Được sử dụng vào các nhiệm vụ vận tải hạng nặng, máy bay vận tải C-17 Globemaster của Mỹ có khả năng mang theo tối đa một xe tăng chủ lực M1 Abrams hoặc 3 xe thiết giáp Stryker. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Tính tới năm 2016, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 279 chiếc vận tải cơ loại này. Ngoài Mỹ, C-17 còn phục vụ trong lực lượng Không quân các quốc gia khác như Ấn Độ, Anh và Úc. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Mỗi một chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster có tổng chi phí sản xuất vào khoảng 218 triệu USD (theo thời giá năm 2007). Quá trình sản xuất Globemaster đã được cho dừng lại từ năm 2015 và 279 có lẽ là con số C-17 Globemaster cuối cùng hoạt động trên khắp thế giới trước khi một phiên bản mới hơn, hiện đại hơn được ra đời. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Khoang chứa hàng rộng khổng lồ của C-17 Globemaster có khả năng chở theo tối đa 102 lính dù cùng đầy đủ trang thiết bị. Ngoài nhiệm vụ vận tải, Globemaster cũng được sử dụng vào nhiệm vụ đổ bộ lính dù đường không với khả năng mang theo một đại đội cho mỗi chuyến. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.C-17 Globemaster có phi hành đoàn 3 người. Trong ảnh là vị trí ngồi của người xếp hàng (loadmaster). Nhiệm vụ của sĩ quan xếp hàng là đảm bảo số lượng hàng hóa bên trong máy bay được sắp xếp cân đối, giúp máy bay cân bằng tốt và đạt hiệu suất bay tối đa. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Vị trí ngồi của phi công lái chính và lái phụ. Trải qua nhiều lần nâng cấp, hệ thống lái của Globemaster đã hiện đại hơn rất nhiều so với phiên bản đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1991. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Cận cảnh hệ thống hỗ trợ phi công bay. Tùy theo điều kiện tự nhiên bên ngoài mà phi công có thể tinh chỉnh hệ thống này để giúp hiển thị những thông số rõ nhất lên màn hình, hỗ trợ phi công bay trong mọi điều kiện thời tiết, mọi điều kiện ánh sáng một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Bảng điều khiển nóc của C-17 Globemaster. Bốn nút đỏ được khoanh ô vuông chính là cần khẩn cấp tương ứng với bốn động cơ của chiếc Globemaster. Trong trường hợp một động cơ bị hỏng hóc, phi công chỉ cần ấn nút này để chữa cháy và sau đó tắt hoàn toàn động cơ đó đi, với ba hay thậm chí chỉ cần hai động cơ, chiếc C-17 Globemaster vẫn có thể hạ cánh tốt. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.Cần điều khiển tốc độ trên chiếc Globemaster với bốn cần tương ứng với bốn động cơ của chiếc máy bay này và hai cần nhỏ để điều khiển cánh tà. Giống với mọi chiếc máy bay khác, Globemaster có cách thức điều khiển tương tự như những máy bay chở khách cỡ lớn và cũng được trang bị hệ thống điều khiển tự động khá tối tân. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Được sử dụng vào các nhiệm vụ vận tải hạng nặng, máy bay vận tải C-17 Globemaster của Mỹ có khả năng mang theo tối đa một xe tăng chủ lực M1 Abrams hoặc 3 xe thiết giáp Stryker. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Tính tới năm 2016, Mỹ đã sản xuất tổng cộng 279 chiếc vận tải cơ loại này. Ngoài Mỹ, C-17 còn phục vụ trong lực lượng Không quân các quốc gia khác như Ấn Độ, Anh và Úc. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Mỗi một chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster có tổng chi phí sản xuất vào khoảng 218 triệu USD (theo thời giá năm 2007). Quá trình sản xuất Globemaster đã được cho dừng lại từ năm 2015 và 279 có lẽ là con số C-17 Globemaster cuối cùng hoạt động trên khắp thế giới trước khi một phiên bản mới hơn, hiện đại hơn được ra đời. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Khoang chứa hàng rộng khổng lồ của C-17 Globemaster có khả năng chở theo tối đa 102 lính dù cùng đầy đủ trang thiết bị. Ngoài nhiệm vụ vận tải, Globemaster cũng được sử dụng vào nhiệm vụ đổ bộ lính dù đường không với khả năng mang theo một đại đội cho mỗi chuyến. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
C-17 Globemaster có phi hành đoàn 3 người. Trong ảnh là vị trí ngồi của người xếp hàng (loadmaster). Nhiệm vụ của sĩ quan xếp hàng là đảm bảo số lượng hàng hóa bên trong máy bay được sắp xếp cân đối, giúp máy bay cân bằng tốt và đạt hiệu suất bay tối đa. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Vị trí ngồi của phi công lái chính và lái phụ. Trải qua nhiều lần nâng cấp, hệ thống lái của Globemaster đã hiện đại hơn rất nhiều so với phiên bản đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1991. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Cận cảnh hệ thống hỗ trợ phi công bay. Tùy theo điều kiện tự nhiên bên ngoài mà phi công có thể tinh chỉnh hệ thống này để giúp hiển thị những thông số rõ nhất lên màn hình, hỗ trợ phi công bay trong mọi điều kiện thời tiết, mọi điều kiện ánh sáng một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Bảng điều khiển nóc của C-17 Globemaster. Bốn nút đỏ được khoanh ô vuông chính là cần khẩn cấp tương ứng với bốn động cơ của chiếc Globemaster. Trong trường hợp một động cơ bị hỏng hóc, phi công chỉ cần ấn nút này để chữa cháy và sau đó tắt hoàn toàn động cơ đó đi, với ba hay thậm chí chỉ cần hai động cơ, chiếc C-17 Globemaster vẫn có thể hạ cánh tốt. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.
Cần điều khiển tốc độ trên chiếc Globemaster với bốn cần tương ứng với bốn động cơ của chiếc máy bay này và hai cần nhỏ để điều khiển cánh tà. Giống với mọi chiếc máy bay khác, Globemaster có cách thức điều khiển tương tự như những máy bay chở khách cỡ lớn và cũng được trang bị hệ thống điều khiển tự động khá tối tân. Nguồn ảnh: Cankaoxiaoxi.