Theo tờ Forbes của Mỹ, Australia bất ngờ quyết định hủy bỏ thỏa thuận trị giá 66 tỷ USD với Pháp để mua 12 tàu ngầm thông thường; thay vào đó là việc sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh để đóng 8 tàu ngầm hạt nhân.Mặc dù làm mất lòng đồng minh Pháp, nhưng ngược lại, Australia đã có được phương tiện tiến công mạnh, có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội hải quân Trung Quốc, mà chưa chắc tàu ngầm của Pháp có thể đem lại.Tuy nhiên, dự án hợp tác tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Anh-Australia chỉ là một khía cạnh, của chương trình hợp tác quốc phòng AUKUS, có trị giá hàng chục tỷ USD; những vũ khí này có thể thay đổi “về chất” quân đội Australia trong mười năm tới hoặc hơn.Tầm tiến công của các loại vũ khí mà quân đội Australia trang bị hiện nay còn rất hạn chế, và khoảng cách địa lý giữa Australia và đối thủ tiềm tàng nhất của họ là khá xa; điều này đã hạn chế nghiêm trọng khả tiến công tầm xa của Quân đội Australia.Do đó, Australia có thể sẽ triển khai tên lửa tầm xa trong vài năm tới, trực tiếp đe dọa lực lượng đối phương ở cách xa hàng nghìn km. Chính phủ Australia nói rằng, những vũ khí này sẽ nâng cao khả năng của Australia, trong việc kiềm chế và ứng phó với những thách thức an ninh tiềm ẩn.Đây là một tin xấu cho các đối thủ cạnh tranh của Australia. Kết quả của tất cả các chính sách mới, là điều chỉnh lại khả năng tấn công tầm xa của Australia lên mức vào khoảng năm 2010, khi máy bay ném bom chiến đấu tầm xa F-111 của Không quân Australia vẫn chưa bị loại biên.Lực lượng tấn công tầm xa hiện nay của Quân đội Australia, chủ yếu nằm trong tay Lực lượng Không quân. Không quân có 93 máy bay chiến đấu F/A-18 E/F Super Hornet do Mỹ sản xuất; có thể mang vũ khí tấn công đối không và đối đất.F/A-18E/F có bán kính chiến đấu khoảng 720 km khi mang đủ vũ khí và không cần tiếp nhiên liệu trên không. Tên lửa hành trình tiến công mặt đất JASSM trang bị trên máy bay, có tầm bắn tối đa là 370 km. Do đó, nếu không được tiếp nhiên liệu trên không, F/A-18 của Australia chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi 1.100 km.Nhưng vấn đề là Australia đang ở quá xa so với đối thủ tiềm năng lớn nhất là Trung Quốc. Tàu ngầm Australia khởi hành từ một căn cứ ở bờ biển phía tây Australia và phải di chuyển một quãng đường dài 5.600 km, trước khi đến Biển Đông.Nếu trong tình huống xảy ra xung đột, máy bay của Không quân Australia cất cánh từ Căn cứ Không quân Darwin ở Bờ biển phía Bắc, cách Biển Đông 4.000 km. Khoảng cách này nằm ngoài tầm bay F/A-18 của Australia hay F-35 của Mỹ, nếu không được tiếp nhiên liệu trên không.Mặc dù Không quân Australia có 7 máy bay tiếp dầu KC-30, có khả năng hoạt động cao; nhưng ngay cả khi cả bảy máy bay tiếp dầu được điều động cùng một lúc, chúng cũng chỉ có thể đảm bảo được cho một số máy bay chiến đấu, trong các nhiệm vụ đường dài.Một phân tích vào năm 2019 kết luận rằng, toàn bộ phi đội tiếp nhiên liệu của Không quân Australia, chỉ có thể hỗ trợ hai máy bay chiến đấu trên các điểm nghẽn hàng hải xung quanh Indonesia, Philippines và Singapore. Và vẫn còn một khoảng cách xa so với các khu vực lân cận của Trung Quốc.Nhưng một loạt vũ khí mới được chính phủ Australia dự định đưa vào biên chế, có thể sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tấn công của Quân đội Australia. Ngoài việc đóng mới một hạm đội lên tới 8 tàu ngầm hạt nhân, Australia cũng thông báo rằng họ sẽ mua tên lửa JASSM tầm xa, cho máy bay chiến đấu của mình.Tên lửa chống hạm mới có nguồn gốc từ tên lửa hành trình JASSM, có tốc độ siêu thanh, do Australia và Mỹ cùng phát triển. Ngoài ra ba tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Australia, cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.Tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí chuyên dùng tấn công các mục tiêu mặt đất, tầm bắn tối đa khoảng 1.600 km; và rất có thể, tàu chiến Australia có thể tấn công quân đội Trung Quốc từ các vùng biển xa hơn.Các loại tên lửa phóng từ trên không mới, sẽ cung cấp cho quân đội Australia sự linh hoạt tối đa, và tầm bắn của tên lửa JASSM-ER tầm xa đã được tăng lên 900 km. Do đó, một chiếc F/A-18 được trang bị tên lửa JASSM-ER, có thể tấn công mục tiêu cách xa 1.600 km, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.Mặc dù đây là sự cải tiến so với phạm vi tấn công 1.100 km hiện tại của Quân đội Australia; nhưng khoảng cách này vẫn ngắn hơn 160 km so với các máy bay ném bom chiến đấu F-111C do Mỹ sản xuất, mà Không quân Australia trang bị trước đây.Không quân Australia đã đưa ra một kế hoạch gây tranh cãi vào những năm 1960, để mua máy bay tiêm kích bom “cánh cụp – cánh xòe” F-111 của Mỹ; khi loại máy bay này đã không chứng tỏ được tính năng, khi tham chiến trong biên chế không quân Mỹ hồi Chiến tranh Việt Nam.Nhưng cuối cùng, Không quân Australia cũng mua 28 chiếc F-111C và 15 chiếc F-111G. Mặc dù chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm Harpoon, nhưng hầu hết vũ khí mà chúng được trang bị là bom. Sau 42 năm phục vụ, chiếc F-111 cuối cùng đã được loại biên vào năm 2010.Từ khi loại biên F-111, Quân đội Australia biết rằng, họ cũng đã từ bỏ khả năng tấn công hỏa lực tầm xa. Vào thời điểm đó, thành viên Quốc hội Australia Dennis Jensen cho rằng, F-111 là phương tiện tiến công tầm xa độc nhất trong khu vực; với việc loại biên F-111, lợi thế cạnh tranh của Australia cũng sẽ mất đi. Và phải sau mười năm, Australia cuối cùng đã bắt đầu lấy lại lợi thế này. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích - bom F-111 từng được coi là "Át Chủ Bài" của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng lại rụng như sung dưới họng súng phòng không ta. Nguồn: TheArchive.
Theo tờ Forbes của Mỹ, Australia bất ngờ quyết định hủy bỏ thỏa thuận trị giá 66 tỷ USD với Pháp để mua 12 tàu ngầm thông thường; thay vào đó là việc sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh để đóng 8 tàu ngầm hạt nhân.
Mặc dù làm mất lòng đồng minh Pháp, nhưng ngược lại, Australia đã có được phương tiện tiến công mạnh, có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội hải quân Trung Quốc, mà chưa chắc tàu ngầm của Pháp có thể đem lại.
Tuy nhiên, dự án hợp tác tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Anh-Australia chỉ là một khía cạnh, của chương trình hợp tác quốc phòng AUKUS, có trị giá hàng chục tỷ USD; những vũ khí này có thể thay đổi “về chất” quân đội Australia trong mười năm tới hoặc hơn.
Tầm tiến công của các loại vũ khí mà quân đội Australia trang bị hiện nay còn rất hạn chế, và khoảng cách địa lý giữa Australia và đối thủ tiềm tàng nhất của họ là khá xa; điều này đã hạn chế nghiêm trọng khả tiến công tầm xa của Quân đội Australia.
Do đó, Australia có thể sẽ triển khai tên lửa tầm xa trong vài năm tới, trực tiếp đe dọa lực lượng đối phương ở cách xa hàng nghìn km. Chính phủ Australia nói rằng, những vũ khí này sẽ nâng cao khả năng của Australia, trong việc kiềm chế và ứng phó với những thách thức an ninh tiềm ẩn.
Đây là một tin xấu cho các đối thủ cạnh tranh của Australia. Kết quả của tất cả các chính sách mới, là điều chỉnh lại khả năng tấn công tầm xa của Australia lên mức vào khoảng năm 2010, khi máy bay ném bom chiến đấu tầm xa F-111 của Không quân Australia vẫn chưa bị loại biên.
Lực lượng tấn công tầm xa hiện nay của Quân đội Australia, chủ yếu nằm trong tay Lực lượng Không quân. Không quân có 93 máy bay chiến đấu F/A-18 E/F Super Hornet do Mỹ sản xuất; có thể mang vũ khí tấn công đối không và đối đất.
F/A-18E/F có bán kính chiến đấu khoảng 720 km khi mang đủ vũ khí và không cần tiếp nhiên liệu trên không. Tên lửa hành trình tiến công mặt đất JASSM trang bị trên máy bay, có tầm bắn tối đa là 370 km. Do đó, nếu không được tiếp nhiên liệu trên không, F/A-18 của Australia chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi 1.100 km.
Nhưng vấn đề là Australia đang ở quá xa so với đối thủ tiềm năng lớn nhất là Trung Quốc. Tàu ngầm Australia khởi hành từ một căn cứ ở bờ biển phía tây Australia và phải di chuyển một quãng đường dài 5.600 km, trước khi đến Biển Đông.
Nếu trong tình huống xảy ra xung đột, máy bay của Không quân Australia cất cánh từ Căn cứ Không quân Darwin ở Bờ biển phía Bắc, cách Biển Đông 4.000 km. Khoảng cách này nằm ngoài tầm bay F/A-18 của Australia hay F-35 của Mỹ, nếu không được tiếp nhiên liệu trên không.
Mặc dù Không quân Australia có 7 máy bay tiếp dầu KC-30, có khả năng hoạt động cao; nhưng ngay cả khi cả bảy máy bay tiếp dầu được điều động cùng một lúc, chúng cũng chỉ có thể đảm bảo được cho một số máy bay chiến đấu, trong các nhiệm vụ đường dài.
Một phân tích vào năm 2019 kết luận rằng, toàn bộ phi đội tiếp nhiên liệu của Không quân Australia, chỉ có thể hỗ trợ hai máy bay chiến đấu trên các điểm nghẽn hàng hải xung quanh Indonesia, Philippines và Singapore. Và vẫn còn một khoảng cách xa so với các khu vực lân cận của Trung Quốc.
Nhưng một loạt vũ khí mới được chính phủ Australia dự định đưa vào biên chế, có thể sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tấn công của Quân đội Australia. Ngoài việc đóng mới một hạm đội lên tới 8 tàu ngầm hạt nhân, Australia cũng thông báo rằng họ sẽ mua tên lửa JASSM tầm xa, cho máy bay chiến đấu của mình.
Tên lửa chống hạm mới có nguồn gốc từ tên lửa hành trình JASSM, có tốc độ siêu thanh, do Australia và Mỹ cùng phát triển. Ngoài ra ba tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Australia, cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Tên lửa hành trình Tomahawk là vũ khí chuyên dùng tấn công các mục tiêu mặt đất, tầm bắn tối đa khoảng 1.600 km; và rất có thể, tàu chiến Australia có thể tấn công quân đội Trung Quốc từ các vùng biển xa hơn.
Các loại tên lửa phóng từ trên không mới, sẽ cung cấp cho quân đội Australia sự linh hoạt tối đa, và tầm bắn của tên lửa JASSM-ER tầm xa đã được tăng lên 900 km. Do đó, một chiếc F/A-18 được trang bị tên lửa JASSM-ER, có thể tấn công mục tiêu cách xa 1.600 km, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.
Mặc dù đây là sự cải tiến so với phạm vi tấn công 1.100 km hiện tại của Quân đội Australia; nhưng khoảng cách này vẫn ngắn hơn 160 km so với các máy bay ném bom chiến đấu F-111C do Mỹ sản xuất, mà Không quân Australia trang bị trước đây.
Không quân Australia đã đưa ra một kế hoạch gây tranh cãi vào những năm 1960, để mua máy bay tiêm kích bom “cánh cụp – cánh xòe” F-111 của Mỹ; khi loại máy bay này đã không chứng tỏ được tính năng, khi tham chiến trong biên chế không quân Mỹ hồi Chiến tranh Việt Nam.
Nhưng cuối cùng, Không quân Australia cũng mua 28 chiếc F-111C và 15 chiếc F-111G. Mặc dù chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm Harpoon, nhưng hầu hết vũ khí mà chúng được trang bị là bom. Sau 42 năm phục vụ, chiếc F-111 cuối cùng đã được loại biên vào năm 2010.
Từ khi loại biên F-111, Quân đội Australia biết rằng, họ cũng đã từ bỏ khả năng tấn công hỏa lực tầm xa. Vào thời điểm đó, thành viên Quốc hội Australia Dennis Jensen cho rằng, F-111 là phương tiện tiến công tầm xa độc nhất trong khu vực; với việc loại biên F-111, lợi thế cạnh tranh của Australia cũng sẽ mất đi. Và phải sau mười năm, Australia cuối cùng đã bắt đầu lấy lại lợi thế này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích - bom F-111 từng được coi là "Át Chủ Bài" của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng lại rụng như sung dưới họng súng phòng không ta. Nguồn: TheArchive.