Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ đã thiết lập một tiêu chuẩn chưa từng có về mặt doanh số, tầm bao phủ và ảnh hưởng toàn cầu. Nhưng với sự ra đời của J-35, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng thách thức sự thống trị này, cung cấp một giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm kiếm chiến đấu cơ tiên tiến, mà không phụ thuộc vào công nghệ hoặc sự liên kết địa chính trị của Mỹ.Câu hỏi đặt ra là liệu J-35 có thể đạt được nhu cầu quốc tế tương tự như F-35 hay không, hay nó vẫn chỉ là đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Thành tích của F-35 trên trường quốc tế không gì khác ngoài từ “phi thường”. Kể từ khi ra mắt, máy bay chiến đấu phản lực tàng hình đa năng này đã ký hợp đồng với hơn một chục quốc gia, củng cố vị thế là máy bay chiến đấu, được các đồng minh của Mỹ tin dùng.Thành công của F-35 nằm ở sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ vô song và khả năng tận dụng các mối quan hệ địa chính trị của Mỹ. F-35 tự hào có nhiều tính năng tiên tiến, bao gồm khả năng tàng hình được tối ưu hóa cho nhiều môi trường đe dọa khác nhau, những cảm biến tích hợp cao và các hệ thống mạng vượt trội, khiến nó trở thành nền tảng của các hoạt động không quân hiện đại.Tuy nhiên, sức hấp dẫn của F-35 không chỉ bắt nguồn từ công nghệ. Dấu ấn ngoại giao của chương trình phát triển “Máy bay chiến đấu tấn công chung”, có thể được coi là công cụ mạnh mẽ nhất của nó. Các quốc gia mua F-35, coi nó không chỉ là một máy bay chiến đấu đơn thuần, mà đó là khoản đầu tư hữu hình vào mối quan hệ đối tác quân sự sâu sắc hơn với Mỹ.Việc tham gia chương trình F-35, giúp các quốc gia có mạng lưới bảo trì và hậu cần mạnh mẽ, cũng như tiếp cận các bản nâng cấp phần mềm và phần cứng đang diễn ra. Đối với nhiều thành viên NATO và các đồng minh thân cận của Mỹ, việc mua F-35 cũng có nghĩa là đạt được khả năng tương tác với các hệ thống tiên tiến khác của phương Tây, củng cố khuôn khổ phòng thủ tập thể.Những yếu tố này, kết hợp với chiến dịch xuất khẩu mạnh mẽ do chính phủ Mỹ dẫn đầu, đã tạo ra nhu cầu chưa từng có đối với F-35, mặc dù chi phí mua sắm và vận hành rất đắt đỏ, đặc biệt là việc nâng cấp phần mềm.Mặt khác, J-35 là động thái táo bạo của Trung Quốc, nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây trên thị trường máy bay chiến đấu cao cấp. Vẫn đang trong quá trình phát triển, J-35 được cho là có chung nhiều đặc điểm thiết kế với F-35 và người tiền nhiệm của nó là F-22, mặc dù tính năng kỹ chiến thuật chính xác của nó vẫn chưa rõ ràng.J-35 có khả năng nó bắt nguồn từ chương trình FC-31 Gyrfalcon của Trung Quốc, một nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình được công bố cách đây nhiều năm, nhưng chưa bao giờ được Quân đội Trung Quốc chính thức sử dụng. Thiết kế động cơ đôi của J-35, trái ngược với cấu hình động cơ đơn của F-35, có khả năng mang lại lợi thế về lực đẩy và dự phòng.Ngoài ra, J-35 còn được cho là sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí tiên tiến và công nghệ giảm tiết diện radar, định vị nó là chiến đấu cơ nguy hiểm, đem đến khả năng thống trị trên không và các hoạt động đa chức năng.Mặc dù có tiềm năng, J-35 vẫn phải đối mặt với những rào cản đáng kể trên trường quốc tế. Không giống như F-35, đã trải qua quá trình thử nghiệm, tích hợp và triển khai chiến đấu rộng rãi, còn đến thời điểm hiện tại, J-35 vẫn chưa vượt qua bài kiểm tra bay thử theo quy định.Do đó, khách hàng tiềm năng có thể ngần ngại đầu tư vào một loại máy bay, vẫn chưa chứng minh được độ tin cậy và hiệu quả của nó trong điều kiện hoạt động. Hơn nữa, danh tiếng của Trung Quốc về chuyển giao công nghệ và các mối quan ngại về sở hữu trí tuệ, có thể ngăn cản một số quốc gia cam kết mua sắm, có độ rủi ro cao như vậy.Trong khi Bắc Kinh đã có những bước tiến trong việc định vị mình là nước xuất khẩu quốc phòng hàng đầu, máy bay chiến đấu và các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, chủ yếu hấp dẫn các nước thứ ba, đặc biệt là những quốc gia có ngân sách hạn chế, hoặc quan hệ căng thẳng với Mỹ và châu Âu.Để J-35 có thể cạnh tranh với F-35 trên thị trường xuất khẩu, Trung Quốc sẽ cần phải vượt qua một số thách thức đáng kể. Đầu tiên, họ phải giải quyết khoảng cách nhận thức. Trong khi F-35 là biểu tượng của công nghệ và quân sự, J-35 vẫn cần phải chứng minh rằng nó có thể hoạt động ở mức độ tương đương. Điều này sẽ đòi hỏi sự minh bạch trong thử nghiệm, tiếp thị chặt chẽ và các hoạt động triển khai có khả năng gây chú ý, để chứng minh năng lực của mình. Thứ hai, Trung Quốc sẽ cần phải điều hướng các hậu quả địa chính trị và kinh tế, khi tham gia thị trường máy bay chiến đấu cao cấp.Mỹ trong lịch sử đã áp đặt các lệnh trừng phạt và áp lực ngoại giao đối với các quốc gia mua vũ khí tiên tiến của Trung Quốc, một yếu tố có thể khiến một số khách hàng nản lòng. Tuy nhiên, J-35 có thể hấp dẫn một nhóm quốc gia cụ thể, khi những nước này ưu tiên hiệu quả về chi phí, hoặc có lý do địa chính trị, có thể coi J-35 là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu J-35 có khả năng tương đương, nhưng giá chỉ bằng một phần nhỏ chi phí của F-35, nó có thể thu hút sự quan tâm của các quốc gia đang tìm kiếm máy bay chiến đấu hiệu suất cao, mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng hạn hẹp.Tuy nhiên, thành công của J-35 phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là lợi thế về mặt kỹ thuật và kinh tế. Thị trường máy bay chiến đấu toàn cầu liên quan nhiều đến chính trị cũng như hiệu suất. F-35 được hưởng lợi từ vị trí trung tâm của một hệ sinh thái quốc tế rộng lớn, được hỗ trợ bởi liên minh các quốc gia có cùng chí hướng, cam kết về khả năng tương tác và phòng thủ tập thể.Trong khi đó, J-35 khó có thể thu hút được mức độ hợp tác tương tự. Nếu không có quyền truy cập vào mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ tương tự, những khách hàng tiềm năng của J-35 có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn và rủi ro hoạt động trong suốt vòng đời của máy bay.Cuối cùng, J-35 đại diện cho một bước tiến đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và tham vọng của nước này trên trường thế giới. Tuy nhiên, liệu nó có thể tạo ra cùng mức nhu cầu như F-35 hay không vẫn còn chưa chắc chắn.Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục xếp hàng để sở hữu F-35 vì hiệu suất đã được chứng minh, các tính năng tiên tiến và mối quan hệ chiến lược mà nó đại diện. Còn J-35 có thể sẽ tìm được chỗ đứng của mình, nhưng có lẽ sẽ mất nhiều năm nỗ lực bền bỉ và ngoại giao chiến lược để nó nổi lên như một đối thủ cạnh tranh thực sự trên thị trường toàn cầu. Cho đến lúc đó, bầu trời vẫn nằm chắc trong tay F-35. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Forbes, Wikipedia).
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ đã thiết lập một tiêu chuẩn chưa từng có về mặt doanh số, tầm bao phủ và ảnh hưởng toàn cầu. Nhưng với sự ra đời của J-35, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng thách thức sự thống trị này, cung cấp một giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm kiếm chiến đấu cơ tiên tiến, mà không phụ thuộc vào công nghệ hoặc sự liên kết địa chính trị của Mỹ.
Câu hỏi đặt ra là liệu J-35 có thể đạt được nhu cầu quốc tế tương tự như F-35 hay không, hay nó vẫn chỉ là đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Thành tích của F-35 trên trường quốc tế không gì khác ngoài từ “phi thường”. Kể từ khi ra mắt, máy bay chiến đấu phản lực tàng hình đa năng này đã ký hợp đồng với hơn một chục quốc gia, củng cố vị thế là máy bay chiến đấu, được các đồng minh của Mỹ tin dùng.
Thành công của F-35 nằm ở sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ vô song và khả năng tận dụng các mối quan hệ địa chính trị của Mỹ. F-35 tự hào có nhiều tính năng tiên tiến, bao gồm khả năng tàng hình được tối ưu hóa cho nhiều môi trường đe dọa khác nhau, những cảm biến tích hợp cao và các hệ thống mạng vượt trội, khiến nó trở thành nền tảng của các hoạt động không quân hiện đại.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của F-35 không chỉ bắt nguồn từ công nghệ. Dấu ấn ngoại giao của chương trình phát triển “Máy bay chiến đấu tấn công chung”, có thể được coi là công cụ mạnh mẽ nhất của nó. Các quốc gia mua F-35, coi nó không chỉ là một máy bay chiến đấu đơn thuần, mà đó là khoản đầu tư hữu hình vào mối quan hệ đối tác quân sự sâu sắc hơn với Mỹ.
Việc tham gia chương trình F-35, giúp các quốc gia có mạng lưới bảo trì và hậu cần mạnh mẽ, cũng như tiếp cận các bản nâng cấp phần mềm và phần cứng đang diễn ra. Đối với nhiều thành viên NATO và các đồng minh thân cận của Mỹ, việc mua F-35 cũng có nghĩa là đạt được khả năng tương tác với các hệ thống tiên tiến khác của phương Tây, củng cố khuôn khổ phòng thủ tập thể.
Những yếu tố này, kết hợp với chiến dịch xuất khẩu mạnh mẽ do chính phủ Mỹ dẫn đầu, đã tạo ra nhu cầu chưa từng có đối với F-35, mặc dù chi phí mua sắm và vận hành rất đắt đỏ, đặc biệt là việc nâng cấp phần mềm.
Mặt khác, J-35 là động thái táo bạo của Trung Quốc, nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây trên thị trường máy bay chiến đấu cao cấp. Vẫn đang trong quá trình phát triển, J-35 được cho là có chung nhiều đặc điểm thiết kế với F-35 và người tiền nhiệm của nó là F-22, mặc dù tính năng kỹ chiến thuật chính xác của nó vẫn chưa rõ ràng.
J-35 có khả năng nó bắt nguồn từ chương trình FC-31 Gyrfalcon của Trung Quốc, một nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình được công bố cách đây nhiều năm, nhưng chưa bao giờ được Quân đội Trung Quốc chính thức sử dụng. Thiết kế động cơ đôi của J-35, trái ngược với cấu hình động cơ đơn của F-35, có khả năng mang lại lợi thế về lực đẩy và dự phòng.
Ngoài ra, J-35 còn được cho là sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí tiên tiến và công nghệ giảm tiết diện radar, định vị nó là chiến đấu cơ nguy hiểm, đem đến khả năng thống trị trên không và các hoạt động đa chức năng.
Mặc dù có tiềm năng, J-35 vẫn phải đối mặt với những rào cản đáng kể trên trường quốc tế. Không giống như F-35, đã trải qua quá trình thử nghiệm, tích hợp và triển khai chiến đấu rộng rãi, còn đến thời điểm hiện tại, J-35 vẫn chưa vượt qua bài kiểm tra bay thử theo quy định.
Do đó, khách hàng tiềm năng có thể ngần ngại đầu tư vào một loại máy bay, vẫn chưa chứng minh được độ tin cậy và hiệu quả của nó trong điều kiện hoạt động. Hơn nữa, danh tiếng của Trung Quốc về chuyển giao công nghệ và các mối quan ngại về sở hữu trí tuệ, có thể ngăn cản một số quốc gia cam kết mua sắm, có độ rủi ro cao như vậy.
Trong khi Bắc Kinh đã có những bước tiến trong việc định vị mình là nước xuất khẩu quốc phòng hàng đầu, máy bay chiến đấu và các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, chủ yếu hấp dẫn các nước thứ ba, đặc biệt là những quốc gia có ngân sách hạn chế, hoặc quan hệ căng thẳng với Mỹ và châu Âu.
Để J-35 có thể cạnh tranh với F-35 trên thị trường xuất khẩu, Trung Quốc sẽ cần phải vượt qua một số thách thức đáng kể. Đầu tiên, họ phải giải quyết khoảng cách nhận thức. Trong khi F-35 là biểu tượng của công nghệ và quân sự, J-35 vẫn cần phải chứng minh rằng nó có thể hoạt động ở mức độ tương đương.
Điều này sẽ đòi hỏi sự minh bạch trong thử nghiệm, tiếp thị chặt chẽ và các hoạt động triển khai có khả năng gây chú ý, để chứng minh năng lực của mình. Thứ hai, Trung Quốc sẽ cần phải điều hướng các hậu quả địa chính trị và kinh tế, khi tham gia thị trường máy bay chiến đấu cao cấp.
Mỹ trong lịch sử đã áp đặt các lệnh trừng phạt và áp lực ngoại giao đối với các quốc gia mua vũ khí tiên tiến của Trung Quốc, một yếu tố có thể khiến một số khách hàng nản lòng. Tuy nhiên, J-35 có thể hấp dẫn một nhóm quốc gia cụ thể, khi những nước này ưu tiên hiệu quả về chi phí, hoặc có lý do địa chính trị, có thể coi J-35 là một lựa chọn hấp dẫn.
Nếu J-35 có khả năng tương đương, nhưng giá chỉ bằng một phần nhỏ chi phí của F-35, nó có thể thu hút sự quan tâm của các quốc gia đang tìm kiếm máy bay chiến đấu hiệu suất cao, mà không làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc phòng hạn hẹp.
Tuy nhiên, thành công của J-35 phụ thuộc vào nhiều thứ hơn là lợi thế về mặt kỹ thuật và kinh tế. Thị trường máy bay chiến đấu toàn cầu liên quan nhiều đến chính trị cũng như hiệu suất. F-35 được hưởng lợi từ vị trí trung tâm của một hệ sinh thái quốc tế rộng lớn, được hỗ trợ bởi liên minh các quốc gia có cùng chí hướng, cam kết về khả năng tương tác và phòng thủ tập thể.
Trong khi đó, J-35 khó có thể thu hút được mức độ hợp tác tương tự. Nếu không có quyền truy cập vào mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ tương tự, những khách hàng tiềm năng của J-35 có thể phải đối mặt với chi phí cao hơn và rủi ro hoạt động trong suốt vòng đời của máy bay.
Cuối cùng, J-35 đại diện cho một bước tiến đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và tham vọng của nước này trên trường thế giới. Tuy nhiên, liệu nó có thể tạo ra cùng mức nhu cầu như F-35 hay không vẫn còn chưa chắc chắn.
Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn tiếp tục xếp hàng để sở hữu F-35 vì hiệu suất đã được chứng minh, các tính năng tiên tiến và mối quan hệ chiến lược mà nó đại diện. Còn J-35 có thể sẽ tìm được chỗ đứng của mình, nhưng có lẽ sẽ mất nhiều năm nỗ lực bền bỉ và ngoại giao chiến lược để nó nổi lên như một đối thủ cạnh tranh thực sự trên thị trường toàn cầu. Cho đến lúc đó, bầu trời vẫn nằm chắc trong tay F-35. (Nguồn ảnh: Sina, CNN, Forbes, Wikipedia).