Hôm 14/9, nhà máy lọc dầu quy mô lớn nhất thế giới ở thành phố Abqaiq của Saudi Arabia đã bị hư hại nghiêm trọng sau vụ tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái."Tác giả" của vụ tấn công này theo tuyên bố là lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen. Họ tiến hành đợt tập kích nhằm trả đũa các trận ném bom mà máy bay chiến đấu của Saudi Arabia thực hiện.Cơ sở lọc hóa dầu lớn nhất thế giới bị tấn công đã khiến cho sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia sụt giảm tới một nửa, đây được xem là lằn ranh đỏ mà nước này không thể bỏ qua.Đặc biệt hơn, cả Mỹ và Saudi Arabia đều cho rằng thực chất Iran mới là bên gây ra vụ tấn công, bởi các tay súng Houthi không thể chế tạo nổi vũ khí tinh vi và hành động quy mô như vậy.Thậm chí một quan chức cấp cao Mỹ khẳng định, quân đội Iran đã phóng khoảng 10 tên lửa hành trình và huy động thêm 20 đợt cất cánh của UAV nhằm phục vụ cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia cuối tuần qua.Hiện tại vấn đề được quan tâm nhất đó là liệu Mỹ và Saudi Arabia có hành động để trả đũa Iran hay không, khả năng này là hoàn toàn có thể.Sở dĩ có nhận định như vậy vì Tổng thống Donald Trump hôm 15/9 đã tuyên bố Mỹ biết rõ thủ phạm thực hiện vụ tấn công là ai và "đạn đã lên nòng" để sẵn sàng đáp trả.Hiện tại Hải quân Mỹ đang duy trì các biên đội tác chiến tàu sân bay ngoài khơi Iran, đi kèm hệ thống 50 căn cứ quân sự rải rác khắp khu vực, sẽ tạo ra sức mạnh cực kỳ to lớn nếu phát động chiến dịch đánh phá.Bên cạnh Mỹ, không thể coi thường năng lực tác chiến của không quân hoàng gia Saudi Arabia, khi lực lượng này nắm trong tay quy mô phi đội máy bay chiến đấu lớn và hiện đại nhất khu vực.Không quân Saudi Arabia hoàn toàn đủ khả năng phối hợp tốt với Mỹ trong chiến dịch đánh phá các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Iran vì họ có ưu thế vượt trội so với Tehran.Ngoài ra còn phải đặc biệt đề phòng nguy cơ Saudi Arabia sẽ phát động cuộc tấn công tầm xa thông qua tên lửa đạn đạo DF-3 vào thẳng các cơ sở lọc hóa dầu của Iran để trả đũa.Hiện nay lực lượng phòng không Iran chưa đủ năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, do vậy họ chắc chắn sẽ hứng chịu thiệt hại nặng nề bởi đòn tập kích.Ngoài hai quốc gia trên, không quân Israel cũng nhiều khả năng sẽ tham chiến nếu nhận được yêu cầu hỗ trợ, bởi từ lâu Tel Aviv và Tehran đã là địch thủ lớn của nhau.Những kinh nghiệm của không quân Israel trong việc vượt qua lưới lửa phòng không của Iran hồi tháng 3-2018 khi tiêm kích tàng hình F-35I Adir lượn trên đầu các cơ sở hạt nhân Iran sẽ giúp ích rất nhiều cho liên quân do Mỹ dẫn đầu.Trước nguy cơ bị lĩnh "đòn hội đồng", Iran cũng đã có động thái "giương vây" khi tuyên bố toàn bộ căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đã nằm gọn trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo.Hiện tại khi hai bên vẫn chưa chịu xuống thang thì nguy cơ nổ ra chiến tranh tổng lực tại khu vực Trung Đông là điều mà cả thế giới đang cảm thấy rất lo sợ.
Hôm 14/9, nhà máy lọc dầu quy mô lớn nhất thế giới ở thành phố Abqaiq của Saudi Arabia đã bị hư hại nghiêm trọng sau vụ tập kích bằng tên lửa và máy bay không người lái.
"Tác giả" của vụ tấn công này theo tuyên bố là lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen. Họ tiến hành đợt tập kích nhằm trả đũa các trận ném bom mà máy bay chiến đấu của Saudi Arabia thực hiện.
Cơ sở lọc hóa dầu lớn nhất thế giới bị tấn công đã khiến cho sản lượng dầu mỏ của Saudi Arabia sụt giảm tới một nửa, đây được xem là lằn ranh đỏ mà nước này không thể bỏ qua.
Đặc biệt hơn, cả Mỹ và Saudi Arabia đều cho rằng thực chất Iran mới là bên gây ra vụ tấn công, bởi các tay súng Houthi không thể chế tạo nổi vũ khí tinh vi và hành động quy mô như vậy.
Thậm chí một quan chức cấp cao Mỹ khẳng định, quân đội Iran đã phóng khoảng 10 tên lửa hành trình và huy động thêm 20 đợt cất cánh của UAV nhằm phục vụ cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia cuối tuần qua.
Hiện tại vấn đề được quan tâm nhất đó là liệu Mỹ và Saudi Arabia có hành động để trả đũa Iran hay không, khả năng này là hoàn toàn có thể.
Sở dĩ có nhận định như vậy vì Tổng thống Donald Trump hôm 15/9 đã tuyên bố Mỹ biết rõ thủ phạm thực hiện vụ tấn công là ai và "đạn đã lên nòng" để sẵn sàng đáp trả.
Hiện tại Hải quân Mỹ đang duy trì các biên đội tác chiến tàu sân bay ngoài khơi Iran, đi kèm hệ thống 50 căn cứ quân sự rải rác khắp khu vực, sẽ tạo ra sức mạnh cực kỳ to lớn nếu phát động chiến dịch đánh phá.
Bên cạnh Mỹ, không thể coi thường năng lực tác chiến của không quân hoàng gia Saudi Arabia, khi lực lượng này nắm trong tay quy mô phi đội máy bay chiến đấu lớn và hiện đại nhất khu vực.
Không quân Saudi Arabia hoàn toàn đủ khả năng phối hợp tốt với Mỹ trong chiến dịch đánh phá các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Iran vì họ có ưu thế vượt trội so với Tehran.
Ngoài ra còn phải đặc biệt đề phòng nguy cơ Saudi Arabia sẽ phát động cuộc tấn công tầm xa thông qua tên lửa đạn đạo DF-3 vào thẳng các cơ sở lọc hóa dầu của Iran để trả đũa.
Hiện nay lực lượng phòng không Iran chưa đủ năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, do vậy họ chắc chắn sẽ hứng chịu thiệt hại nặng nề bởi đòn tập kích.
Ngoài hai quốc gia trên, không quân Israel cũng nhiều khả năng sẽ tham chiến nếu nhận được yêu cầu hỗ trợ, bởi từ lâu Tel Aviv và Tehran đã là địch thủ lớn của nhau.
Những kinh nghiệm của không quân Israel trong việc vượt qua lưới lửa phòng không của Iran hồi tháng 3-2018 khi tiêm kích tàng hình F-35I Adir lượn trên đầu các cơ sở hạt nhân Iran sẽ giúp ích rất nhiều cho liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Trước nguy cơ bị lĩnh "đòn hội đồng", Iran cũng đã có động thái "giương vây" khi tuyên bố toàn bộ căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đã nằm gọn trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo.
Hiện tại khi hai bên vẫn chưa chịu xuống thang thì nguy cơ nổ ra chiến tranh tổng lực tại khu vực Trung Đông là điều mà cả thế giới đang cảm thấy rất lo sợ.