Cái kết kinh hoàng khi tàu sân bay đối đầu thiết giáp hạm

Google News

(Kiến Thức) - Trong lịch sử phát triển hải quân thế giới, có lẽ tàu HMS Glorious của Hải quân Hoàng gia Anh là nhân chứng duy nhất cũng như cuối cùng thấy được kết quả của cuộc đối đầu giữa tàu sân bay và thiết giáp hạm.

Một sự thật khá dễ hiểu với chúng ta ngày nay đó là đừng mang tàu sân bay ra đối đầu với thiết giáp hạm hay bất cứ loại tàu chiến này khác vì kết quả sẽ cực kỳ bi thảm cho một con tàu vừa to vừa nặng vừa lề mề như tàu sân bay.
Tuy nhiên trong quá khứ, các thuyền trưởng tàu sân bay đã phải đánh đổi rất nhiều máu để có thể ngộ ra chân lý đơn giản đó.
Ngày 8/6/1940, tàu sân bay Anh chiếc HMS Glorious đã là nhân chứng sống đầu tiên chứng minh rằng tàu sân bay không nên đối đầu với thiết giáp hạm, thực tế là tránh càng xa các tàu chiến của đối phương càng tốt. Trong buổi sáng ngày hôm đó, tàu sân bay Glorious đã đối đầu với cùng lúc hai thiết giáp hạm của Đức ngoài khơi vùng biển Na Uy và kết cục là một thảm hoạ đã xảy ra, hơn 1500 thuỷ thủ Anh đã thiệt mạng khi tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia bị hoả lực kinh hoàng trên hai thiết giáp hạm Đức vùi dập.
Cai ket kinh hoang khi tau san bay doi dau thiet giap ham
 Tàu sân bay HMS Glorious của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Gnau.
Tất nhiên là tàu sân bay cũng không thể chạy trốn được do nó có tốc độ quá chậm và hoả lực không quân – thứ duy nhất nó có lại khó có thể làm gì được hai thiết giáp hạm hiện đại của Đức có hoả lực phòng không cực kỳ kinh hoàng.
Số phận của tàu sân bay HMS Glorious bắt đầu từ năm 1916 khi nó được đóng để trở thành một tàu tuần dương hạm, tuy nhiên khác với những tàu khác cùng lớp của mình, nó đã được chọn để cải biên thành tàu sân bay vào năm 1930. Cách thức cải biên của HMS Glorious cũng giống cách thức mà người Mỹ đã làm với hai tàu USS Lexington và USS Saratoga.
Vận đen của HMS Glorious bắt đầu vào ngày 1/4/1930 khi nó đang thực hiện hải trình của mình trong sương mù với tầm nhìn rất kém thì bất thình lình đã đâm vào tàu biển chở khách mang tên Florida của Pháp. Vụ va chạm khiến một thuỷ thủ trên tàu Glorious thiệt mạng trong khi ở tàu Florida, có tới 24 thuỷ thủ và hành khách phải bỏ mạng.
Cai ket kinh hoang khi tau san bay doi dau thiet giap ham-Hinh-2
 Thiết giáp hạm Scharnhorst của Hải quân Đức quốc xã. Ảnh: Wiki.
Tới Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hải quân Hoàng gia Anh đã phân công cho tàu HMS Glorious hoạt động ở vùng biển Na Uy. Sau khi Na Uy bị quân Đức xâm lược, nhiệm vụ của tàu Glorious là thực hiện hải trình dọc bờ biển Na Uy, phát tín hiệu để một vài phi công cùng máy bay Anh đóng trong Na Uy có thể bay ra tàu Glorious di tản.
Số phận của tàu Glorious chính thức an bài vào ngày 8/6/1940. Vào lúc 15:45, khói bốc ra từ tàu sân bay Anh đã bị hai thiết giáp hạm Đức mang tên Scharnhorst và Gneisenau phát hiện ở khoảng cách khoảng 50km. Cả hai tàu thiết giáp hạm của Ddwucs đều là những tàu cực kỳ hiện đại, được xây dựng trong thời gian những năm 30. Thực tế, có thể xếp hai tàu này của Đức là con lai giữa các thiết giáp hạm và tuần dương hạm. Tuy nhiên, dù coi các tàu Đức thuộc lớp gì đi chăng nữa, tàu sân bay của Anh rõ ràng cũng không nên để bị phát hiện.
Đáng buồn thay, tàu sân bay Anh khi đó lại không có máy bay tuần thám trên không và thực tế là họ không biết mình đã bị phát hiện bởi các tàu hiện đại của Hải quân Đức không hề phát ra… khói. Tàu sân bay Anh đã hoàn toàn bị động, bất ngờ tới tận giây phút các tàu Đức bắt đầu khai hoả, phía Anh mới biệt là họ đã bị lộ diện.
Hai khu trục hạm lúc đó đang đi theo tàu Glorious là khu trục hạm Acasta và khu trục hạm Ardent thực tế lại chỉ được sử dụng làm khu trục hạm chống ngầm, trang bị pháo nhỏ và không thể bắn tới tầm bắn của các tàu chiến Đức.
Loạt đạn đầu tiên đã khiến một vài nồi hơi của tàu sân bay HMS Glorious hỏng hoàn toàn, giờ đây tàu sân bay Anh không còn một chút cơ hội nào để chạy thoát khỏi nanh vuốt của hai thiết giáp hạm Đức.
Cai ket kinh hoang khi tau san bay doi dau thiet giap ham-Hinh-3
 Thiết giáp hạm Gneisenau của Hải quân Đức. Ảnh: History.
Những khẩu pháo cỡ nòng 280mm trên các thiết giáp hạm Đức liên tục nhả đạn về phía tàu sân bay Anh trong khi các khu trục hạm của Anh nỗ lực xả khói nhằm che mắt tàu Đức và tàu Glorious thì cố cho máy bay cất cánh. Tuy nhiên mọi nỗ lực của người Anh gần như là vô vọng.
Trong những loạt đạn đầu tiên, thuyền trưởng của tàu HMS Glorious đã thiệt mạng ngay lập tức. Nhận thấy lợi thế của đối phương quá lớn, thuyền trưởng Baker trên khu trục hạm Ardent đã nhận làm tàu chỉ huy, ra lệnh cho tàu Glorious và tàu Acasta quay về hướng Nam bỏ chạy trong khi khu trục hạm Ardent xông thẳng vào hai thiết giáp hạm của đối phương với hy vọng cầm chân được hai con quái vật của Hải quân Đức.
Tận dụng lợi thế cơ động nhanh của mình, khu trục hạm Ardent đã di chuyển lắt léo khiến khu trục hạm Đức không thể bắn trúng. Ngoài ra, khu trục hạm của Anh còn sử dụng ngư lôi để tấn công lại tàu chiến Đức khiến chiếc Scharnhorst bị hư hại.
Tuy nhiên Glorious quá chậm và vẫn bị các tàu chiến Đức đuổi kịp. Hai thiết giáp hạm của Đức thậm chí còn không cho tàu sân bay Anh có cơ hội đầu hàng. Vào chiều tối cùng ngày, tàu sân bay Anh chính thức bị chìm xuống làn nước lạnh giá mang theo 1519 thuỷ thủ đoàn trước sự bất lực của hai khu trục hạm đồng minh.
Đây cũng chính là cột mốc thay đổi học thuyết chiến tranh hải quân mãi mãi, các tàu sân bay sau này không bao giờ di chuyển đơn độc với sự bảo vệ kém cỏi như vậy mà luôn có một đội hình gồm nhiều tàu chiến các loại bao bọc vòng trong vòng ngoài. Thậm chí ngày nay, khi mà các tàu chiến hiện đại có thể tấn công lẫn nhau mà không thực sự cần thiết phải nhìn thấy nhau, việc bảo vệ tàu sân bay bằng một số lượng cực lớn tàu chiến các loại vẫn được duy trì.

Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay lớn nhất của Anh chiếc HMS Queen Elizabeth nhận tiếp tế trên biển.

Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)