Theo đó, trong mục: "Cùng giải quyết các vấn đề chung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác", Đô đốc Philip S. Davidson đã nhắc đến Việt Nam như một đối tác quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong ảnh là Đô đốc Philip S. Davidson. Nguồn ảnh: Reuters.“Việt Nam đã nổi lên như một đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy một nền tảng an toàn dựa trên các quy tắc về trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hợp tác quốc phòng giữa Bộ Chỉ huy Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (USINDOPACOM) và Việt Nam là một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương giữa 2 quốc gia.” Đô đốc Philip S. Davidson đánh giá. Nguồn ảnh: treehoze.Cũng trong bản báo cáo này, Đô đốc Philip S. Davidson chp biết, hợp tác quân sự giữa USINDOPACOM và Quân đội Việt Nam tập trung vào việc tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được tăng cường hơn nữa thông qua việc Việt Nam muốn mua thêm vũ khí Mỹ gồm: Các máy bay không người lái Scan Eagle, máy bay huấn luyện T-6 và tàu tuần duyên ttừ Mỹ. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Như vậy, với tiết lộ của Đô đốc Philip S. Davidson thì Việt Nam đã đặt mua từ Mỹ các máy bay không người lái Scan Eagle, máy bay huấn luyện T-6 và tàu tuần duyên mới. Trong đó tàu tuần duyên được nhắc đến rất có thể là một tàu tuần duyên Hamilton, tương tự như tàu CSB 8020 được trang bị cho Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuối năm 2017. Nguồn ảnh: Sputnik.Ở một trường hợp khác nếu Việt Nam muốn mua các loại máy bay huấn luyện T-6 do các tập đoàn Mỹ sản xuất thì giao dịch này thuộc loại Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), một trong hai chương trình chính để Washington chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Nguồn ảnh: jbsa.mil.Như vậy đây có thể xem như là bước đi cụ thể sau những thông tin ban đầu về việc Mỹ sẽ cung cấp máy bay huấn luyện, chuyển giao thêm tàu tuần duyên và bán máy bay không người lái Scan Eagle cho Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty của Mỹ cần phải được Bộ Ngoại giao nước này cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị. Nguồn ảnh: AirTeamImages.com.Máy bay huấn luyện sơ cấp T-6 Texan II cùng với T-38 Talon được coi là “giảng đường trên không” đối với các thế hệ phi công tương lai của Quân đội Mỹ. Trong đó T-6 chỉ sử dụng động cơ turbine cánh quạt nhằm phù hợp với chức năng giúp phi công làm quen bầu trời. Nguồn ảnh: DefPost.Hiện nay dây chuyền lắp ráp máy bay T-6 Texan II vẫn đang hoạt động, với hơn 800 chiếc được xuất xưởng với giá thành rất rẻ, chỉ hơn 4 triệu USD. Trong Không quân Mỹ, phi đội T-6 Texan II hiện có quân số lên tới hàng trăm chiếc, dòng máy bay này được đánh giá rất cao ở độ tin cậy và chi phí khai thác rẻ. Nguồn ảnh: Military.com.Ngoài phiên bản huấn luyện, T-6 Texan II còn có biến thể máy bay cường kích tấn công mặt đất được định danh là AT-6B Wolverine. Máy bay được trang bị 6 giá treo ngoài để mang pod súng máy, rocket hydra cỡ 70 mm và bom dẫn đường bằng laser, thậm chí cả tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder cho mục đích tự vệ. Nguồn ảnh: AirTeamImages.com.T-6 Texan II được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000 và hiện đang có mặt trong biên chế hơn 10 quốc gia khác. Máy bay được thiết kế và chế tạo bởi hãng Hawker Beechcraft và sau đó Textron Aviation đã giành quyền sản xuất. Nguồn ảnh: vimeo.com.Thông qua một số thông tin từ bản báo cáo của Đô đốc Philip S. Davidson, trong tương lai gần nếu như chính phủ Mỹ thông qua đề xuất của chúng ta, Việt Nam sẽ sớm sở hữu các máy bay huấn luyện T-6 Texan II hiện đại cùng một tàu duyên mới. Bộ đôi vũ khí này sẽ góp phần nâng lực huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Không quân và Cảnh sát Biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.Mời độc giả xem video: Cảnh sát biển Việt Nam chính thức tiếp nhận tàu tuần tra của Mỹ - CSB 8020 (nguồn QPVN)
Theo đó, trong mục: "Cùng giải quyết các vấn đề chung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: Tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác", Đô đốc Philip S. Davidson đã nhắc đến Việt Nam như một đối tác quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong ảnh là Đô đốc Philip S. Davidson. Nguồn ảnh: Reuters.
“Việt Nam đã nổi lên như một đối tác quan trọng trong việc thúc đẩy một nền tảng an toàn dựa trên các quy tắc về trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hợp tác quốc phòng giữa Bộ Chỉ huy Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (USINDOPACOM) và Việt Nam là một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương giữa 2 quốc gia.” Đô đốc Philip S. Davidson đánh giá. Nguồn ảnh: treehoze.
Cũng trong bản báo cáo này, Đô đốc Philip S. Davidson chp biết, hợp tác quân sự giữa USINDOPACOM và Quân đội Việt Nam tập trung vào việc tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được tăng cường hơn nữa thông qua việc Việt Nam muốn mua thêm vũ khí Mỹ gồm: Các máy bay không người lái Scan Eagle, máy bay huấn luyện T-6 và tàu tuần duyên ttừ Mỹ. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Như vậy, với tiết lộ của Đô đốc Philip S. Davidson thì Việt Nam đã đặt mua từ Mỹ các máy bay không người lái Scan Eagle, máy bay huấn luyện T-6 và tàu tuần duyên mới. Trong đó tàu tuần duyên được nhắc đến rất có thể là một tàu tuần duyên Hamilton, tương tự như tàu CSB 8020 được trang bị cho Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuối năm 2017. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ở một trường hợp khác nếu Việt Nam muốn mua các loại máy bay huấn luyện T-6 do các tập đoàn Mỹ sản xuất thì giao dịch này thuộc loại Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), một trong hai chương trình chính để Washington chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Nguồn ảnh: jbsa.mil.
Như vậy đây có thể xem như là bước đi cụ thể sau những thông tin ban đầu về việc Mỹ sẽ cung cấp máy bay huấn luyện, chuyển giao thêm tàu tuần duyên và bán máy bay không người lái Scan Eagle cho Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty của Mỹ cần phải được Bộ Ngoại giao nước này cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị. Nguồn ảnh: AirTeamImages.com.
Máy bay huấn luyện sơ cấp T-6 Texan II cùng với T-38 Talon được coi là “giảng đường trên không” đối với các thế hệ phi công tương lai của Quân đội Mỹ. Trong đó T-6 chỉ sử dụng động cơ turbine cánh quạt nhằm phù hợp với chức năng giúp phi công làm quen bầu trời. Nguồn ảnh: DefPost.
Hiện nay dây chuyền lắp ráp máy bay T-6 Texan II vẫn đang hoạt động, với hơn 800 chiếc được xuất xưởng với giá thành rất rẻ, chỉ hơn 4 triệu USD. Trong Không quân Mỹ, phi đội T-6 Texan II hiện có quân số lên tới hàng trăm chiếc, dòng máy bay này được đánh giá rất cao ở độ tin cậy và chi phí khai thác rẻ. Nguồn ảnh: Military.com.
Ngoài phiên bản huấn luyện, T-6 Texan II còn có biến thể máy bay cường kích tấn công mặt đất được định danh là AT-6B Wolverine. Máy bay được trang bị 6 giá treo ngoài để mang pod súng máy, rocket hydra cỡ 70 mm và bom dẫn đường bằng laser, thậm chí cả tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder cho mục đích tự vệ. Nguồn ảnh: AirTeamImages.com.
T-6 Texan II được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000 và hiện đang có mặt trong biên chế hơn 10 quốc gia khác. Máy bay được thiết kế và chế tạo bởi hãng Hawker Beechcraft và sau đó Textron Aviation đã giành quyền sản xuất. Nguồn ảnh: vimeo.com.
Thông qua một số thông tin từ bản báo cáo của Đô đốc Philip S. Davidson, trong tương lai gần nếu như chính phủ Mỹ thông qua đề xuất của chúng ta, Việt Nam sẽ sớm sở hữu các máy bay huấn luyện T-6 Texan II hiện đại cùng một tàu duyên mới. Bộ đôi vũ khí này sẽ góp phần nâng lực huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của Không quân và Cảnh sát Biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Cảnh sát Biển Việt Nam.
Mời độc giả xem video: Cảnh sát biển Việt Nam chính thức tiếp nhận tàu tuần tra của Mỹ - CSB 8020 (nguồn QPVN)