Hãng thông tấn Nga Sputnik dẫn tuyên bố từ nhà sản xuất Hensoldt của Đức cho biết, tổ hợp trinh sát điện tử thụ động do họ chế tạo đã phát hiện thành công tiêm kích tàng hình F-35 tối tân của MỹChiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 này đã bị phát hiện và theo dõi bởi hệ thống radar thụ động TwInvis thông qua các cảm biến và bộ xử lý tinh vi mà nó được tích hợp.Hệ thống TwInvgis được cho là đã phá vỡ các tính năng mà công nghệ tàng hình của F-35 vẫn tìm cách che giấu bằng cách quan sát tín hiệu điện từ mà máy bay phát ra.Sau khi thông tin trên xuất hiện, báo chí quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc và tìm cách lý giải tại sao chiếc tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ lại có thể bị phát hiện một cách dễ dàng như vậy.Thực ra từ trước đến nay biện pháp phát hiện chiến đấu cơ tàng hình phổ biến nhất vẫn là sử dụng trạm trinh sát điện tử thụ động nhằm thu thập tín hiệu sóng điện từ.Chiến đấu cơ tàng hình dù cho "biến mất" trên màn hình radar trinh sát, nhưng nó vẫn không thể ngụy trang hoàn toàn các tín hiệu điện từ đặc trưng.Đó có thể là kênh thông tin liên lạc, radar đo độ cao hay những thiết bị điều hướng, dẫn đường khác... những tín hiệu này có thể bị trạm trinh sát điện tử thụ động thu thập.Trong sự việc vừa diễn ra, do không ở trong trạng thái chiến đấu mà chỉ sang Đức để dự triển lãm nên chiến đấu cơ F-35 của Mỹ hoàn toàn không thực hiện biện pháp ngụy trang tín hiệu sóng điện từ.Bên cạnh đó, tiêm kích F-35 còn thường xuyên che giấu diện tích phản xạ radar thực của mình bằng cách đeo thêm thiết bị có tên gọi Luneburg Lens để làm tăng chỉ số RCS.Chính vì vậy khi thỉnh thoảng những thông tin về việc tiêm kích tàng hình F-35 bị lộ diện lại xuất hiện, tuy nhiên điều đó không khiến cho Bộ Quốc phòng Mỹ thực sự cảm thấy bận tâm.Quay trở lại vụ việc vừa diễn ra tại Đức, mặc dù có thể thực sự trạm trinh sát điện tử thụ động Twlnvis của hãng Hensoldt đã nhận ra tín hiệu điện từ "lạ" và xác định đó là F-35 nhưng vẫn không thể cung cấp tham số cho radar phòng không.Để xác định vị trí nguồn phát sóng điện tử một cách tương đối thì sẽ yêu cầu phải có tối thiểu 3 trạm trinh sát điện tử thụ động như vậy kết nối lại và ứng dụng phương pháp giao hội.Tiếp theo, dữ liệu từ các trạm radar thụ động sẽ phải cung cấp cho radar phòng không để tăng cường sục sạo trong khu vực khoanh vùng mới có cơ may phát hiện được tiêm kích tàng hình một cách đúng nghĩa.Nhưng trong thời gian đó chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 tối tân hoàn toàn có thể kích hoạt các thiết bị đối kháng điện tử mà mình mang theo để vô hiệu hóa khí tài đối phương.Do vậy cuộc đối đầu giữa tiêm kích tàng hình và khí tài chống tàng hình chỉ có thể được nhìn nhận một cách chính xác trong trường hợp thực chiến mà thôi.
Hãng thông tấn Nga Sputnik dẫn tuyên bố từ nhà sản xuất Hensoldt của Đức cho biết, tổ hợp trinh sát điện tử thụ động do họ chế tạo đã phát hiện thành công tiêm kích tàng hình F-35 tối tân của Mỹ
Chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 này đã bị phát hiện và theo dõi bởi hệ thống radar thụ động TwInvis thông qua các cảm biến và bộ xử lý tinh vi mà nó được tích hợp.
Hệ thống TwInvgis được cho là đã phá vỡ các tính năng mà công nghệ tàng hình của F-35 vẫn tìm cách che giấu bằng cách quan sát tín hiệu điện từ mà máy bay phát ra.
Sau khi thông tin trên xuất hiện, báo chí quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc và tìm cách lý giải tại sao chiếc tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ lại có thể bị phát hiện một cách dễ dàng như vậy.
Thực ra từ trước đến nay biện pháp phát hiện chiến đấu cơ tàng hình phổ biến nhất vẫn là sử dụng trạm trinh sát điện tử thụ động nhằm thu thập tín hiệu sóng điện từ.
Chiến đấu cơ tàng hình dù cho "biến mất" trên màn hình radar trinh sát, nhưng nó vẫn không thể ngụy trang hoàn toàn các tín hiệu điện từ đặc trưng.
Đó có thể là kênh thông tin liên lạc, radar đo độ cao hay những thiết bị điều hướng, dẫn đường khác... những tín hiệu này có thể bị trạm trinh sát điện tử thụ động thu thập.
Trong sự việc vừa diễn ra, do không ở trong trạng thái chiến đấu mà chỉ sang Đức để dự triển lãm nên chiến đấu cơ F-35 của Mỹ hoàn toàn không thực hiện biện pháp ngụy trang tín hiệu sóng điện từ.
Bên cạnh đó, tiêm kích F-35 còn thường xuyên che giấu diện tích phản xạ radar thực của mình bằng cách đeo thêm thiết bị có tên gọi Luneburg Lens để làm tăng chỉ số RCS.
Chính vì vậy khi thỉnh thoảng những thông tin về việc tiêm kích tàng hình F-35 bị lộ diện lại xuất hiện, tuy nhiên điều đó không khiến cho Bộ Quốc phòng Mỹ thực sự cảm thấy bận tâm.
Quay trở lại vụ việc vừa diễn ra tại Đức, mặc dù có thể thực sự trạm trinh sát điện tử thụ động Twlnvis của hãng Hensoldt đã nhận ra tín hiệu điện từ "lạ" và xác định đó là F-35 nhưng vẫn không thể cung cấp tham số cho radar phòng không.
Để xác định vị trí nguồn phát sóng điện tử một cách tương đối thì sẽ yêu cầu phải có tối thiểu 3 trạm trinh sát điện tử thụ động như vậy kết nối lại và ứng dụng phương pháp giao hội.
Tiếp theo, dữ liệu từ các trạm radar thụ động sẽ phải cung cấp cho radar phòng không để tăng cường sục sạo trong khu vực khoanh vùng mới có cơ may phát hiện được tiêm kích tàng hình một cách đúng nghĩa.
Nhưng trong thời gian đó chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 tối tân hoàn toàn có thể kích hoạt các thiết bị đối kháng điện tử mà mình mang theo để vô hiệu hóa khí tài đối phương.
Do vậy cuộc đối đầu giữa tiêm kích tàng hình và khí tài chống tàng hình chỉ có thể được nhìn nhận một cách chính xác trong trường hợp thực chiến mà thôi.