Theo đánh giá từ các nhà phân tích, việc có dự định đặt mua máy bay huấn luyện T-6 Texan II từ Mỹ chắc chắn là bước dọn đường để tiến tới sở hữu tiêm kích phản lực trong tương lai, bởi vì trước đó phi công cần làm quen nền tảng điều khiển mà không thể thực hiện trên các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: AirTeamImages.Máy bay T-6 Texan II được thiết kế với buồng lái kỹ thuật số có khả năng mô phỏng hoàn hảo thao tác điều khiển của các chiến đấu cơ thế hệ 4 đang phục vụ trong Không quân Mỹ. Do đó nhiều khả năng Việt Nam đang quan tâm tới việc mua một chiến đấu cơ mới từ Mỹ, mà trong trường hợp này khả năng lớn nhất sẽ là tiêm kích F-16.Trong thời gian qua, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn đang tích cực tìm kiếm một dòng tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 nhằm thay thế số MiG-21 đã nghỉ hưu cũng như chuẩn bị cho việc phi đội Su-22 cũng sắp đến thời hạn ngừng bay. Giải pháp khả thi nhất đối với Việt Nam là mua những chiếc tiêm kích F-16 đã qua sử dụng từ Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net. F-16 Fighting Falcon là loại máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm thành công nhất từ trước tới nay của Quân đội Mỹ. Điểm ăn tiền nhất của loại máy bay này đó là sự linh hoạt trong cách thức sử dụng và có giá thành vận hành cực kỳ rẻ. Nguồn ảnh: Wiki.Chính những đặc điểm này đã khiến F-16 trở thành máy bay tiêm kích đa nhiệm phổ biến nhất trên thế giới, xuất hiện trong biên chế của 24 quốc gia với hơn 4.500 chiếc đã được ra đời. Nguồn ảnh: The Local Norway.Về trang bị, F-16 có vũ khí chính là 1 khẩu pháo tự động 20mm loại 6 nòng với cơ số đạn dự trữ là 511 viên. Ngoài ra chiếc máy bay này còn có tổng cộng tới 11 giá treo vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.Các giá treo được bố trí với hai giá ở hai bên đầu cánh, 6 giá chia đều dưới hai cánh và 3 giá treo còn lại được thiết kế ở phần thân dưới máy bay (2 tới 3 giá tuỳ phiên bản). Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng các giá treo này mang theo được tối đa tới 7,7 tấn vũ khí, nhiên liệu phụ hoặc hệ thống tác chiến điện tử các loại. Nguồn ảnh: Airliners.net.Tuỳ từng nhiệm vụ mà cấu hình vũ khí cơ bản của F-16 sẽ có phần khác biệt. Ví dụ với các nhiệm vụ không đối không, F-16 sẽ có tới... 6 kiểu cấu hình vũ khí khác nhau với việc mang theo được 2 tên lửa AIM-7 Sparrow hoặc 6 tên lửa AIM-9, AIM-120, AIRIS-T hoặc Python-5. Nguồn ảnh: Pinterest.Với nhiệm vụ không đối đất hay cường kích, chủ yếu chiếc F-16 sẽ sử dụng khẩu pháo chính 20mm của mình kèm theo đó là cấu hình 6 tên lửa AGM-65 hoặc 4 tên lửa AGM-88 hoặc một tên lửa không đối đất AGM-158. Nguồn ảnh: Vandef.Ngoài ra, F-16 còn thực hiện tốt nhiệm vụ không đối hải với việc mang theo được từ 2 tên lửa đối hạm AGM-84 cho tới 4 tên lửa AGM-119 Penguin. Nguồn ảnh: USAF.Thậm chí, trên lý thuyết máy bay F-16 cũng có cả khả năng triển khai... vũ khí hạt nhân với việc nó mang theo được các loại bom B61 và B83. Nguồn ảnh: Fineart.Ở khu vực Đông Nam Á hiện tại đang có khá nhiều quốc gia sở hữu loại tiêm kích này bao gồm Singapore, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan. Nguồn ảnh: Fineart. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-16 của không quân Mỹ cất cánh.
Theo đánh giá từ các nhà phân tích, việc có dự định đặt mua máy bay huấn luyện T-6 Texan II từ Mỹ chắc chắn là bước dọn đường để tiến tới sở hữu tiêm kích phản lực trong tương lai, bởi vì trước đó phi công cần làm quen nền tảng điều khiển mà không thể thực hiện trên các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: AirTeamImages.
Máy bay T-6 Texan II được thiết kế với buồng lái kỹ thuật số có khả năng mô phỏng hoàn hảo thao tác điều khiển của các chiến đấu cơ thế hệ 4 đang phục vụ trong Không quân Mỹ. Do đó nhiều khả năng Việt Nam đang quan tâm tới việc mua một chiến đấu cơ mới từ Mỹ, mà trong trường hợp này khả năng lớn nhất sẽ là tiêm kích F-16.
Trong thời gian qua, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn đang tích cực tìm kiếm một dòng tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 nhằm thay thế số MiG-21 đã nghỉ hưu cũng như chuẩn bị cho việc phi đội Su-22 cũng sắp đến thời hạn ngừng bay. Giải pháp khả thi nhất đối với Việt Nam là mua những chiếc tiêm kích F-16 đã qua sử dụng từ Mỹ. Nguồn ảnh: Airliners.net.
F-16 Fighting Falcon là loại máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm thành công nhất từ trước tới nay của Quân đội Mỹ. Điểm ăn tiền nhất của loại máy bay này đó là sự linh hoạt trong cách thức sử dụng và có giá thành vận hành cực kỳ rẻ. Nguồn ảnh: Wiki.
Chính những đặc điểm này đã khiến F-16 trở thành máy bay tiêm kích đa nhiệm phổ biến nhất trên thế giới, xuất hiện trong biên chế của 24 quốc gia với hơn 4.500 chiếc đã được ra đời. Nguồn ảnh: The Local Norway.
Về trang bị, F-16 có vũ khí chính là 1 khẩu pháo tự động 20mm loại 6 nòng với cơ số đạn dự trữ là 511 viên. Ngoài ra chiếc máy bay này còn có tổng cộng tới 11 giá treo vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các giá treo được bố trí với hai giá ở hai bên đầu cánh, 6 giá chia đều dưới hai cánh và 3 giá treo còn lại được thiết kế ở phần thân dưới máy bay (2 tới 3 giá tuỳ phiên bản). Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng các giá treo này mang theo được tối đa tới 7,7 tấn vũ khí, nhiên liệu phụ hoặc hệ thống tác chiến điện tử các loại. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Tuỳ từng nhiệm vụ mà cấu hình vũ khí cơ bản của F-16 sẽ có phần khác biệt. Ví dụ với các nhiệm vụ không đối không, F-16 sẽ có tới... 6 kiểu cấu hình vũ khí khác nhau với việc mang theo được 2 tên lửa AIM-7 Sparrow hoặc 6 tên lửa AIM-9, AIM-120, AIRIS-T hoặc Python-5. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với nhiệm vụ không đối đất hay cường kích, chủ yếu chiếc F-16 sẽ sử dụng khẩu pháo chính 20mm của mình kèm theo đó là cấu hình 6 tên lửa AGM-65 hoặc 4 tên lửa AGM-88 hoặc một tên lửa không đối đất AGM-158. Nguồn ảnh: Vandef.
Ngoài ra, F-16 còn thực hiện tốt nhiệm vụ không đối hải với việc mang theo được từ 2 tên lửa đối hạm AGM-84 cho tới 4 tên lửa AGM-119 Penguin. Nguồn ảnh: USAF.
Thậm chí, trên lý thuyết máy bay F-16 cũng có cả khả năng triển khai... vũ khí hạt nhân với việc nó mang theo được các loại bom B61 và B83. Nguồn ảnh: Fineart.
Ở khu vực Đông Nam Á hiện tại đang có khá nhiều quốc gia sở hữu loại tiêm kích này bao gồm Singapore, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan. Nguồn ảnh: Fineart.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-16 của không quân Mỹ cất cánh.