BM-21 Grad là hệ thống pháo phản lực phóng loạt huyền thoại do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Kể từ đó, cũng như nhiều loại vũ khí khác của Liên Xô, Grad "tung hoành" khắp chiến trường từ Âu sang Á, Phi... Đến nay, thế giới vẫn có hàng chục quốc gia sử dụng BM-21 Grad. Nguồn ảnh: WikipediaChính sự phổ biến của Grad đã khiến loại vũ khí này khi được nâng cấp để thích nghi với chiến trường hiện đại vô tình tạo ra “đại gia đình Grad muôn màu muôn vẻ”. Không chỉ gói gọn theo “khuôn mẫu của Nga” mà vượt ra ngoài tạo thành nhiều loại phản phản lực với tên gọi khác nhau, tính năng tốt hơn, nhưng tựu chung lại “cái nền vẫn của Grad”. Nguồn ảnh: VOAĐiển hình như hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado do NPO Splav phát triển từ những năm 2000. Thoạt nhiên, nó mang một tên gọi khác, dẫu vậy, các phiên bản của dòng pháo này được phát triển trên cơ sở cải tiến một loạt các model cũ trong đó có BM-21 Grad. Ảnh: Bệ phóng tự hành Tornado-G giống hệt pháo Grad. Nguồn ảnh: WikipediaTornado-G được thiết kế với moduel bệ phóng 40 nòng 122mm kiểu Grad đặt trên khung gầm mới Kamzaz hay Ural-4320. Nó được nâng cấp trang bị thêm các hệ thống điều khiển hỏa lực phức tạp, định vị vệ tinh và ngắm tự động, tầm bắn tăng 40km. Nguồn ảnh: WkipediaViệt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng phổ biến BM-21 Grad, và vài năm gần đây chúng ta bắt đầu nâng cấp loại pháo này theo cách riêng của mình. Trong ảnh là phiên bản BM-21M-1 được Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) cải tiến từ BM-21 Grad.So với BM-21 Grad trước đây, BM-21M-1 có khả năng tính toán, hiệu chỉnh và điều khiển tự động lấy các phần tử bắn nhanh, chính xác; tích hợp hệ thống thông tin, truyền dữ liệu bảo đảm tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ngày và đêm.Nhiều quốc gia chọn giải pháp tăng tầm bắn, cải thiện tính tự động hóa, trong khi đó một số nước khác lại không nghĩ như vậy, họ lựa chọn giải pháp tăng thêm số nòng. Điển hình là phiên bản cải tiến BM-21 Grad 48 nòng do "Cộng hòa Pridnestrovia Moldova" - vùng lãnh thổ phân ly nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraine. Nguồn ảnh: BMPDCó thể thấy bệ phóng Grad được cải tiến rất nhiều, chia làm 4 cụm, mỗi cụm 12 nòng 122mm, tầm bắn 20km. Nguồn ảnh: BMPDTrong ảnh là phiên bản pháo phản lực phóng loạt BM-21U Bastion-1 do Ukraine phát triển với tầm bắn tăng lên 40km, trang bị thêm hệ thống định vị vệ tinh, thay đổi khung gầm xe sang loại KrAZ-6322. Nguồn ảnh: WikipediaViệc thay đổi khung gầm hiện đại, bảo vệ tốt hơn là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn khi hiện đại hóa Grad. Trong ảnh là phiên bản RS-122 do Gruzia phát triển trên cơ sở Grad, trang bị khung gầm bọc thép KrAZ-63221 với cabin chống đạn 7,62mm hoặc kháng cự vụ nổ mìn 6kg TNT. Bệ phóng 40 nòng 122mm được giữ nguyên, tầm bắn có thể tăng tới 45km. Nguồn ảnh: WikipediaKhông chỉ thay khung gầm cơ sở, một vài quốc gia còn nâng cấp sâu bệ pháo chiến đấu, đặc biệt là tăng tốc độ nạp đạn - nạp 40 viên sau mỗi loạt bắn là thách thức không nhỏ. Trong ảnh là phiên bản pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển. Điểm dễ nhận thấy trên mẫu này là ngoài phần bệ phóng 40 nòng, ở khoảng giữa cabin và bệ công tác chứa “kho đạn” 40 quả pháo 122mm để nạp ngay sau khi kết thúc loạt bắn đầu. Nguồn ảnh: WikipediaThiết kế “độc đáo” này giúp giảm thời gian nạp đạn lần bắn thứ 2 xuống chỉ còn 2 phút (BM-21 Grad nạp bắn loạt 2 lý thuyết cần tới 7 phút và bằng sức người là chính). Nguồn ảnh: Wikipedia RM-70Phiên bản hiện đại hóa WR-40 của Ba Lan lựa chọn giải pháp thay khung gầm trông "hầm hố, rộng rãi" hơn, tầm bắn tăng lên 42km. Nguồn ảnh: RedditTrong khi nhiều quốc gia chọn giải pháp tăng số lượng nòng pháo, thì có vài nước lựa chọn việc giảm số nòng, nhưng cải thiện tính đa dạng lựa chọn các loại đạn. Trong ảnh là pháo phản lực LAROM của Romania hiện đại hóa sâu trên cơ sở Grad, với bệ phóng kiểu module giảm xuống chỉ còn 26 nòng. Tuy nhiên, kết cấu module cho phép loại pháo này không chỉ bắn đạn Grad tiêu chuẩn 122mm mà còn bắn được đạn cỡ 160mm LAR-160 với tầm bắn tăng lên 45km. Nguồn ảnh: WikipediaSerbia cũng chọn giải pháp tương tự Romania với LRSVM Morava hiện đại hóa trên cơ sở Grad với bệ phóng kiểu module 3 kiểu: 25 nòng 107mm (tầm bắn 11km); 12 nòng 122mm (tầm bắn 35-40km); 16 nòng 128mm (tầm bắn từ 8-22km) hoặc 12 nòng 128mm nhưng tầm bắn 50km. Nguồn ảnh: WikipediaDĩ nhiên không thể không nhắc tới Trung Quốc - quốc gia "số 1" sao chép BM-21 Grad. Quốc gia này thậm chí tạo ra "gia đình nhỏ 10 phiên bản khác nhau". Trong ảnh, phiên bản mới nhất của "Grad Trung Quốc" - PR50 SPMRL với số lượng nòng pháo tăng lên tới 50 nòng, tầm bắn từ 20-40km. Nguồn ảnh:WikipediaMời độc giả xem video: Pháp phản lực BM-21 Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu từ ngay loạt đạn đầu. (nguồn QPVN)
BM-21 Grad là hệ thống pháo phản lực phóng loạt huyền thoại do Liên Xô sản xuất và đưa vào trang bị từ năm 1963. Kể từ đó, cũng như nhiều loại vũ khí khác của Liên Xô, Grad "tung hoành" khắp chiến trường từ Âu sang Á, Phi... Đến nay, thế giới vẫn có hàng chục quốc gia sử dụng BM-21 Grad. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chính sự phổ biến của Grad đã khiến loại vũ khí này khi được nâng cấp để thích nghi với chiến trường hiện đại vô tình tạo ra “đại gia đình Grad muôn màu muôn vẻ”. Không chỉ gói gọn theo “khuôn mẫu của Nga” mà vượt ra ngoài tạo thành nhiều loại phản phản lực với tên gọi khác nhau, tính năng tốt hơn, nhưng tựu chung lại “cái nền vẫn của Grad”. Nguồn ảnh: VOA
Điển hình như hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado do NPO Splav phát triển từ những năm 2000. Thoạt nhiên, nó mang một tên gọi khác, dẫu vậy, các phiên bản của dòng pháo này được phát triển trên cơ sở cải tiến một loạt các model cũ trong đó có BM-21 Grad. Ảnh: Bệ phóng tự hành Tornado-G giống hệt pháo Grad. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tornado-G được thiết kế với moduel bệ phóng 40 nòng 122mm kiểu Grad đặt trên khung gầm mới Kamzaz hay Ural-4320. Nó được nâng cấp trang bị thêm các hệ thống điều khiển hỏa lực phức tạp, định vị vệ tinh và ngắm tự động, tầm bắn tăng 40km. Nguồn ảnh: Wkipedia
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia sử dụng phổ biến BM-21 Grad, và vài năm gần đây chúng ta bắt đầu nâng cấp loại pháo này theo cách riêng của mình. Trong ảnh là phiên bản BM-21M-1 được Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) cải tiến từ BM-21 Grad.
So với BM-21 Grad trước đây, BM-21M-1 có khả năng tính toán, hiệu chỉnh và điều khiển tự động lấy các phần tử bắn nhanh, chính xác; tích hợp hệ thống thông tin, truyền dữ liệu bảo đảm tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ngày và đêm.
Nhiều quốc gia chọn giải pháp tăng tầm bắn, cải thiện tính tự động hóa, trong khi đó một số nước khác lại không nghĩ như vậy, họ lựa chọn giải pháp tăng thêm số nòng. Điển hình là phiên bản cải tiến BM-21 Grad 48 nòng do "Cộng hòa Pridnestrovia Moldova" - vùng lãnh thổ phân ly nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraine. Nguồn ảnh: BMPD
Có thể thấy bệ phóng Grad được cải tiến rất nhiều, chia làm 4 cụm, mỗi cụm 12 nòng 122mm, tầm bắn 20km. Nguồn ảnh: BMPD
Trong ảnh là phiên bản pháo phản lực phóng loạt BM-21U Bastion-1 do Ukraine phát triển với tầm bắn tăng lên 40km, trang bị thêm hệ thống định vị vệ tinh, thay đổi khung gầm xe sang loại KrAZ-6322. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc thay đổi khung gầm hiện đại, bảo vệ tốt hơn là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn khi hiện đại hóa Grad. Trong ảnh là phiên bản RS-122 do Gruzia phát triển trên cơ sở Grad, trang bị khung gầm bọc thép KrAZ-63221 với cabin chống đạn 7,62mm hoặc kháng cự vụ nổ mìn 6kg TNT. Bệ phóng 40 nòng 122mm được giữ nguyên, tầm bắn có thể tăng tới 45km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không chỉ thay khung gầm cơ sở, một vài quốc gia còn nâng cấp sâu bệ pháo chiến đấu, đặc biệt là tăng tốc độ nạp đạn - nạp 40 viên sau mỗi loạt bắn là thách thức không nhỏ. Trong ảnh là phiên bản pháo phản lực phóng loạt RM-70 do Cộng hòa Czech phát triển. Điểm dễ nhận thấy trên mẫu này là ngoài phần bệ phóng 40 nòng, ở khoảng giữa cabin và bệ công tác chứa “kho đạn” 40 quả pháo 122mm để nạp ngay sau khi kết thúc loạt bắn đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thiết kế “độc đáo” này giúp giảm thời gian nạp đạn lần bắn thứ 2 xuống chỉ còn 2 phút (BM-21 Grad nạp bắn loạt 2 lý thuyết cần tới 7 phút và bằng sức người là chính). Nguồn ảnh: Wikipedia RM-70
Phiên bản hiện đại hóa WR-40 của Ba Lan lựa chọn giải pháp thay khung gầm trông "hầm hố, rộng rãi" hơn, tầm bắn tăng lên 42km. Nguồn ảnh: Reddit
Trong khi nhiều quốc gia chọn giải pháp tăng số lượng nòng pháo, thì có vài nước lựa chọn việc giảm số nòng, nhưng cải thiện tính đa dạng lựa chọn các loại đạn. Trong ảnh là pháo phản lực LAROM của Romania hiện đại hóa sâu trên cơ sở Grad, với bệ phóng kiểu module giảm xuống chỉ còn 26 nòng. Tuy nhiên, kết cấu module cho phép loại pháo này không chỉ bắn đạn Grad tiêu chuẩn 122mm mà còn bắn được đạn cỡ 160mm LAR-160 với tầm bắn tăng lên 45km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Serbia cũng chọn giải pháp tương tự Romania với LRSVM Morava hiện đại hóa trên cơ sở Grad với bệ phóng kiểu module 3 kiểu: 25 nòng 107mm (tầm bắn 11km); 12 nòng 122mm (tầm bắn 35-40km); 16 nòng 128mm (tầm bắn từ 8-22km) hoặc 12 nòng 128mm nhưng tầm bắn 50km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dĩ nhiên không thể không nhắc tới Trung Quốc - quốc gia "số 1" sao chép BM-21 Grad. Quốc gia này thậm chí tạo ra "gia đình nhỏ 10 phiên bản khác nhau". Trong ảnh, phiên bản mới nhất của "Grad Trung Quốc" - PR50 SPMRL với số lượng nòng pháo tăng lên tới 50 nòng, tầm bắn từ 20-40km. Nguồn ảnh:Wikipedia
Mời độc giả xem video: Pháp phản lực BM-21 Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu từ ngay loạt đạn đầu. (nguồn QPVN)