Truyền thông Nga vừa cho biết, các tổ hợp Pantsir-S của nước này đã "cứu Mỹ một bàn thua trông thấy" khi tham gia đánh chặn các rocket, đạn pháo tấn công vào căn cứ quân sự Balad của Mỹ ở Iraq.Căn cứ quân sự Balad là căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Iraq, thiệt hại của vụ việc đáng lẽ đã phải cao hơn nhiều nếu không có sự hỗ trợ của các tổ hợp phòng thủ Pantsir của quân đội Iraq.Theo trang The Guardian đăng tải, ít nhất đã có bốn quả rocket rơi xuống căn cứ Balad hôm thứ bảy vừa rồi. Công bố chính thức cho biết ít nhất có một người bị thương.Vụ tấn công được thực hiện chỉ một ngày sau khi hàng chục quả rocket dội xuống bên ngoài sân bay quốc tế Erbil, nằm trong khu vực do người Kurd kiểm soát khiến một người thiệt mạng tại chỗ.Hiện tại, vẫn chưa biết chính xác ai là người đứng sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa nhắm vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.Hậu quả của vụ tấn công hôm thứ bảy vừa rồi nhắm vào căn cứ Balad đáng lẽ ra sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa, nếu không có sự can thiệp của Nga, mà cụ thể là sự xuất hiện và khai hỏa đúng lục của các tổ hợp phòng thủ Pantsir-S.Theo truyền thông địa phương, nhiều quả rocket nhắm tới căn cứ quân sự Balad đã bị bắn hạ ngay trên không.Nhiều nguồn thạo tin cũng khẳng định, các tổ hợp Pantsir-S trong biên chế quân đội Iraq, được đặt gần khu vực căn cứ do Mỹ kiểm soát đã thực hiện các pha đánh chặn nhanh gọn, chính xác này.Các hệ thống phòng thủ Pantsir-S được trang bị hai khẩu pháo nòng đôi loại 2A38M cỡ 30mm được điều khiển tự động, hoàn toàn có khả năng đánh chặn đạn rocket của đối phương ở độ cao trung bình thấp.Ngoài ra, tổ hợp phòng không Pantsir còn được trang bị một loạt các loại tên lửa đánh chặn, không những đủ để đánh chặn rocket của đối phương mà thậm chí còn đánh chặn được cả tên lửa ở pha cuối.Trong quá khứ, Quân đội Iraq đã đặt hàng từ 42 cho tới tối đa 50 tổ hợp phòng thủ Pantsir của Nga, tuy nhiên hợp đồng này sau đó đã bị hủy bỏ do nguy cơ tham nhũng từ phía chính quyền Iraq.Tới năm 2014, hợp đồng mua Pantsir giữa Iraq và Nga được nối lại, lần này phía Iraq đã chốt đặt mua 24 tổ hợp Pantsir-S1.Với khả năng hoạt động mạnh mẽ của mình, nhất là trong tác chiến tầm thấp, các tổ hợp Pantsir của Nga hiện đang rất được ưa chuộng ở Trung Đông. Nhiều quốc gia trong khu vực này đều đang đặt hàng hoặc đang sở hữu Pantsir ví dụ như UAE, Syria hay thậm chí là Iraq.Ở khu vực Đông Nam Á, Myanmar cũng đã ký hợp đồng đặt hàng các tổ hợp Pantsir S1 từ Nga. Hợp đồng mới chỉ ký kết hôm 22/1 vừa rồi, ít ngày trước khi quốc gia này xảy ra chính biến.Truyền thông quốc tế cũng đã từng dậy sóng khi phát hiện ra hình ảnh của tổ hợp phòng không Pantsir ở Việt Nam, tuy nhiên thực tế đó chỉ là hình ảnh "chế", được lan truyền trên internet với mục đích... mua vui. Nguồn ảnh: TH. Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp Pantsir-S1 khi khai hỏa.
Truyền thông Nga vừa cho biết, các tổ hợp Pantsir-S của nước này đã "cứu Mỹ một bàn thua trông thấy" khi tham gia đánh chặn các rocket, đạn pháo tấn công vào căn cứ quân sự Balad của Mỹ ở Iraq.
Căn cứ quân sự Balad là căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Iraq, thiệt hại của vụ việc đáng lẽ đã phải cao hơn nhiều nếu không có sự hỗ trợ của các tổ hợp phòng thủ Pantsir của quân đội Iraq.
Theo trang The Guardian đăng tải, ít nhất đã có bốn quả rocket rơi xuống căn cứ Balad hôm thứ bảy vừa rồi. Công bố chính thức cho biết ít nhất có một người bị thương.
Vụ tấn công được thực hiện chỉ một ngày sau khi hàng chục quả rocket dội xuống bên ngoài sân bay quốc tế Erbil, nằm trong khu vực do người Kurd kiểm soát khiến một người thiệt mạng tại chỗ.
Hiện tại, vẫn chưa biết chính xác ai là người đứng sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa nhắm vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.
Hậu quả của vụ tấn công hôm thứ bảy vừa rồi nhắm vào căn cứ Balad đáng lẽ ra sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa, nếu không có sự can thiệp của Nga, mà cụ thể là sự xuất hiện và khai hỏa đúng lục của các tổ hợp phòng thủ Pantsir-S.
Theo truyền thông địa phương, nhiều quả rocket nhắm tới căn cứ quân sự Balad đã bị bắn hạ ngay trên không.
Nhiều nguồn thạo tin cũng khẳng định, các tổ hợp Pantsir-S trong biên chế quân đội Iraq, được đặt gần khu vực căn cứ do Mỹ kiểm soát đã thực hiện các pha đánh chặn nhanh gọn, chính xác này.
Các hệ thống phòng thủ Pantsir-S được trang bị hai khẩu pháo nòng đôi loại 2A38M cỡ 30mm được điều khiển tự động, hoàn toàn có khả năng đánh chặn đạn rocket của đối phương ở độ cao trung bình thấp.
Ngoài ra, tổ hợp phòng không Pantsir còn được trang bị một loạt các loại tên lửa đánh chặn, không những đủ để đánh chặn rocket của đối phương mà thậm chí còn đánh chặn được cả tên lửa ở pha cuối.
Trong quá khứ, Quân đội Iraq đã đặt hàng từ 42 cho tới tối đa 50 tổ hợp phòng thủ Pantsir của Nga, tuy nhiên hợp đồng này sau đó đã bị hủy bỏ do nguy cơ tham nhũng từ phía chính quyền Iraq.
Tới năm 2014, hợp đồng mua Pantsir giữa Iraq và Nga được nối lại, lần này phía Iraq đã chốt đặt mua 24 tổ hợp Pantsir-S1.
Với khả năng hoạt động mạnh mẽ của mình, nhất là trong tác chiến tầm thấp, các tổ hợp Pantsir của Nga hiện đang rất được ưa chuộng ở Trung Đông. Nhiều quốc gia trong khu vực này đều đang đặt hàng hoặc đang sở hữu Pantsir ví dụ như UAE, Syria hay thậm chí là Iraq.
Ở khu vực Đông Nam Á, Myanmar cũng đã ký hợp đồng đặt hàng các tổ hợp Pantsir S1 từ Nga. Hợp đồng mới chỉ ký kết hôm 22/1 vừa rồi, ít ngày trước khi quốc gia này xảy ra chính biến.
Truyền thông quốc tế cũng đã từng dậy sóng khi phát hiện ra hình ảnh của tổ hợp phòng không Pantsir ở Việt Nam, tuy nhiên thực tế đó chỉ là hình ảnh "chế", được lan truyền trên internet với mục đích... mua vui. Nguồn ảnh: TH.
Cận cảnh sức mạnh của tổ hợp Pantsir-S1 khi khai hỏa.