọng do tranh chấp vấn đề hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35.Ban đầu, Anh có kế hoạch mua 138 tiêm kích F-35 của Mỹ, tất cả đều là phiên bản F-35B. Tuy nhiên lãnh đạo không quân Hoàng gia hy vọng sẽ đưa biến thể F-35A (bản cất hạ cánh thông thường) vào kế hoạch mua sắm.Thay đổi này sẽ dẫn đến việc giảm số lượng máy bay chiến đấu có thể hoạt động trên tàu sân bay Queen Elizabeth cũng như chiếc Prince of Wales, điều này sẽ làm suy yếu sức mạnh của Hải quân Anh.Hiện tại chỉ có Hải quân Anh là sở hữu biên đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở mức đáng kể nhất trong khối NATO, đủ sức hỗ trợ Hải quân Mỹ trong các nhiệm vụ quốc tế.Một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết: "Nếu người Anh tham gia trận chiến, nhưng không có tàu sân bay nào đủ khả năng chiến đấu, điều này sẽ phá hủy sức mạnh của chúng tôi".Nếu Không quân Hoàng gia Anh mua F-35A bằng chi phí của F-35B trang bị cho hàng không mẫu hạm, thì trong mắt người Mỹ điều này chính là sự phản bội nghiêm trọng.Nguồn tin cũng chỉ ra rằng sau khi Hải quân Hoàng gia Anh đình chỉ việc sử dụng tàu sân bay vào năm 2010 để tiết kiệm tiền, Mỹ đã giúp vương quốc Anh tiếp tục các hoạt động quân sự trên biển.Được biết, một chiếc F-35B trang bị trên tàu sân bay có giá trị 90 triệu bảng, trong khi một chiếc F-35A triển khai trên đất liền rẻ hơn 20 triệu bảng, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất Mỹ.Hiện tại chưa rõ con số cụ thể về số lượng F-35A sẽ được Bộ Quốc phòng Anh mua sắm bằng số tiền dự định đầu tư cho phiên bản F-35B để bố trí trên các tàu sân bay của hải quân nước này.Nhưng dự báo số lượng trên sẽ không nhiều, bởi dù sao Hải quân Anh cũng rất cần các biên đội tàu sân bay có đủ khả năng chiến đấu, đặc biệt khi đây vốn là niềm tự hào của họ.Trên đất liền, các phi đội chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon được đánh giá vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của không quân Hoàng gia trong tương lai gần, vì vậy họ chỉ cần duy trì một phi đội F-35A ở mức vừa phải.Mặc dù vậy, trước mắt thì giới chức quân sự Anh vẫn cần phải đưa ra lời giải thích cặn kẽ nhằm tránh khiến cho đồng minh số 1 của mình cảm thấy không hài lòng như trong thời gian vừa qua.
Vào ngày 13/10, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B (phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) của Hải quân Hoàng gia Anh đã lần đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay Queen Elizabeth trên bờ biển phía Đông nước Mỹ .
Mặc dù các tiêm kích tàng hình F-35B đã thực hiện 500 lần cất hạ cánh trên tàu sân bay Queen Elizabeth trong cuộc thử nghiệm năm ngoái, nhưng tất cả đều sử dụng máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ.
Kênh Sky News của Anh dẫn lời một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết, mối quan hệ quân sự Mỹ - Anh đã xấu đi nghiêm trọng do tranh chấp vấn đề hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35.
Ban đầu, Anh có kế hoạch mua 138 tiêm kích F-35 của Mỹ, tất cả đều là phiên bản F-35B. Tuy nhiên lãnh đạo không quân Hoàng gia hy vọng sẽ đưa biến thể F-35A (bản cất hạ cánh thông thường) vào kế hoạch mua sắm.
Thay đổi này sẽ dẫn đến việc giảm số lượng máy bay chiến đấu có thể hoạt động trên tàu sân bay Queen Elizabeth cũng như chiếc Prince of Wales, điều này sẽ làm suy yếu sức mạnh của Hải quân Anh.
Hiện tại chỉ có Hải quân Anh là sở hữu biên đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở mức đáng kể nhất trong khối NATO, đủ sức hỗ trợ Hải quân Mỹ trong các nhiệm vụ quốc tế.
Một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết: "Nếu người Anh tham gia trận chiến, nhưng không có tàu sân bay nào đủ khả năng chiến đấu, điều này sẽ phá hủy sức mạnh của chúng tôi".
Nếu Không quân Hoàng gia Anh mua F-35A bằng chi phí của F-35B trang bị cho hàng không mẫu hạm, thì trong mắt người Mỹ điều này chính là sự phản bội nghiêm trọng.
Nguồn tin cũng chỉ ra rằng sau khi Hải quân Hoàng gia Anh đình chỉ việc sử dụng tàu sân bay vào năm 2010 để tiết kiệm tiền, Mỹ đã giúp vương quốc Anh tiếp tục các hoạt động quân sự trên biển.
Được biết, một chiếc F-35B trang bị trên tàu sân bay có giá trị 90 triệu bảng, trong khi một chiếc F-35A triển khai trên đất liền rẻ hơn 20 triệu bảng, điều này cũng làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất Mỹ.
Hiện tại chưa rõ con số cụ thể về số lượng F-35A sẽ được Bộ Quốc phòng Anh mua sắm bằng số tiền dự định đầu tư cho phiên bản F-35B để bố trí trên các tàu sân bay của hải quân nước này.
Nhưng dự báo số lượng trên sẽ không nhiều, bởi dù sao Hải quân Anh cũng rất cần các biên đội tàu sân bay có đủ khả năng chiến đấu, đặc biệt khi đây vốn là niềm tự hào của họ.
Trên đất liền, các phi đội chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon được đánh giá vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của không quân Hoàng gia trong tương lai gần, vì vậy họ chỉ cần duy trì một phi đội F-35A ở mức vừa phải.
Mặc dù vậy, trước mắt thì giới chức quân sự Anh vẫn cần phải đưa ra lời giải thích cặn kẽ nhằm tránh khiến cho đồng minh số 1 của mình cảm thấy không hài lòng như trong thời gian vừa qua.