Được biết, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Mỹ hôm 18/2, sân bay quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 vị trí đỗ máy bay chuyên cơ, trong đó, có 2 vị trí đỗ máy bay cho 2 chiếc Air Force One của Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, có các vị trí đỗ cho các máy bay chở đoàn tuỳ tùng, ngoại giao, lực lượng bảo vệ, an ninh, phục vụ hậu cần... Nguồn ảnh: Zing.vn.Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay vận tải Boeing C-17 sẽ đáp xuống Nội Bài chuyên chở theo đồ dùng hậu cần, trực thăng và 2 siêu xe Cadillac One biệt danh The Beast 2.0 của Tổng thống Mỹ trong tuần này. Trước đó, ngày 15/2, một chiếc Boeing C-17 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, nhiều khả năng là đoàn tiền trạm của phía Mỹ. Nguồn ảnh: Zing.vn.Trước mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Trump, Không quân Mỹ sẽ sử dụng 2 máy bay vận tải quân sự hạng nặng Boeing C-17 để vận chuyển các trang thiết bị phục vụ đoàn. Quá trình chuẩn bị thường diễn ra khoảng 10 ngày trước chuyến thăm chính thức, với khoảng 50 lượt bay. Nguồn ảnh: Zing.vn.Ngoài siêu Cadillac One hay trực thăng của tổng thống, C-17 còn chở theo nhiều xe chuyên dụng dùng cho mật vụ, xe hỗ trợ khác đi cùng để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng. Số lượng xe các loại phục vụ cho chuyến công du được Cơ quan Mật vụ Mỹ sử dụng thường lên đến 30 chiếc, và C-17 là phương tiện bay phù hợp nhất để vận chuyển toàn bộ số phương tiện này. Nguồn ảnh: Vietnamnet.Được biết trong suốt thời gian phục vụ của mình, máy bay C-17 từng vài lần được Tổng thống Mỹ sử dụng và dĩ nhiên nó được đổi tên thành Air Force One - “Không lực Một” khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Zing.vn.Boeing C-17 Globemaster III là một trong những máy bay vận tải quân sự chủ lực của Không quân Mỹ. Được tập đoàn McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing chế tạo và bàn giao cho Không quân Mỹ vào đầu những năm 1990, C-17 nhanh chóng trở thành cầu hàng không chiến lược của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.Nhiệm vụ chính của C-17 là vận chuyển binh lính, hàng hóa, trang thiết bị quân sự phục vụ cho các chiến dịch và các căn cứ của Mỹ trên toàn cầu. Một chiếc C-17 có thể chở theo 77 tấn hàng hóa, 102 lính dù, tối đa 134 binh sĩ, hoặc kết hợp 36 bệnh nhân và 54 bệnh nhân cấp cứu. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.Ngoài ra C-17 có thể vận chuyển được hầu hết thiết bị chiến đấu di động của quân đội Mỹ như xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M2/M3 Bradley hoặc 4 máy bay trực thăng vận tải UH-60 Blackhawk, 2 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache. C17 chỉ cần 2 phi công và một người phụ trách bốc hàng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Giá của một chiếc C-17 tại Mỹ vào khoảng 218 triệu USD. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.C-17 có chiều dài 53 m, sải cánh 51 m, cao 16 m, trọng lượng rỗng 128 tấn, tải trọng hàng hóa 77,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 265 tấn. Nó cần đường băng dài tối thiểu 2.300 m để cất cánh. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.Để đưa cỗ máy khổng lồ này lên trời cần đến 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney PW2000, lực đẩy 180 kN/chiếc, tốc độ hành trình 829 km/h. Máy bay có phạm vi hoạt động 4.482 km với nhiên liệu nội bộ, nếu được tiếp nhiên liệu trên không, tầm bay có thể đạt tới 10.000 km. Nguồn ảnh: Wikipedia.Theo tập đoàn Boeing, Không quân Mỹ đang vận hành khoảng 223 chiếc C-17 tại 12 căn cứ trong và ngoài nước. C-17 cùng với C-130 và máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-5M Galaxy giúp Không quân Mỹ đảm bảo cầu hàng không chiến lược trong mọi tình huống trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia.Hình ảnh một chiếc C-17 cất cánh trên đường băng dã chiến, và mẫu máy bay này còn có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình và môi trường khác nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia.So với dòng máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-76 của Nga, Boeing C-17 được đánh giá cao hơn không chỉ về khả năng vận tải, mà cả về trang thiết bị hàng không tiên tiến. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Cận cảnh máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 của Không quân Mỹ. (nguồn Javier Rullan Ruano)
Được biết, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Mỹ hôm 18/2, sân bay quốc tế Nội Bài được yêu cầu chuẩn bị ít nhất 5 vị trí đỗ máy bay chuyên cơ, trong đó, có 2 vị trí đỗ máy bay cho 2 chiếc Air Force One của Tổng thống Mỹ. Ngoài ra, có các vị trí đỗ cho các máy bay chở đoàn tuỳ tùng, ngoại giao, lực lượng bảo vệ, an ninh, phục vụ hậu cần... Nguồn ảnh: Zing.vn.
Bên cạnh đó, nhiều chuyến bay vận tải Boeing C-17 sẽ đáp xuống Nội Bài chuyên chở theo đồ dùng hậu cần, trực thăng và 2 siêu xe Cadillac One biệt danh The Beast 2.0 của Tổng thống Mỹ trong tuần này. Trước đó, ngày 15/2, một chiếc Boeing C-17 đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, nhiều khả năng là đoàn tiền trạm của phía Mỹ. Nguồn ảnh: Zing.vn.
Trước mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Trump, Không quân Mỹ sẽ sử dụng 2 máy bay vận tải quân sự hạng nặng Boeing C-17 để vận chuyển các trang thiết bị phục vụ đoàn. Quá trình chuẩn bị thường diễn ra khoảng 10 ngày trước chuyến thăm chính thức, với khoảng 50 lượt bay. Nguồn ảnh: Zing.vn.
Ngoài siêu Cadillac One hay trực thăng của tổng thống, C-17 còn chở theo nhiều xe chuyên dụng dùng cho mật vụ, xe hỗ trợ khác đi cùng để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng. Số lượng xe các loại phục vụ cho chuyến công du được Cơ quan Mật vụ Mỹ sử dụng thường lên đến 30 chiếc, và C-17 là phương tiện bay phù hợp nhất để vận chuyển toàn bộ số phương tiện này. Nguồn ảnh: Vietnamnet.
Được biết trong suốt thời gian phục vụ của mình, máy bay C-17 từng vài lần được Tổng thống Mỹ sử dụng và dĩ nhiên nó được đổi tên thành Air Force One - “Không lực Một” khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Zing.vn.
Boeing C-17 Globemaster III là một trong những máy bay vận tải quân sự chủ lực của Không quân Mỹ. Được tập đoàn McDonnell Douglas, nay thuộc Boeing chế tạo và bàn giao cho Không quân Mỹ vào đầu những năm 1990, C-17 nhanh chóng trở thành cầu hàng không chiến lược của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhiệm vụ chính của C-17 là vận chuyển binh lính, hàng hóa, trang thiết bị quân sự phục vụ cho các chiến dịch và các căn cứ của Mỹ trên toàn cầu. Một chiếc C-17 có thể chở theo 77 tấn hàng hóa, 102 lính dù, tối đa 134 binh sĩ, hoặc kết hợp 36 bệnh nhân và 54 bệnh nhân cấp cứu. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
Ngoài ra C-17 có thể vận chuyển được hầu hết thiết bị chiến đấu di động của quân đội Mỹ như xe tăng M1 Abrams, xe bọc thép M2/M3 Bradley hoặc 4 máy bay trực thăng vận tải UH-60 Blackhawk, 2 máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache. C17 chỉ cần 2 phi công và một người phụ trách bốc hàng mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Giá của một chiếc C-17 tại Mỹ vào khoảng 218 triệu USD. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
C-17 có chiều dài 53 m, sải cánh 51 m, cao 16 m, trọng lượng rỗng 128 tấn, tải trọng hàng hóa 77,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 265 tấn. Nó cần đường băng dài tối thiểu 2.300 m để cất cánh. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ.
Để đưa cỗ máy khổng lồ này lên trời cần đến 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney PW2000, lực đẩy 180 kN/chiếc, tốc độ hành trình 829 km/h. Máy bay có phạm vi hoạt động 4.482 km với nhiên liệu nội bộ, nếu được tiếp nhiên liệu trên không, tầm bay có thể đạt tới 10.000 km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Theo tập đoàn Boeing, Không quân Mỹ đang vận hành khoảng 223 chiếc C-17 tại 12 căn cứ trong và ngoài nước. C-17 cùng với C-130 và máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-5M Galaxy giúp Không quân Mỹ đảm bảo cầu hàng không chiến lược trong mọi tình huống trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Hình ảnh một chiếc C-17 cất cánh trên đường băng dã chiến, và mẫu máy bay này còn có thể hoạt động trên nhiều loại địa hình và môi trường khác nhau. Nguồn ảnh: Wikipedia.
So với dòng máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-76 của Nga, Boeing C-17 được đánh giá cao hơn không chỉ về khả năng vận tải, mà cả về trang thiết bị hàng không tiên tiến. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh máy bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 của Không quân Mỹ. (nguồn Javier Rullan Ruano)