Trong một loạt biện pháp trừng phạt mới, chính phủ Canada có kế hoạch gửi cho Ukraine chiếc máy bay vận tải khổng lồ An-124 Ruslan của Nga bị nước này tịch thu.Thủ tướng Ukraine - ông Denys Shmyhal thông báo rằng Canada đã đồng ý bàn giao một chiếc Antonov An-124 Ruslan từ công ty vận tải hàng hóa Volga-Dnepr của Nga đang bị giữ lại trên lãnh thổ quốc gia Bắc Mỹ này.Ông Shmyhal cho biết thỏa thuận chuyển giao chiếc Antonov An-124 bị tịch thu bởi Canada cho Ukraine được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Christie Freeland.Chính phủ Canada gần đây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, bao gồm việc tịch thu chiếc An-124 của Volga-Dnepr, hai công ty con của tập đoàn này là Volga-Dnepr Airlines và AirBridge Cargo Airlines cũng sẽ hứng chịu lệnh cấm vận.Ngoài máy bay Antonov An-124, Canada cũng đang lên kế hoạch chuyển giao các tài sản khác của Volga-Dnepr cho Ukraine như một phần của lệnh trừng phạt mới, bất chấp việc Nga cáo buộc đây là hành động "đánh cắp".Thủ tướng Shmyhal nói thêm: “Một gói trừng phạt mới đối với Nga từ Canada đặc biệt nhằm vào Volga-Dnepr. Chúng tôi đang chuẩn bị tiếp nhận máy bay An-124 và các tài sản khác của Nga bị phía Canada tịch thu”.Chiếc Antonov An-124 do Volga-Dnepr vận hành với số đăng ký RA-82078 đã bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Toronto Pearson kể từ ngày 27/2/2022. Máy bay đến từ sân bay quốc tế Ted Stevens Anchorage ở Alaska, Mỹ.Do Canada đóng cửa bầu trời với các máy bay Nga cho nên chiếc An-124 nói trên không thể rời đi, ngoài ra nó còn phải chịu khoản phí sân bãi hàng ngày lên tới 1.650 USD, dẫn đến khoảng 683.000 USD cho thời gian lưu trú kéo dài.Theo thống kê, 4 trong số 10 chiếc vận tải cơ Antonov An-124 Ruslan do công ty con của Tập đoàn Volga-Dnepr là Volga-Dnepr Airlines vận hành, chúng đã hạ cánh tại các sân bay nước ngoài.Ngoài chiếc phi cơ hiện đang mắc kẹt tại sân bay quốc tế Toronto Pearson, 3 máy bay vận tải khổng lồ Ruslan còn lại hiện cũng đang bị giữ tại sân bay Leipzig/Halle ở Đức.Nếu tất cả các máy bay này bị tịch thu thì sẽ giáng một đòn mạnh vào năng lực của ngành hàng không vận tải quân sự Nga, bởi An-124-100 đã không được sản xuất trong 19 năm, và giá thành của một chiếc máy bay này vượt quá 300 triệu USD.An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự, được các nhà thiết kế Liên Xô tạo ra để vận chuyển phương tiện bọc thép hạng nặng và các hệ thống tên lửa phòng không cũng như tên lửa chiến thuật.Sau khi Liên Xô tan rã, một phần của phi đội An-124 bằng cách nào đó đã được chuyển sang phục vụ hoạt động thương mại. Hiện tại chỉ có 16 chiếc Ruslan nằm trong thành phần tác chiến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đôi khi vẫn huy động những chiếc An-124 của công ty Volga-Dnepr để giải quyết một số nhiệm vụ đặc biệt.Một vấn đề nữa cần lưu ý, đó là mới đây Ukraine cho biết họ đã tận dụng động cơ còn lại của chiếc An-225 Mriya bị phá hủy tại sân bay Gostomel để lắp cho máy bay An-124 Ruslan đang nằm tại sân bay Leipzig (Đức).Đây được xem là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Đức cũng sẽ nối gót Canada và tuyên bố bàn giao 3 chiếc An-124 mà họ đang kiểm soát cho phía Ukraine.
Trong một loạt biện pháp trừng phạt mới, chính phủ Canada có kế hoạch gửi cho Ukraine chiếc máy bay vận tải khổng lồ An-124 Ruslan của Nga bị nước này tịch thu.
Thủ tướng Ukraine - ông Denys Shmyhal thông báo rằng Canada đã đồng ý bàn giao một chiếc Antonov An-124 Ruslan từ công ty vận tải hàng hóa Volga-Dnepr của Nga đang bị giữ lại trên lãnh thổ quốc gia Bắc Mỹ này.
Ông Shmyhal cho biết thỏa thuận chuyển giao chiếc Antonov An-124 bị tịch thu bởi Canada cho Ukraine được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Christie Freeland.
Chính phủ Canada gần đây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, bao gồm việc tịch thu chiếc An-124 của Volga-Dnepr, hai công ty con của tập đoàn này là Volga-Dnepr Airlines và AirBridge Cargo Airlines cũng sẽ hứng chịu lệnh cấm vận.
Ngoài máy bay Antonov An-124, Canada cũng đang lên kế hoạch chuyển giao các tài sản khác của Volga-Dnepr cho Ukraine như một phần của lệnh trừng phạt mới, bất chấp việc Nga cáo buộc đây là hành động "đánh cắp".
Thủ tướng Shmyhal nói thêm: “Một gói trừng phạt mới đối với Nga từ Canada đặc biệt nhằm vào Volga-Dnepr. Chúng tôi đang chuẩn bị tiếp nhận máy bay An-124 và các tài sản khác của Nga bị phía Canada tịch thu”.
Chiếc Antonov An-124 do Volga-Dnepr vận hành với số đăng ký RA-82078 đã bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Toronto Pearson kể từ ngày 27/2/2022. Máy bay đến từ sân bay quốc tế Ted Stevens Anchorage ở Alaska, Mỹ.
Do Canada đóng cửa bầu trời với các máy bay Nga cho nên chiếc An-124 nói trên không thể rời đi, ngoài ra nó còn phải chịu khoản phí sân bãi hàng ngày lên tới 1.650 USD, dẫn đến khoảng 683.000 USD cho thời gian lưu trú kéo dài.
Theo thống kê, 4 trong số 10 chiếc vận tải cơ Antonov An-124 Ruslan do công ty con của Tập đoàn Volga-Dnepr là Volga-Dnepr Airlines vận hành, chúng đã hạ cánh tại các sân bay nước ngoài.
Ngoài chiếc phi cơ hiện đang mắc kẹt tại sân bay quốc tế Toronto Pearson, 3 máy bay vận tải khổng lồ Ruslan còn lại hiện cũng đang bị giữ tại sân bay Leipzig/Halle ở Đức.
Nếu tất cả các máy bay này bị tịch thu thì sẽ giáng một đòn mạnh vào năng lực của ngành hàng không vận tải quân sự Nga, bởi An-124-100 đã không được sản xuất trong 19 năm, và giá thành của một chiếc máy bay này vượt quá 300 triệu USD.
An-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự, được các nhà thiết kế Liên Xô tạo ra để vận chuyển phương tiện bọc thép hạng nặng và các hệ thống tên lửa phòng không cũng như tên lửa chiến thuật.
Sau khi Liên Xô tan rã, một phần của phi đội An-124 bằng cách nào đó đã được chuyển sang phục vụ hoạt động thương mại. Hiện tại chỉ có 16 chiếc Ruslan nằm trong thành phần tác chiến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đôi khi vẫn huy động những chiếc An-124 của công ty Volga-Dnepr để giải quyết một số nhiệm vụ đặc biệt.
Một vấn đề nữa cần lưu ý, đó là mới đây Ukraine cho biết họ đã tận dụng động cơ còn lại của chiếc An-225 Mriya bị phá hủy tại sân bay Gostomel để lắp cho máy bay An-124 Ruslan đang nằm tại sân bay Leipzig (Đức).
Đây được xem là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Đức cũng sẽ nối gót Canada và tuyên bố bàn giao 3 chiếc An-124 mà họ đang kiểm soát cho phía Ukraine.